Cho Hải cảnh nổ súng ở Biển Đông, Trung Quốc muốn uy hiếp cả Việt Nam và Mỹ?

© AFP 2023 / Satellite image ©2021 Maxar TechnologiesTàu Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Đăng ký
Giới chuyên gia lo ngại và phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Việc cho phép Cảnh sát Biển nổ súng, dùng vũ lực ở các vùng biển tranh chấp là cách Bắc Kinh ‘uy hiếp ngầm’ Việt Nam, Philippines, Malaysia hay thậm chí là Mỹ với chính sách tự do hàng hải.

Nguy hiểm hơn, Luật Hải cảnh của Trung Quốc không chỉ trái với luật pháp quốc tế mà còn có thể đe dọa an ninh, hòa bình ở Biển Đông, gây nguy cơ xung đột trực diện thậm chí là chạy đua vũ trang ở vùng biển này.

Trung Quốc toan tính gì với Luật Hải Cảnh khi cho phép lực lượng nước này sẵn sàng nổ súng vào tàu nước ngoài ở Biển Đông?

© AP Photo / Bullit MarquezCảnh sát biển Trung Quốc
Cho Hải cảnh nổ súng ở Biển Đông, Trung Quốc muốn uy hiếp cả Việt Nam và Mỹ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Cảnh sát biển Trung Quốc

Uy hiếp cả Việt Nam và Mỹ

Việc chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình thông qua Luật Hải cảnh (hay còn gọi là Luật Cảnh sát Biển) hôm 22/1/2021, qua đó cho phép lính Trung Quốc nổ súng và dùng vũ lực ở Biển Đông vấp phải sự phản đối dữ dội từ Việt Nam, Philippines, các quốc gia láng giềng có chung tranh chấp hàng hải với Bắc Kinh cũng như Mỹ, EU, và dư luận quốc tế.

Quần đảo Hoàng Sa - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Hiện tượng ấm lên toàn cầu đã bắt đầu xảy ra ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông?

Vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế một lần nữa được nhắc lại hôm 18/3, trong khuôn khổ Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN (ACDFM-18) vừa qua.

Đáng chú ý, thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị ACDFM-18 cũng cho thấy, nhiều nước trong khu vực ủng hộ lập trường nhất quán của Việt Nam liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Động thái của Trung Quốc gây lo ngại rất lớn trong bối cảnh Việt Nam cùng tất cả các bên liên quan đang nỗ lực tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông được dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021 này.

Giới chuyên gia lo ngại, quyết định này của Trung Quốc sẽ gây bất ổn đến tình hình an ninh khu vực, vi phạm luật pháp quốc tế, cản trở đàm phán COC, làm gia tăng căng thẳng, phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Tồi tệ hơn, nguy cơ chạy đua vũ trang, leo thang sử dụng vũ lực ở các khu vực tranh chấp chính là điều các bên cần tuyệt đối tránh.

Nhà nghiên cứu hàng hải Christian Le Miere nhận định rằng, luật Hải cảnh của Trung Quốc giống như đòn đáp trả, đánh thẳng vào trung tâm chính sách duy trì tự do hàng hải của Mỹ tại Biển Đông.

“Lực lượng Hải cảnh chịu trách nhiệm phần lớn trong hoạt động cưỡng ép tại các vùng biển gần Trung Quốc”, ông Christian Le Miere lưu ý.

Trong khi đó, chuyên gia Hunter Stires, công tác tại trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ nêu quan điểm rằng, luật Hải cảnh của Trung Quốc được xây dựng để nhằm uy hiếp và đe dọa các nước láng giềng cũng như những bên còn “quyết nhúng tay” vào vấn đề Biển Đông.

“Điều này cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng hành động cứng rắn. Đây là tín hiệu dằn mặt, cảnh báo các bên không thách thức hoạt động của lực lượng Cảnh sát Biển Trung Quốc tại những khu vực vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á”, chuyên gia lưu ý.

Vậy đâu là những “toan tính” của chính quyền Bắc Kinh khi thông qua Luật Hải Cảnh (Luật Cảnh sát Biển) cho phép sử dụng “mọi phương tiện cần thiết”, kể cả việc nổ súng để ngăn chặn các mối đe dọa từ nước ngoài của Trung Quốc?

Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế

Chuyên gia an ninh hàng hải của Đại học Indonesia, Aristyo Rizka Darmawan đến từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS–Yusof Ishak Institute) nhấn mạnh quan điểm rằng, Luật Hải cảnh mà Trung Quốc vừa thông qua là bất hợp pháp và chỉ “đổ thêm dầu vào lửa” làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Tàu  Trung Quốc trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Chủ quyền nào của Trung Quốc trên Biển Đông?

Vị chuyên gia cũng kêu gọi “những quốc gia quan tâm đến hòa bình và ổn định của Biển Đông nên làm điều gì đó” đối với Luật Cảnh sát Biển mới này của chính quyền Bắc Kinh.

Chuyên gia an ninh hàng hải Aristyo Rizka Darmawan bày tỏ, trong bối cảnh các cuộc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông đang được thúc đẩy hoàn thành vào cuối năm nay (2021) thì quyết định thông qua Luật Hải cảnh của Trung Quốc làm trì trệ thêm quá trình này và gây bất lợi cho tình hình an ninh khu vực.

“Luật Hải cảnh của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, cản trở đàm phán COC và chỉ làm gia tăng thêm vòng xoáy căng thẳng, leo thang bạo lực ở Biển Đông”, ông Aristyo Rizka Darmawan nhận định.

Chuyên gia hàng hải này nêu rõ, luật pháp quốc tế quy định rất rõ ràng rằng, tất cả các quốc gia đều có quyền ban hành luật lệ và thực thi những luật này trên phần lãnh thổ của mình.

Tuy nhiên, ông Darmawan tái khẳng định nguyên tắc “bất di bất dịch” trong bất kỳ một trật tự thế giới và khu vực nào rằng chủ quyền của một nước chỉ giới hạn trong lãnh thổ của quốc gia đó và không được vượt ra ngoài các ranh giới đã được quy định theo luật pháp quốc tế. Không thể xâm phạm chủ quyền và tự do hành xử trên phạm vi lãnh thổ nước khác.

Tuy nhiên, Luật Hải cảnh của Trung Quốc lại cho phép Cảnh sát Biển nước này được trao quyền thực hiện tất cả biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Bắc Kinh bị các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài xâm phạm trái phép trên biển.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Bộ Ngoại giao Việt Nam: Các tàu Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam

Chuyên gia Aristyo Rizka Darmawan lên tiếng thẳng thắn rằng, không cần phải nói thì người ta cũng hiểu Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc đặt ra nhiều vấn đề gây quan ngại đến các nước và tình hình an ninh chung khu vực như thế nào.

Khẳng định Luật Cảnh sát Biển Trung Quốc đã đi ngược lại nghĩa vụ, trách nhiệm, trái với luật pháp quốc tế, ông Darmawan nêu rõ, một trong những quy tắc quan trọng nhất được đề cập trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế nói chung là sử dụng các vùng biển, đại dương một cách hòa bình và không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

“Tất cả các bên tham gia công ước, trong đó có cả Trung Quốc phải duy trì nguyên tắc này và không sử dụng bất cứ biện pháp nào ngoài những biện pháp hợp pháp đã được nêu trong luật pháp quốc tế”, vị chuyên gia nhắc lại.

Tiếp đó, có một số quy định được nêu rõ trong UNCLOS 1982 liên quan đến vùng biển chồng lấn chưa được phân định, cũng cần phải được lưu ý.

Cụ thể, Điều 74(3) đối với vùng Đặc quyền kinh tế và điều 83(3) đối với Thềm lục địa của UNCLOS 1982 quy định rằng, trong giai đoạn chưa phân định biển, các quốc gia, trên tinh thần “hiểu biết và hợp tác”, phải nỗ lực hết sức mình để đạt được sự thỏa thuận, thu xếp tạm thời có tính thực tiễn mà không làm phương hại hay cản trở việc đạt được thoả thuận phân định cuối cùng.

Điều này có nghĩa, hiểu về những phương án dàn xếp tạm thời chính là tìm ra giải pháp tối ưu mà Công ước về Biển quốc tế yêu cầu mỗi quốc gia phải nỗ lực hết sức để đạt được trong khi chưa thống nhất về một thoả thuận phân định vùng biển chồng lấn cuối cùng, nhằm tránh xung đột phát sinh.

“Tuy nhiên, với việc cho phép lực lượng Hải cảnh nổ súng vào tàu đối phương (nước ngoài) Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ làm leo thang căng thẳng và điều này rất nguy hiểm, sẽ cản trở các biện pháp đang được thực hiện để duy trì hòa bình và an ninh, ổn định ở Biển Đông hiện nay”, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) nhấn mạnh.

Vấn đề thứ ba, mà chuyên gia hàng hải Aristyo Rizka Darmawan lưu ý đến chính là Trung Quốc đã dùng chính Luật Hải cảnh này để tái khẳng định yêu sách “Đường lưỡi bò”, “đường chín đoạn” của Bắc Kinh.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
Tướng Vịnh nói về Biển Đông: Việt Nam không để bị động, bất ngờ

Chính quyền Trung Quốc lý giải rằng việc thực thi Luật Cảnh sát Biển hoàn toàn “phù hợp với chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán”, ông Darmawan cho rằng, dường như Trung Quốc đang ngầm ám chỉ yêu sách “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh tự tưởng tượng rồi vẽ ra ở Biển Đông.

Thế nhưng, cần phải nhắc lại thực tế rằng, yêu sách chủ quyền phi lý này của Trung Quốc đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ năm 2016 vì trái với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) trong vụ kiện mà Bắc Kinh thua Manila.

Với phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế, theo chuyên gia, bất cứ hành vi hay biện pháp nào mà Trung Quốc thực hiện nhằm thực thi luật pháp của nước này ở những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền nhưng không được luật pháp quốc tế công nhận, đều là phi pháp.

Trung Quốc không hề có thiện chí đàm phán COC?

Thêm vào đó, theo chuyên gia, Luật Hải cảnh của Trung Quốc cản trở quá trình đàm phán COC giữa Trung Quốc với các bên ASEAN ở Biển Đông. Chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh vốn không hề có thiện chí đàm phán COC.

“Việc Trung Quốc cho phép Cảnh sát Biển nổ súng vào tàu nước ngoài tại những vùng biển mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền cho thấy Bắc Kinh không có thiện chí đàm phán COC”, ông Aristyo Rizka Darmawan nhận định.

Chuyên gia hàng hải của Viện ISEAS còn khẳng định, trước khi thông qua Luật Hải cảnh Trung Quốc đã liên tục có hành vi gây căng thẳng ở Biển Đông với Việt Nam và các nước có chung tranh chấp ở Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘xông đất” đầu năm Đà Nẵng: Biển Đông còn phức tạp

Ông Aristyo Rizka Darmawan điểm lại việc hồi tháng 4/2020, tàu Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc hoạt động gần tàu West Capella của Công ty Dầu khí Petronas của Malaysia tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông cũng như nhiều lần xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Đặc biệt, trước đó, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Ngoài những vấn đề trên, chuyên gia an ninh hàng hải còn nhận định, Luật Hải cảnh của Trung Quốc không chỉ làm gia tăng căng thẳng với các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà còn khiến quan hệ Mỹ-Trung trở nên tồi tệ hơn nhất là trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang.

Dù không phải là bên có tranh chấp chung, nhưng từ nhiều năm qua, Hoa Kỳ vẫn thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải để thách thức những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

“Với luật mới này, nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông sẽ gia tăng”, chuyên gia khẳng định.

Từ cơ sở phân tích này, ông Darmawan cho rằng, một khi Bắc Kinh thực thi Luật Hải cảnh, tình hình Biển Đông có thể sẽ trở nên căng thẳng hơn, thậm chí còn có nguy cơ xảy ra xung đột.

“Nếu Luật Hải cảnh được thực thi, nhiều khả năng sẽ có thêm leo thang căng thẳng hoặc thậm chí là cả một cuộc chiến công khai trên Biển Đông. Do đó, tất cả các quốc gia có chung tuyên bố chủ quyền cũng như những nước quan tâm đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông nên kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ hoặc sửa đổi luật này”, chuyên gia Aristyo Rizka Darmawan nhấn mạnh.

Chuyên gia Việt Nam: Luật Hải cảnh Trung Quốc trái Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển

Trong khi đó, theo PGS. TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), luật Hải cảnh mà Trung Quốc ban hành hôm 22/1/2021 có nhiều điểm trái với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về quyền đi qua vô hại trong lãnh hải và quyền tự do hàng hải, hàng không của tất cả các tàu thuyền và thiết bị bay nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển.

đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2021
Không thể để bất cứ cú “nhỡ tay bấm nhầm nút” nào ở Biển Đông

Cụ thể, điều 20 Luật Hải cảnh Trung Quốc cho phép Hải cảnh ngăn chặn các nước khác xây dựng các công trình và lắp đặt tất cả các công trình nổi hay cố định trong “vùng nước thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Đồng thời, luật cũng cho phép Hải cảnh Trung Quốc phá bỏ những công trình này.

Tiếp theo, điều 22 cho Hải cảnh Trung Quốc quyền “sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả sử dụng vũ khí để ngăn chặn và loại bỏ các mối nguy hiểm khi các tổ chức và cá nhân nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia”.

Và theo điều 47, Hải cảnh Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí cầm tay nếu các tàu nước ngoài không chấp hành hiệu lệnh từ lực lượng Hải cảnh và khi các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu lực.

Bên cạnh đó, Hải cảnh Trung Quốc còn được phép theo dõi và giám sát các tàu nước ngoài trong vùng tài phán của Trung Quốc, tiến hành giam giữ hoặc dùng vũ lực trục xuất các tàu nước ngoài hoạt động trong lãnh hải Trung Quốc, hoặc dùng vũ lực trục xuất các tàu quân sự hoặc tàu của chính phủ nước ngoài hoạt động trong vùng biển thuộc quyền tài phán.

Hải cảnh Trung Quốc cũng được phép sử dụng vũ khí gắn trên tàu, trên thiết bị bay và cầm tay trong các hoạt động chống khủng bố, trong những “sự cố nghiêm trọng” khi các tàu và máy bay hải cảnh bị tấn công bằng vũ khí và các thiết bị khác.

Trong khi đó, Hiến chương Liên Hợp Quốc và nhiều Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quy định các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc không được phép sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông cũng có điều khoản này.

“Như vậy, dễ thấy việc Hải cảnh Trung Quốc được phép sử dụng vũ khí với những lý do mơ hồ như “ngăn chặn và loại bỏ các mối nguy hiểm” hoặc “khi các tàu nước ngoài chống lại lệnh từ lực lượng Hải cảnh” là trái ngược với nhiều điều khoản luật pháp quốc tế”, PGS.TS Vũ Thanh Ca khẳng định.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Pháp tăng cường hiện diện tại Biển Đông: Đáng mừng hay đáng lo?
Theo vị chuyên gia, điều đặc biệt vô lý là việc Bắc Kinh tuyên bố vùng biển “thuộc quyền tài phán” của Trung Quốc không chỉ là vùng biển xung quanh Trung Quốc theo UNCLOS mà là hầu như toàn bộ Biển Đông, trong phạm vi “đường lưỡi bò” và một phần rất lớn của vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Nhật Bản tại Biển Hoa Đông.

Ở Biển Đông, tuyên bố của Trung Quốc về “quyền lịch sử” của nước này, xác định theo “đường lưỡi bò”, đã chồng lấn với vùng biển của nhiều quốc gia xung quanh Biển Đông. Sự vô lý, ngang ngược này đã bị Tòa Trọng tài thường trực bác bỏ trước đó.

Việc trao cho Hải cảnh Trung Quốc quyền nổ súng vào người dân và các tàu của chính phủ, tàu quân sự không những của các quốc gia ngoài Biển Đông thực hiện tự do hàng hải, hàng không mà còn của các quốc gia xung quanh Biển Đông hoạt động trong vùng biển của mình xác định hợp pháp theo UNCLOS.

Gây nguy cơ xung đột vũ trang ở Biển Đông

Các điều khoản trong Luật Hải cảnh Trung Quốc thậm chí cũng trái với UNCLOS và hết sức nguy hiểm, ngay cả trong vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của Trung Quốc (xác định theo UNCLOS). Trong phạm vi “đường lưỡi bò”, các quy định này lại càng đặc biệt nguy hiểm hơn.

Việc Trung Quốc cho phép Hải cảnh nước này sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong vùng biển hợp pháp của Trung Quốc lẫn trong vùng biển hợp pháp của nhiều quốc gia khác xung quanh Biển Đông và biển Hoa Đông là hành vi vi phạm trắng trợn đối với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các nước xung quanh Biển Đông và ở khu vực biển Hoa Đông.

Khu trục hạm USS Russell (DDG-59) ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Vì sao Biển Đông là ‘miếng bánh’ hấp dẫn với nhiều nước trên thế giới?

Có thể nói, Luật Hải cảnh Trung Quốc đã gây ra rất nhiều nguy hiểm cho hòa bình và an ninh khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông. Chắc chắn không quốc gia nào cho phép Trung Quốc tự do bắt giữ, “trục xuất”, thậm chí bắn các dân sự, tàu chiến, tàu chính phủ của mình hoạt động hợp pháp trong vùng biển của mình xác lập theo UNCLOS.

“Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trái pháp luật sẽ tạo cớ cho các xung đột vũ trang. Những xung đột này có thể leo thang, gây mất ổn định trên khu vực và trên thế giới”, PGS.TS Vũ Thanh Ca nhận định.

Do đó, cần có những nỗ lực quốc tế để kiềm chế hành vi sai trái của Trung Quốc. Vừa qua, Nhật Bản và Philippines đã gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông, khẳng định luật Hải cảnh là nguy hiểm cho các hoạt động hợp pháp trên Biển Đông.

Ngoài ra, theo chuyên gia, Mỹ, Anh, Đức và một số nước khác đã cử tàu vào Biển Đông để vô hiệu hóa luật này.

Trong thời gian tới, cộng đồng quốc tế cần có tiếng nói đồng thuận để bác bỏ Luật Hải cảnh của Trung Quốc, bược Trung Quốc sửa luật, tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế và làm rõ phạm vi “vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

“Điều đặc biệt nghiêm trọng là tuyên bố vùng biển “thuộc quyền tài phán” của Trung Quốc không chỉ là vùng biển xung quanh Trung Quốc xác định theo UNCLOS mà là hầu như toàn bộ Biển Đông, nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò” hoặc cái gọi là “vùng biển liên quan tới Tứ Sa” và một phần rất lớn của vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Nhật Bản tại Biển Hoa Đông”, PGS-TS Vũ Thanh Ca chỉ rõ.
Việt Nam yêu cầu “ tôn trọng chủ quyền” ở Biển Đông

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, Hà Nội lên tiếng bình luận việc Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh và khẳng định rõ nguyên tắc, trong việc ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc qia liên quan đến biển, các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Tàu chiến Pháp vào Biển Đông, thăm Việt Nam là “đang đùa với lửa”?

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định, Việt Nam sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó.

“Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, có trách nhiệm thực thi một cách thiện chí luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Hà Nội cũng yêu cầu các nước không có hành động làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời tích cực đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin, gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала