Chính phủ dẫn dắt “con tàu” Việt Nam vượt qua dồn dập bão tố

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Trọng ĐứcCác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội với các Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội với các Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 24/3, Quốc hội họp Phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV tại Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đọc báo cáo công tác nhiệm kỳ 5 năm.

Sau phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng báo cáo vắn tắt một số hoạt động và chương trình công tác của Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ Chính phủ.

Quốc hội rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý

Trong nhiệm kỳ 5 năm qua, Quốc hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Quốc hội khóa XIV đã ban hành 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết, kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và cụ thể hóa, đưa Hiến pháp vào đời sống. Bên cạnh đó, nhiều hiệp định thương mại, công ước, điều ước quốc tế quan trọng được phê chuẩn. Bà Ngân cho biết:

“Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có chuyển biến nhanh, phức tạp, vai trò của Quốc hội ngày càng được khẳng định thông qua việc quyết định và thực hiện các chính sách lớn về đối ngoại; giám sát việc thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Bên cạnh đó, Quốc hội Việt Nam đã thể hiện mạnh mẽ vai trò “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi”, bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược về an ninh, phát triển của Việt Nam; đồng thời, là “thành viên có trách nhiệm”, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy đối thoại và hợp tác”.
© Ảnh : TTXVN - Phương HoaChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Chính phủ dẫn dắt “con tàu” Việt Nam vượt qua dồn dập bão tố - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Trong 5 năm qua, công tác giám sát của Quốc hội được chú trọng, nội dung giám sát có trọng tâm, bao quát hầu hết các lĩnh vực, đi đến cùng vấn đề được giám sát. Chủ tịch Quốc hội cho biết việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện nghiêm túc, phát huy dân chủ. Quốc hội đã quyết định đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Cảng hàng không quốc tế Long Thành; dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội thẳng thắn thừa nhận, hoạt động lập pháp vẫn còn những hạn chế nhất định, như: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn phải điều chỉnh nhiều; việc lấy ý kiến về dự án có lúc còn hình thức; một số luật có tính khả thi chưa cao, vẫn còn có mâu thuẫn, chồng chéo, phải sửa đổi, bổ sung; không ít quy định còn chung chung…

Từ hoạt động thực tiễn, Quốc hội khóa XIV đã rút ra 6 bài học kinh nghiệm quý.

Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch nước. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Chủ tịch nước: “Không thể để bất ngờ bị động về quốc phòng – an ninh”

“Một là, quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng. Hai là, kế thừa, phát huy các thành tựu, bài học kinh nghiệm của 75 năm Quốc hội Việt Nam. Ba là, quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, gần dân, hiểu dân, trọng dân; lắng nghe Nhân dân, phục vụ Nhân dân. Bốn là, đại biểu Quốc hội giữ vai trò trung tâm, là nhân tố then chốt quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Năm là, phát huy thế mạnh hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong tổng thể hoạt động đối ngoại chung của Đảng, Nhà nước. Sáu là, mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan, tổ chức hữu quan được coi trọng, tăng cường, tạo sự chủ động, thống nhất”.

Chính phủ dẫn dắt “con tàu” Việt Nam vượt qua bão tố

Trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ:

“Suốt nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam đã phải vượt qua hải trình dồn dập bão tố của biết bao khó khăn, thách thức lớn hơn, vượt xa hơn so với những dự tính ban đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ập đến tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới và các quốc gia”.
© Ảnh : TTXVN - Hoàng Thống NhấtThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo tổng kết của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Chính phủ dẫn dắt “con tàu” Việt Nam vượt qua dồn dập bão tố - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo tổng kết của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Tiếp đó, Thủ tướng liệt kê các nội dung dung chủ yếu trong công tác điều hành của Chính phủ mà trước hết, thực hiện các đột phá chiến lược là ưu tiên cao trong chỉ đạo điều hành. Trong đó, đột phá quan trọng là về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; và đột phá về kết cấu hạ tầng đồng bộ mang tính “dẫn dắt”. Chính phủ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Thủ tướng nêu rõ:

“Trong nhiệm kỳ qua và trong bối cảnh đại dịch Covid-19, GDP năm 2020 tăng 2,91%, Việt Nam là nước duy nhất có tăng trưởng dương trong 6 nền kinh tế lớn tại Đông Nam Á. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 545 tỷ USD năm 2020 với 5 năm liên tục có thặng dư thương mại ngày càng tăng. Nợ công giảm từ khoảng 64,5% GDP vào đầu nhiệm kỳ xuống còn 55,3% GDP và được cơ cấu lại bền vững. Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ và tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục gần 100 tỷ USD”.

Kinh tế Việt Nam đang phục hồi và để tiếp đà tăng tốc, vượt lên trong khu vực, đòi hỏi phải cơ cấu lại nền kinh tế năng động hơn, hiệu quả hơn. Về phòng, chống dịch Covid-19, Chính phủ coi đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng; đề ra các giải pháp kịp thời, kiên quyết, sớm hơn, cao hơn mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới; với phương châm ‘4 tại chỗ’ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, được người dân đồng tình ủng hộ.

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Chính phủ cũng chú trọng chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói:

“Chính phủ đã chú trọng thực hiện tốt chính sách đối với người có công; bảo đảm an sinh xã hội; kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ. Triển khai giảm nghèo bền vững hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục còn 2,75% năm 2020, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao”.

Về vấn đề giữ vững chủ quyền biên cương, Chính phủ cho đây là nhiệm vụ then chốt, Thủ tướng chia sẻ:

“Bảo vệ trật tự xã hội, cuộc sống bình yên của mọi người dân, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, sự toàn vẹn mỗi “tấc đất” biên cương, mỗi “dặm biển” khơi xa của Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng, trách nhiệm cao cả”.

Trên trường quốc tế, Việt Nam được tín nhiệm rất cao, 192/193 quốc gia thành viên bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021; đảm nhiệm thành công chủ nhà APEC 2017, ASEAN 2020, AIPA 41; Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2... nhất là Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала