Trung Quốc tích cực chiếm lĩnh thị trường cơ sở hạ tầng Internet ở Mỹ

© AFP 2023 / Jean-Sebastien EvrardTuyến cáp quang ngầm dưới biển
Tuyến cáp quang ngầm dưới biển  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Đăng ký
Trung Quốc đang tích cực mở rộng chiếm lĩnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng Internet và truyền thông trên khắp thế giới. Huawei có kế hoạch hoàn thành dự án kéo cáp "Peace Cable" trong năm nay - tuyến cáp quang dưới đáy biển kết nối Trung Quốc, Pakistan và Pháp.

Nhưng một số công ty Internet phương Tây đã từ chối gửi lưu lượng truy cập qua tuyến cáp mới. Sự phát triển cơ sở hạ tầng Internet đang đối mặt với ngày càng nhiều mâu thuẫn chính trị, có thể dẫn đến sự phân mảnh Internet. 

Điện Capitol Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2020
Thượng viện Mỹ đánh giá Nga và Trung Quốc là mối đe dọa đối với đường cáp ngầm

Cáp viễn thông ngầm dưới nước - cơ sở cho hoạt động của Internet toàn cầu

Hiện tại, trên thế giới có khoảng 400 tuyến cáp như vậy, nối các đảo và lục địa, với khoảng 98% lưu lượng truy cập Internet được truyền dẫn. Cáp ngầm mang lại nhiều cơ hội phát triển truyền thông di động quốc tế, truyền hình kỹ thuật số, v.v.

Trong quá khứ, các công ty Mỹ thống trị việc xây dựng cáp internet dưới biển. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, Trung Quốc phát triển nhanh chóng năng lực nội tại của mình trong lĩnh vực này, dần dần làm suy yếu vị thế độc quyền của Mỹ. Ví dụ, Global Marine Systems, mà Huawei sở hữu phần lớn cổ phần, trở thành công ty hàng đầu thế giới về đặt cáp viễn thông dưới đáy biển. Trung Quốc đang tích cực tham gia rải cáp ở Châu Đại Dương, chủ yếu là ở Papua New Guinea. Các công ty Trung Quốc cũng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan trên bờ, bao gồm các điểm "lên" của cáp (nơi cáp thoát ra khỏi mặt nước và kết nối với cơ sở hạ tầng mạng mặt đất). Bằng cách này hay cách khác, trong số các tuyến cáp hiện đang hoạt động, các công ty Trung Quốc chiếm khoảng 1/4. 

© Ảnh : Global MarineTàu Cable Retiever của Công ty Global Marine
Trung Quốc tích cực chiếm lĩnh thị trường cơ sở hạ tầng Internet ở Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Tàu Cable Retiever của Công ty Global Marine

Tuyến cáp "Peace cable" mới, hiện đang được Huawei xây dựng, đi từ Trung Quốc sang Pakistan, và sau đó chạy 7500 dặm dưới đáy biển, bỏ qua vùng Sừng châu Phi, và cuối cùng, lên mặt đất trên bờ biển Pháp - Marseille. Theo tuyến này, các công ty Trung Quốc ở châu Âu và châu Phi sẽ có thể cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số tốt hơn. Theo Bloomberg, băng thông của cáp rộng đến mức có thể truyền tải lưu lượng tương đương 90 nghìn giờ phim truyền hình Netflix mỗi giây. Rõ ràng, việc truyền tải lưu lượng Internet giữa Trung Quốc, Pakistan và châu Âu sẽ nhanh hơn nhiều sau khi tuyến cáp này đưa vào sử dụng. 

© AFP 2023 / Jean-Sebastien EvrardĐặt tuyến cáp quang ngầm dưới biển ở Pháp
Trung Quốc tích cực chiếm lĩnh thị trường cơ sở hạ tầng Internet ở Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Đặt tuyến cáp quang ngầm dưới biển ở Pháp

Tuy nhiên, một số công ty, bao gồm cả Google và Facebook, tuyên bố họ sẽ không sử dụng tuyến cáp mới của Trung Quốc cho lưu lượng truy cập của mình. Họ cho rằng cơ sở vật chất hạ tầng hiện có đã khá đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu. Trước đó, Facebook và Google đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển Thái Bình Dương dài 13 nghìn km, được cho là nối Los Angeles với Hong Kong. Tuy nhiên, sau đó họ từ bỏ dự án này. Truyền thông đưa tin FCC Mỹ phản đối do tham gia dự án có doanh nghiệp Pacific Light Data Communication (PLDC), mà cổ phần chi phối do Peng Telecom & Media Group có trụ sở tại Bắc Kinh nắm giữ. Do đó như Washington tin tưởng, công ty Trung Quốc có thể tham gia vào các hoạt động gián điệp của các cơ quan an ninh Trung Quốc (những nghi ngờ tương tự hiện đang được đưa ra chống lại bất kỳ công ty Trung Quốc nào, bao gồm cả Huawei), có nghĩa là tuyến cáp này sẽ đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Sau đó, Google và Facebook đã nộp giải trình lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ FCC, cho rằng nếu không có tuyến cáp này, doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ thiệt hại đáng kể. Cuối cùng, Washington cho phép tuyến cáp chạy từ Los Angeles đến Đài Loan, nhưng vô hiệu hóa tuyến cáp quang đến Hồng Kông. 

Văn phòng của công ty Tencent - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2020
Mỹ quyết định loại bỏ các công ty Trung Quốc

Việc từ chối hợp tác sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển của cơ sở hạ tầng và đổi mới, theo Xu Canhao - giáo sư Đại học Sư phạm Bắc Kinh và Đại học Baptist Hong Kong.

"Theo quan điểm của sự tiến bộ, hợp tác là cơ sở cho sự phát triển khoa học và công nghệ trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta thấy một số quốc gia đã đặt Nga, Trung Quốc và một số nước khác vào vị trí đối lập với hệ tư tưởng của chính họ như thế nào. Và điều này, tất nhiên, rất đáng buồn cho sự phát triển trong tương lai của nhân loại. Chúng ta phải tin vào công nghệ và khoa học. Nhưng sẽ vô cùng khó khăn để đảo ngược tình thế này trong ngắn hạn. Rốt cuộc, đó là vấn đề của sự tin tưởng lẫn nhau".
© Depositphotos.com / MikeMareenMáy thi công lắp đặt cáp quang ngầm dưới biển
Trung Quốc tích cực chiếm lĩnh thị trường cơ sở hạ tầng Internet ở Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Máy thi công lắp đặt cáp quang ngầm dưới biển

Cáp Trung Quốc có thể đe dọa an ninh quốc gia

Mỹ cho rằng các tuyến cáp do công ty Trung Quốc xây dựng có thể đe dọa an ninh quốc gia, vì trong giai đoạn xây dựng người ta có thể cài đặt trong đó các loại thiết bị gián điệp bắt trộm thông tin. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, do kết quả của chiến dịch bí mật Ivy Bells, các thợ lặn Mỹ đã lắp đặt thiết bị nghe lén trên đường cáp viễn thông bí mật dưới nước ở độ sâu 120 mét, và trong 10 năm, họ nghe lén đường dây liên lạc bí mật của Hải quân Liên Xô. Rõ ràng, nhớ lại việc này, người Mỹ giờ đây lo sợ Trung Quốc cũng sẽ làm như vậy. Nhưng không giống như Hoa Kỳ, Huawei chẳng hạn, sẵn sàng ký các thỏa thuận đảm bảo không có các "con bọ" gián điệp, cũng như mở mã nguồn của mình để bên thứ ba kiểm tra. Vì vậy, ở đây vấn đề là sự thiếu tin tưởng, chuyên gia Xu Canhao giải thích. 

Huawei  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2020
Mỹ tuyên bố rằng Huawei và ZTE là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia

“Trên thực tế, NSA, CIA và FBI đã theo dõi bắt trộm thông tin trên khắp thế giới từ lâu. Hoa Kỳ sợ Trung Quốc sẽ hành động như chính họ. Và bây giờ họ tin Trung Quốc cũng sẽ làm như vậy. Giống như khi một tên trộm hét lên để ngăn chặn tên trộm khác, mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Tôi nghĩ rằng vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bằng cách gia tăng mức độ tin tưởng. Trước những nghi ngờ liên quan đến an ninh mạng, Huawei đã sẵn sàng ký kết các thỏa thuận thích hợp để đảm bảo không có thiết bị gián điệp, v.v. Công ty cũng sẵn sàng cung cấp mã nguồn cho các cuộc kiểm toán độc lập, bao gồm cả cho các chính phủ nước ngoài. Nhưng ngay cả khi điều này không giúp tăng được mức độ tin cậy, tôi e rằng việc tiếp tục hợp tác trong tương lai là vô cùng khó khăn”.
© Ảnh : Huawei Technologies Co., Ltd.Hoạt động thăm dò ngoài khơi phục vụ dự án Peace Cable của Công ty Huawei Marine
Trung Quốc tích cực chiếm lĩnh thị trường cơ sở hạ tầng Internet ở Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Hoạt động thăm dò ngoài khơi phục vụ dự án Peace Cable của Công ty Huawei Marine

Mỹ phê duyệt chương trình "Mạng lưới sạch" vào năm ngoái

Một trong những thành tố của chương trình - "Cáp sạch" - quy định Hoa Kỳ sẽ kiểm tra tất cả các tuyến cáp ngầm kết nối Hoa Kỳ với mạng toàn cầu để phát hiện bất kỳ thiết bị hoặc máy móc nào được lắp đặt trên đó cho phép chặn bắt thông tin trái phép, bao gồm cả từ các cơ quan tình báo Trung Quốc. Trong tương lai, Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cố gắng tránh sử dụng cơ sở hạ tầng do các quốc gia "không đáng tin cậy" xây dựng, theo quan điểm của họ. 

© AFP 2023 / Boris HorvatTuyến cáp quang ngầm dưới biển «SEA-ME-WE 5» kết nối từ Singapore qua Pháp
Trung Quốc tích cực chiếm lĩnh thị trường cơ sở hạ tầng Internet ở Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Tuyến cáp quang ngầm dưới biển «SEA-ME-WE 5» kết nối từ Singapore qua Pháp

Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát định tuyến lưu lượng sẽ không có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng và tốc độ truyền dữ liệu. Các giao thức được thiết kế theo cách mà ban đầu giả định việc truyền tải lưu lượng dọc theo tuyến đường tối ưu, giảm thiểu sự chậm trễ và tổn thất. Trong thời đại số hóa, khi lưu lượng tải trên mạng ngày càng tăng với tốc độ đáng kinh ngạc, những biện pháp như vậy cuối cùng sẽ dẫn đến việc giảm chất lượng thông tin liên lạc và dịch vụ viễn thông với người tiêu dùng. 

© Ảnh : Public DomainTàu đặt cáp quang ngầm dưới biển CS Tyco Resolute
Trung Quốc tích cực chiếm lĩnh thị trường cơ sở hạ tầng Internet ở Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Tàu đặt cáp quang ngầm dưới biển CS Tyco Resolute

Đó là lý do tại sao các quốc gia khác, thậm chí là đồng minh của Mỹ, không vội vàng theo sự dẫn dắt của Washington, và từ chối hợp tác với các công ty Trung Quốc. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhiều lần tuyên bố ủng hộ đa dạng hóa nhà cung cấp, và trong cuộc họp Hội đồng Đại Tây Dương gần đây ông cho biết Pháp không có ý định cô lập Trung Quốc khỏi cơ sở hạ tầng Internet và sẽ không hoàn toàn phụ thuộc vào các quyết định từ Mỹ. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng có quan điểm tương tự. Bà không xem việc loại bỏ Trung Quốc là hướng đi đúng đắn, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số. 

© AFP 2023 / Stefan SauerMặt cắt lớp cáp quang ngầm dưới biển được chuẩn bị cho dự án Ostwind 1 ở Đức
Trung Quốc tích cực chiếm lĩnh thị trường cơ sở hạ tầng Internet ở Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Mặt cắt lớp cáp quang ngầm dưới biển được chuẩn bị cho dự án Ostwind 1 ở Đức
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала