Ở Hoa Kỳ đã có hàng ngàn trường hợp kỳ thị người châu Á

© REUTERS / Rachel Wisniewski Những người biểu tình mang biểu ngữ "Ngừng căm thù người châu Á" và "Chấm dứt phân biệt chủng tộc! Chúng tôi KHÔNG PHẢI là vi rút!" tại một cuộc biểu tình ở Philadelphia, Pennsylvania
Những người biểu tình mang biểu ngữ Ngừng căm thù người châu Á và Chấm dứt phân biệt chủng tộc! Chúng tôi KHÔNG PHẢI là vi rút! tại một cuộc biểu tình ở Philadelphia, Pennsylvania - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Đăng ký
Người Mỹ gốc Á đã thông báo về khoảng 3.800 vụ thể hiện hành vi thù hận trong đại dịch, The Guardian viết, dẫn nguồn là báo cáo của Stop AAPI Hate, một tổ chức phi chính phủ chuyên giải quyết các trường hợp bạo lực, phân biệt đối xử và quấy rối. Hơn nữa, con số này chỉ là một phần nhỏ của những gì diễn ra trên thực tế.

Người Mỹ gốc Á bị kỳ thị và tấn công

Căn cứ báo cáo, trong giai đoạn từ ngày 19 tháng 3 năm 2020 đến ngày 28 tháng 2 năm 2021, tại tất cả các bang của Mỹ, người Mỹ gốc Á không chỉ bị sỉ nhục bằng lời, mà trong một số trường hợp còn bị tấn công. 

© AFP 2023 / Getty Images North America / Dia Dipasupil Những người biểu tình mang biểu ngữ "Hận thù là virus" và "Ngừng căm thù người châu Á" tại một cuộc biểu tình ở New York
Ở Hoa Kỳ đã có hàng ngàn trường hợp kỳ thị người châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Những người biểu tình mang biểu ngữ "Hận thù là virus" và "Ngừng căm thù người châu Á" tại một cuộc biểu tình ở New York

Đặc biệt, hơn 68% vụ việc có liên quan đến những lời miệt thị, và 11,1% trường hợp có sử dụng vũ lực.

Ngoài ra, báo cáo còn ghi lại các trường hợp phá hoại, quấy rối trên Internet, phân biệt đối xử tại nơi làm việc, từ chối quyền tiếp cận phương tiện giao thông và các cơ sở khác nhau. 

© AFP 2023 / Ringo ChiuNhững người biểu tình mang biểu ngữ "Ngừng căm thù người châu Á" và "Tất cả chúng ta đều là người Mỹ" tại một cuộc biểu tình ở Los-Angeles
Ở Hoa Kỳ đã có hàng ngàn trường hợp kỳ thị người châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Những người biểu tình mang biểu ngữ "Ngừng căm thù người châu Á" và "Tất cả chúng ta đều là người Mỹ" tại một cuộc biểu tình ở Los-Angeles

Những vụ tấn công đáng sợ

Tài liệu, bao gồm nhiều lời khai của nạn nhân, được đưa ra trong bối cảnh nhận thức ngày càng rõ hơn ở Hoa Kỳ về những trường hợp bạo lực đối với người gốc Á.

Ví dụ, một người đàn ông người Hồng Kông 75 tuổi đã chết ở California sau khi ông ta bị tấn công để cướp của, thủ phạm là một người đàn ông mà theo cảnh sát, trước đây đã bị kết tội bắt nạt người già châu Á. Trước đó, Vichar Ratanapakdee, người Thái Lan, 84 tuổi, đã bị giết ở San Francisco trong một vụ tấn công vô cớ. 

Tin đưa về một phụ nữ Việt Nam 64 tuổi đã bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật khi đang chuẩn bị bước vào xe ô tô của mình tại một khu chợ Việt Nam ở San Jose.

Chính quyền Mỹ truy tố kẻ bắn vào người châu Á ở bang Georgia

Các nhà chức trách Hoa Kỳ buộc tội Aaron Long, 21 tuổi, người đã nổ súng hôm thứ Ba tại một số tiệm mát xa ở Georgia làm chết tám người. Không loại trừ rằng vụ án này được thực hiện trên cơ sở lòng thù hận. Sáu trong số tám người thiệt mạng đến từ các nước châu Á. Theo lời kẻ bị bắt giữ thì nguồn gốc chủng tộc của các nạn nhân không phải là lý do gây ra vụ xả súng.

Bee Nguyen, phát ngôn viên của Georgia, người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hạ viện và thường xuyên vận động cho quyền của phụ nữ và cộng đồng da màu, cho biết: “Vụ xả súng là sự trộn lẫn giữa bạo lực trên cơ sở giới, kỳ thị nữ giới và bài ngoại”. 
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала