Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ: Bớt ‘chọc gậy bánh xe’

© AFP 2023 / Fabrice CoffriniLHQ
LHQ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Đăng ký
Việt Nam kêu gọi các quốc gia và Hội đồng Nhân quyền tăng cường hợp tác, đối thoại “thực chất” thay vì đưa ra các chỉ trích nhằm vào những nước cụ thể dựa trên loạt thông tin thiếu chính xác, chưa được kiểm chứng. Hà Nội ‘ám chỉ’ điều gì khi đưa ra tuyên bố này ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc?

Đâu là cơ sở để Việt Nam tự tin bác bỏ những luận điệu lợi dụng nhân quyền, dân chủ, tự do theo kiểu “chọc gậy bánh xe” để mạnh mẽ ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025?

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc lo ngại về tình hình Myanmar

Tình hình Myanmar và một số điểm nóng trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Ngày 24/3 tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (HĐNQ LHQ) đã kết thúc Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 với nhiều nội dung quan trọng.

Hội đồng Bảo an LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2021
Việt Nam tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025

Về phía Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn tham dự Khóa họp.

Đặc biệt, phái đoàn Việt Nam tại Phiên họp này cũng một lần nữa khẳng định về quyết tâm ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền và đóng góp vào nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người “thực chất” nhất.

Khóa họp lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, kết hợp với các phát biểu, tuyên bố và thảo luận trực tiếp tại trụ sở LHQ. Khóa họp lần này bao gồm 51 phiên họp, thảo luận liên quan đến các vấn đề nóng trên nhiều khu vực, quốc gia toàn cầu.

Ngoài các phiên họp cấp cao diễn ra trong các ngày 22-24/2, tại HĐNQ còn có hàng loạt các phiên đối thoại và thảo luận chuyên đề về quyền con người. Đặc biệt, đã có một số phiên thảo luận chuyên biệt, cập nhật về tình hình nhân quyền tại một số quốc gia như Myanmar, Triều Tiên, Sri Lanka, Nicaragua, Belarus, Yemen, Venezuela, Iran, Syria, Ukraina và Afghanistan.

Cũng trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 46 này, Hội đồng Nhân quyền đã thảo luận, thông qua các báo cáo kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của 14 quốc gia.

Kết thúc các phiên thảo luận, Khóa họp đã thông qua khoảng 30 Nghị quyết, trong đó có các Nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Myanmar, Triều Tiên, Iran, Syria, Nam Sudan. Ngoài ra, HĐNQ còn có các Nghị quyết về đảm bảo tiếp cận công bằng, kịp thời và toàn cầu với giá cả hợp lý của tất cả các quốc gia đối với vaccine Covid-19.

Liên quan đến tình hình Myanmar, HĐNQ đã thông qua Nghị quyết tái kêu gọi Quân đội Myanmar khôi phục quyền lãnh đạo dân sự, trả tự do những người đã bị bắt giữ sau cuộc chính biến hôm 1/2/2021.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Tướng Vịnh nêu lý do vì sao Việt Nam tiến cử sĩ quan đi làm việc ở LHQ

HĐNQ lên án việc sử dụng vũ lực “không cân xứng” (ám chỉ việc Quân đội nổ súng nhằm vào chính người dân của mình) ở Myanmar đồng thời thúc đẩy xây dựng một văn phòng phụ trách về vấn đề nhân quyền ở quốc gia Đông Nam Á này.

47 nước thành viên HĐNQ đã thông qua Nghị quyết kêu gọi Quân đội Myanmar đưa đất nước trở về trạng thái hòa bình, ổn định, trả lại sự lãnh đạo cho chính quyền dân sự sau vụ lật đổ, bắt giữ cựu Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng hàng loạt lãnh đạo Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) trước đó.

Đồng thời, HĐNQ LHQ cũng yêu cầu Quân đội Myanmar trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi cùng những người đã bị phe quân sự bắt giữ. Nghị quyết của HĐNQ chỉ trích dữ dội tình trạng sử dụng vũ lực “không cân xứng, nhất là việc lực lượng vũ trang và cảnh sát Myanmar sử dụng vũ lực gây chết người “bừa bãi” và chĩa súng vào chính người dân của mình.

Theo các số liệu được nhiều tổ chức phi chính phủ công bố, đã có hơn 260 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình, bạo loạn và hàng nghìn người bị bắt ở Myanmar.

Chính quyền Quân đội của Myanmar đã lên tiếng phản đối Nghị quyết của HĐNQ và cho rằng, đây là vấn đề bị chính trị hóa, góc nhìn định kiến, một chiều, thiếu độc lập, uy tín và công bằng.

Việt Nam phát biểu gì ở Hội đồng Nhân quyền?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp, cùng thảo luận về một số chủ đề được nhiều quốc gia quan tâm cũng như việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ của chính quyền Hà Nội.

Liên Hợp Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2021
Việt Nam kêu gọi LHQ phát huy vai trò lãnh đạo trong ứng phó dịch Covid-19

Đặc biệt, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, tại phiên họp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng viên của ASEAN, nhận được sự ủng hộ của các quốc gia thành viên, tham gia ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Hà Nội mong muốn đóng góp nhiều và hiệu quả hơn nữa vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ngày càng thực chất hơn.

Ngày 22/2/2021, phát biểu tại phiên họp cấp cao mở đầu Khóa họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh một lần nữa nhắc lại các tiền đề, cơ sở nền tảng, điều kiện để Việt Nam có thể “tự tin” ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đó là hàng loạt chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch và thực hiện mục tiêu “kép” - vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân vừa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm vấn an sinh xã hội để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Đáng chú ý, đồng chí Phạm Bình Minh đề cập đến những đóng góp của Việt Nam cho nỗ lực chung của thế giới ứng phó với đại dịch Covid-19.

Cụ thể, Việt Nam đã hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế cho hơn 50 nước và đối tác quốc tế, đề xuất và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết chọn ngày 27/12 là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh với mục đích nâng cao nhận thức về việc phòng ngừa và ứng phó các dịch bệnh trên toàn cầu.

Trong khi đó tại các phiên họp, thảo luận của Hội đồng Nhân quyền, từ góc độ quan điểm quốc gia, đoàn Việt Nam cũng đã tích cực tham gia phát biểu, tham vấn tại các phiên thảo luận chuyên đề và đối thoại.

Đoàn Việt Nam đề cao chính sách, sự tham gia hợp tác quốc tế và thành tựu của chính quyền Hà Nội về công tác xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cũng có nhiều phát biểu đáng chú ý.

Theo đó, tại các phiên họp, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh việc thực thi nhất quán chính sách cũng như những thành tựu nổi bật của Việt Nam về đảm bảo quyền con người nói chung, và các quyền cụ thể nói riêng như quyền phụ nữ, trẻ em trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, quyền của người khuyết tật trong tham gia thể thao là những điều không thể bị phủ nhận.

“Việt Nam kêu gọi các quốc gia và Hội đồng Nhân quyền tăng cường hợp tác và đối thoại để thúc đẩy thực chất quyền con người trên thực tế thay vì đưa ra các chỉ trích nhằm vào các quốc gia cụ thể dựa trên các thông tin thiếu chính xác và chưa được kiểm chứng đầy đủ”, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai thẳng thắn.

Phát biểu của Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng như quan điểm nhất quán của Đoàn Việt Nam được nhiều người cho là thông điệp phủ nhận những cáo buộc của các tổ chức nhân quyền như Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch), hay gần nhất là Freedom House liên quan đến những thông tin thiếu căn cứ xác thực, không chính xác về vấn đề tự do, nhân quyền, bảo vệ các quyền cơ bản của con người ở Việt Nam.

© Ảnh : Vietnam Ministry of Foreign AffairsĐại sứ Lê Thị Tuyết Mai.
Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ: Bớt ‘chọc gậy bánh xe’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai.
LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2020
Thông điệp của LHQ về nhân quyền: Việt Nam đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau

Ngoài ra, tại các phiên họp, đoàn Việt Nam cũng là đồng tác giả cùng với đoàn Philippines và Bangladesh đưa ra Phát biểu chung về biến đổi khí hậu và quyền con người, nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới.

Các nước Việt Nam, Philippines và Bangladesh nhấn mạnh quan điểm biến đổi khí hậu có tác động sâu rộng đến việc thụ hưởng quyền con người, làm xói mòn hòa bình, an ninh và phát triển. Cùng với đó, theo Bộ Ngoại giao, Đoàn Việt Nam cũng tích cực tham gia xây dựng nội dung các văn kiện, đồng bảo trợ một số Nghị quyết được HĐNQ thông qua tại Khóa họp lần này, trong đó nổi bật là Nghị quyết về đảm bảo tiếp cận công bằng, kịp thời và toàn cầu với giá cả hợp lý của tất cả các quốc gia đối với vaccine chống Covid-19.

Ở phương diện từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đoàn Việt Nam cùng các nước ASEAN có một số phát biểu chung của ASEAN tại một số phiên đối thoại, thảo luận về các chủ đề như ảnh hưởng của Covid-19 đối với việc thụ hưởng quyền con người cũng như vai trò của giảm nghèo trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

“Sự tham gia của đoàn Việt Nam tại Khóa họp thể hiện tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác tích cực, đề cao quan điểm, việc triển khai chính sách nhất quán, thành tựu của Việt Nam, cũng như quan điểm, thành tựu chung của ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, góp phần cùng các nước đảm bảo hoạt động của Hội đồng Nhân quyền phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Những tiến bộ vượt bậc của Việt Nam về vấn đề nhân quyền

Thực tế chứng minh, Việt Nam là một trong những quốc gia vươn lên mạnh mẽ trong vấn đề bảo đảm quyền con người, được Liên hợp quốc thừa nhận.

Giới quan sát quốc tế cũng phải thừa nhận rằng, các quyền được sống, quyền có ăn, ở, học hành, làm việc và quyền tham gia về chính trị, văn hóa, quyền về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, quyền tự do kinh doanh hay những quyền tự do ứng cử, thể hiện quan điểm trong xã hội... ở Việt Nam được bảo đảm theo quy định của pháp luật rất rõ ràng.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2020
Việt Nam và Nga cùng hỗ trợ nhau tại Hội đồng Bảo an LHQ

Từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau chiến tranh, Việt Nam đã trở thành một nước phát triển trung bình với 70% người dân được đảm bảo một cuộc sống ổn định, trong đó 13% người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời, Việt Nam là một trong những nước đã thực hiện thành công trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, lần đầu tiên Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là vào tháng 11/2013 và chính thức trở thành thành viên hội đông vào tháng 1/2014, nhiệm kỳ 2014-2016. Thời điểm đó, Việt Nam đạt đến 184/192 phiếu, là nước có số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới.

Chính điều này đã cho thấy vị thế, uy tín và khẳng định thành quả đất nước trong lĩnh vực bảo đảm nhân quyền nhiều thập niên qua, nhất là với các quyền dân sự-chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa. Bên cạnh đó, số phiếu đồng thuận cao cũng thể hiện sự kỳ vọng của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.

Trong thời gian làm nhiệm vụ tại Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tham gia một cách đầy trách nhiệm, hiệu quả, có chất lượng trong các chương trình hoạt động của Hội đồng.

Mỗi năm, Chính phủ Việt Nam đều cử đoàn tham dự Hội nghị cấp cao thường niên của Hội đồng Nhân quyền. Tại đây, Việt Nam đã khẳng định thông điệp của đất nước mình về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, cũng như các đóng góp trong việc xử lý các vấn đề nhân quyền trên thế giới.

Bên cạnh các phiên thảo luận chung, Việt Nam còn tham gia thảo luận chuyên đề với các vấn đề ưu tiên như: Mục tiêu phát triển bền vững, tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền con người, thực hiện các cam kết quốc tế về nhân quyền…

Có những sáng kiến do Việt Nam giới thiệu được hơn 100 nước đồng thuận như thúc đẩy quyền nhóm yếu thế và chống biến đổi khí hậu. Những thành tích này không phải nước nào lần đầu tham gia Hội đồng Nhân quyền cũng làm được. Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước điều phối của ASEAN ở Hội đồng Nhân quyền.

Trong năm 2014, Việt Nam hoàn thành cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ II của Hội đồng Nhân quyền và đang thực hiện khuyến nghị UPR chu kỳ III.

Kinh tế Đô thị dẫn trả lời phỏng vấn hồi tháng 3/2016, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhấn mạnh, việc tham gia Hội đồng Nhân quyền đã khẳng định sự trưởng thành trong lĩnh vực đối ngoại đa phương của Việt Nam, cho thấy hình ảnh, vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cơ sở nào để Việt Nam ứng cử lần thứ hai vào Hội đồng Nhân quyền?

Tiếp nối những thành công đã đạt được trong lần thứ nhất, việc Việt Nam lần thứ hai ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 là chương trình hành động nhằm cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, cũng là cách Việt Nam tăng cường vị thế, uy tín đất nước và củng cố quan hệ với các nước.

Phát biểu thông báo về vấn đề này, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam tin rằng, bảo đảm an toàn cho người dân trước các dịch bệnh như Covid-19 là một trong những cách tốt nhất để bảo đảm quyền con người.

© Ảnh : TTXVN phátPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ: Bớt ‘chọc gậy bánh xe’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
“Chúng tôi tiếp tục ưu tiên thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, các quyền tự do cơ bản của người dân, kể cả trong thời điểm khó khăn nhất hiện nay. Đại dịch cũng là cơ hội để thế giới xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, dựa trên khả năng thích ứng, sáng tạo, hợp tác và đoàn kết ở cả cấp độ địa phương, quốc gia và toàn cầu”, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Quan điểm trên của Việt Nam đã được phản ánh rõ nét trong suốt hơn một năm chống dịch vừa qua. Cho đến nay, Việt Nam vẫn được quốc tế đánh giá là “điểm sáng”, “hình mẫu”về ứng phó hiệu quả với đại dịch. Việt Nam nổi bật trong số những nước chống dịch tốt, phục hồi kinh tế vững chắc, và là một dân tộc nhân văn, một đối tác tin cậy.

“Việt Nam ứng phó thành công đại dịch Covid-19 là một câu chuyện truyền cảm hứng”, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, nhấn mạnh.

Các tờ báo quốc tế, tổ chức phi chính phủ cũng nhận định, Chính phủ Việt Nam đã chủ động bảo vệ người dân bằng các biện pháp đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về dịch bệnh và quyền được tiếp cận điều trị Covid-19 cho tất cả mọi người.

Điều này đã tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Chính những điều trên đã bảo đảm quyền được sống, là một trong những quyền con người cao nhất, cơ bản nhất. Đây cũng là nhận xét của tờ The Diplomat (Mỹ). Theo đó, căn cứ trên những thành quả chống dịch đạt được, tạp chí này khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và luôn đặt sinh mạng, sức khỏe và cuộc sống của người dân lên hàng đầu.

Ngoài ra, trong việc ứng phó với các hậu quả nghiêm trọng của đại dịch, Việt Nam cũng có hàng loạt chính sách đảm bảo an ninh lương thực và đời sống nhân dân.

“Không để người dân nào đói cơm, lạt muối vì Covid-19”, chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Cùng với đó, gói an sinh xã hội gần 62.000 tỷ đồng do Chính phủ tung ra nhằm hỗ trợ cho hơn 20 triệu người thuộc các nhóm đối tượng người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi, người thất nghiệp... được xem là chưa có tiền lệ.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2020
Việt Nam phản đối Trung Quốc lên LHQ về Biển Đông: Bộ Ngoại giao lên tiếng

Điều này đã giúp đã bảo quyền sống, quyền được chăm sóc y tế và mưu sinh của người dân, cũng cho thấy rõ tinh thần “đặt lợi ích của người dân lên trên hết". Đây cũng là tinh thần được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quán triệt sau đợt mưa lũ lịch sử ở các tỉnh miền Trung năm 2020: không để người dân bị đói, bị rét, phải ở trong cảnh “màn trời chiếu đất".

Nhà nước đã hỗ trợ khẩn 11.500 tấn gạo và hàng trăm tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương, đồng thời phát động chiến dịch quyên góp trên khắp đất nước, hỗ trợ người dân miền Trung sớm ổn định lại cuộc sống sau mưa lũ.

Những quyết sách của Đảng và Nhà nước trước thiên tai, dịch bệnh đã góp phần bảo vệ các quyền con người, cho thấy nỗ lực và quyết tâm trong việc chăm lo đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của người dân với chế độ.

Cùng với việc bảo vệ quyền con người của người dân trong nước, Việt Nam cũng tích cực cùng cộng đồng quốc tế tăng cường đảm bảo an toàn cho người dân trên toàn thế giới trước dịch bệnh, thiên tai.

Năm 2020, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR), Việt Nam đã cố gắng thúc đẩy sự đoàn kết, thống nhất và hợp tác trong tổ chức, nỗ lực đảm bảo quyền con người trong đại dịch.

Với sáng kiến của Việt Nam, AICHR đã ra thông cáo chung vào tháng 5/2020, đề cập đến đại dịch Covid-19, thể hiện sự hợp tác và thống nhất trong ASEAN.

Năm 2020, Việt Nam đã lần đầu tiên đề xuất và được đồng thuận thông qua với 112 nước đồng bảo trợ Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, quyết định lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh. Đây là nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh trong cộng đồng quốc tế.

Việt Nam vẫn luôn thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người. Báo cáo quốc gia định kỳ của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát cho thấy việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của Liên hiệp quốc. Điều này cho thấy những tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người là rất đáng ghi nhận.

Theo các chuyên gia, những vấn đề nhân quyền còn tồn tại thì hầu như ở quốc gia nào cũng sẽ có, việc là phải làm sao khắc phục, cải thiện mang tính xây dựng, thực chất, chứ không phải chỉ dùng luận điệu “tự do, dân chủ” để “chọc gậy bánh xe”.

Tất cả những thành tựu và nỗ lực trên là cơ sở vững chắc để Việt Nam tự tin ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 thành công.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала