Cựu Tùy viên quân sự Mỹ ở Athens châm ngòi xì-căng-đan khi gọi Hy Lạp là kẻ ăn xin

© AFP 2023 / Angelos TzortzinisHy Lạp
Hy Lạp  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Trong cuộc thảo luận trên Twitter về chuyện nên mua khu trục hạm nhỏ nào cho Hạm đội Hy Lạp, cựu Tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Athens là Robert Palm đã gọi Hy Lạp là kẻ ăn xin, nhưng sau đó ông này phải xóa dòng tweet và xin lỗi, vì đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của người Hy Lạp đòi từ bỏ giao dịch mua tàu Mỹ.

Hồi tháng 9 năm 2020, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tuyên bố rằng ngoài 18 máy bay chiến đấu Rafale, Hy Lạp  còn có ý định mua 4 khinh hạm đa năng mới nhất và hiện đại hóa 4 khinh hạm MEKO hiện có. Thương vụ ước tính khoảng vài tỷ euro. Trong số các ứng viên chính, có nhắc đến loại tàu khu trục nhỏ của Pháp và Mỹ chế tạo, còn công chúng cũng như giới truyền thông sôi nổi thảo luận xem nên chọn loại tàu nào.

Một người dùng mạng đã đăng lên Twitter những bức ảnh chụp các khinh hạm khác nhau và ghi chú «Thứ tôi muốn» và «Thứ người ta cho tôi».

Mỹ xác nhận quan tâm đến việc mua cảng Alexandroupolis ở phía bắc Hy Lạp - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2020
Mỹ quan tâm đến việc mua một cảng biển chiến lược ở Hy Lạp. Mối đe dọa ở đâu trong việc này?
«Kẻ nghèo đi ăn xin thì đừng kén chọn (beggars can't be choosers)», - cựu Tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Athens là Robert Palm trả lời.

Dòng tweet của ông này đã gây ra phản ứng gay gắt của dân Hy Lạp, họ chỉ ra rằng việc gọi một quốc gia như Hy Lạp là «kẻ ăn xin», nhất là trong dịp lễ hội kỷ niệm 200 năm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của đất nước này, là «rất thiếu tôn trọng».

«Xấu hổ. Lần sau hãy nghĩ trước khi nói», - người dùng Stanitsas Haralampos viết.

Palm đã xóa dòng tweet và ngỏ lời xin lỗi.

«Tôi nói với tư cách cá nhân, chứ không nhân danh Chính phủ Hoa Kỳ hay tập đoàn Lockheed. Tôi đã xóa dòng tweet trước đó của mình vì lời bình luận của tôi, lẽ ra không thể là thô lỗ hoặc thiếu tôn trọng, lại không được suy tính kỹ càng và thật đáng tiếc đã hàm ý xúc phạm. Tôi thực sự xin lỗi», -  Palm viết.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lời xin lỗi của ông ta là giả dối không chân thành.

«Hy vọng rằng Chính phủ Hy Lạp sẽ chọn đề xuất của Pháp. Vì phần lớn người Hy Lạp và các chuyên gia đều muốn đề xuất của Pháp ... nên dòng tweet này hoá ra rất hữu ích. Viết xuất sắc đấy!», - người dùng Dimitris nhận xét.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала