Thủ tướng và Phó Thủ tướng đã có bao nhiêu chuyến công tác trong suốt nhiệm kỳ vừa qua?

© Ảnh : TTXVN - Hoàng Thống NhấtThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo tổng kết của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo tổng kết của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Giai đoạn 2016 - 2020, lãnh đạo Chính phủ đã thực hiện hàng trăm công tác “lên rừng, xuống biển” làm việc với địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, chỉ đạo cụ thể, kịp thời tháo gỡ nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách.

Trong bài Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ trước Quốc hội sáng nay (24/03), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết giai đoạn 2016 - 2020, lãnh đạo Chính phủ đã thực hiện 570 chuyến công tác “lên rừng, xuống biển”.

Những con số biết nói

Với phương châm “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”, Thủ tướng và Phó Thủ tướng đã thực hiện 570 chuyến công tác đã làm việc với địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, chỉ đạo cụ thể, kịp thời tháo gỡ nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, chúng ta đã "chống dịch như chống giặc", quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép". Qua đó:

  • Giải quyết gần 2.200 kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, người dân và doanh nghiệp.
  • Chính phủ và Thủ tướng đã tổ chức 5.000 cuộc họp, làm việc với các bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học...để tham vấn, hoạch định chính sách, pháp luật và chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, bất cập, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
  • Các bộ, ngành đã trình Chính phủ, Thủ tướng 2.429/2.462 đề án trong chương trình công tác.
  • Đạt tỷ lệ 98,6% số đề án chuyển sang năm 2021 là 33 đề án, giảm 26 đề án so với nhiệm kỳ trước.

Thủ tướng nêu 3 đột phá thực hiện các chiến lược là ưu tiên cao trong chỉ đạo điều hành. Đồng thời, ngoài thảo luận tại các phiên họp thường kỳ, Chính phủ đã có thêm 7 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật. Song song với đó là một Tổ công tác đã được thành lập để rà soát chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Quốc hội. Thủ tướng bày tỏ:

"Có thể tự tin cho rằng, nhờ có được tích lũy thu nhập cũng như những cải thiện đáng kể về không gian tài khóa, nhất là trong 4 năm tăng trưởng cao 2016 - 2019, chính là “của để dành” góp phần quan trọng giúp nền kinh tế và người dân chúng ta vượt qua khó khăn vừa qua của dịch Covid-19".

Nhờ đó đã đưa Việt Nam vào nhóm các nước tăng trưởng cao nhất tại khu vực và trên thế giới. Cụ thể, trong giai đoạn 2016 – 2020, tăng trưởng bình quân của nước ta là 5,99% - tăng 0,08% so với giai đoạn 4 năm trước đó (2011 – 2015).

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала