Cơ cấu điều tra về Myanmar đang thu thập bằng chứng tội ác ở nước này

© REUTERS / StringerBạo loạn trên đường phố Yangon, Myanmar.
Bạo loạn trên đường phố Yangon, Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Cơ cấu điều tra độc lập về Myanmar đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại nước này và đang thu thập bằng chứng về những vụ bắt bớ bất hợp pháp, tra tấn và sử dụng vũ lực đối với người biểu tình, cơ quan báo chí của Liên Hợp Quốc thông báo.

Cơ cấu do Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thành lập. Theo quy định cơ cấu này có quyền thu thập hồ sơ qua đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tố tụng hình sự tại các tòa án quốc gia, tòa án khu vực hoặc quốc tế, để buộc các cá nhân gây ra những tội ác đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

"Cơ cấu Điều tra độc lập về Myanmar đang theo dõi chặt chẽ các sự kiện sau vụ̣ cướp chính quyền... vào tháng 2 năm 2021, và đang thu thập những bằng chứng liên quan đến việc bắt giữ tùy tiện, tra tấn, mất tích và sử dụng vũ lực, bao gồm cả vũ khí quân sự, để chống lại những người phản đối đảo chính", - thông báo cho biết.

Đảo chính quân sự ở Myanmar

Lực lượng vũ trang Myanmar ngày 1 tháng 2 đã lật đổ chính phủ dân sự và lên nắm quyền ở nước này, sau khi bắt giữ các lãnh đạo của chính quyền dân sự, trong đó có Tổng thống Myanmar Win Myint và Cố vấn Nhà nước (trên thực tế là Thủ tướng) Aung San Suu Kyi.

Người biểu tình với lá chắn ở Yangon, Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2021
LHQ: Kể từ đầu tháng Hai, cảnh sát và quân đội đã giết ít nhất 54 người ở Myanmar

Phe quân sự giải thích hành động của họ là do kết quả của cuộc tổng tuyển cử năm 2020 đã bị làm sai lệch và các cơ quan dân sự không muốn điều tra việc này. Sau khi lên nắm quyền nhờ cơ chế ban hành tình trạng khẩn cấp theo hiến pháp, ban lãnh đạo của chính quyền quân sự mới hứa sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới sau một năm và sẽ chuyển giao quyền lực cho bên thắng cử.

Kể từ đầu tháng Hai tại nhiều thành phố ở Myanmar liên tục nổ ra các cuộc biểu tình lớn chống lại chính quyền quân sự. Kể từ thời điểm đó ở nước này lan rộng phong trào bất tuân dân sự để phản đối chính quyền quân sự, làm tê liệt hoạt động của nhiều cơ quan nhà nước. Theo các nhà hoạt động nhân quyền Myanmar, trong cuộc đối đầu giữa chính quyền quân sự và những người ủng hộ chính phủ dân sự bị lật đổ, đã xảy ra những vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình trên đường phố, hậu quả làm hơn 190 người thiệt mạng và hơn 2.200 người bị bắt giữ.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала