Với VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang làm thay đổi thái độ của thế giới về Việt Nam

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaXe VinFast.
Xe VinFast. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đăng ký
Sản xuất và phân phối xe ô tô điện VinFast trên đất Mỹ, nhất là sau “cơn địa chấn” VF e34 tại Việt Nam, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đủ khôn ngoan trong chiến lược và tầm nhìn để ‘không lấy trứng chọi đá’.

Chuyên gia kinh tế Việt Nam đánh giá, với VinFast, Vinsmart, Vingroup, chúng ta phải thấy rằng, những người với tầm vóc như Phạm Nhật Vượng đã làm được rất nhiều việc Việt Nam.

Còn chính bản thân tỷ phú Phạm Nhật Vượng thì muốn, Việt Nam phải được thế giới biết đến không chỉ như một dân tộc anh hùng mà người Việt còn rất trí tuệ, uy tín, vị thế của đất nước mạnh về công nghệ, đáng tin cậy về đẳng cấp.

Vì sao VinFast chọn Mỹ?

Chiến lược đưa VinFast khẳng định vị thế ở Việt Nam, khởi động sản xuất ô tô ở Mỹ, tìm chỗ đứng vững chắc ở thị trường Hoa Kỳ và dần vươn xa tầm thế giới của Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng được đánh giá là vô cùng “khôn ngoan”.

Ô tô VinFast của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2021
VinFast VF e34 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có đủ sức thay đổi cuộc chơi?
Như người xưa có câu: Nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất. VinFast, Vingroup của người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đã tính toán từng bước đi hết sức thận trọng, hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và thị trường.

Hãy cùng Sputnik đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao VinFast của tỷ phú USD hàng đầu Việt Nam Phạm Nhật Vượng quyết định mở nhà máy sản xuất và tấn công thị trường Mỹ - nơi cạnh tranh khốc liệt nhất thế giới về ô tô điện với hàng loạt ông lớn như Tesla của Elon Musk, GM, Ford, Honda, BYD của Trung Quốc hay Apple?”.

Khi báo chí trong nước gọi VF e34 - mẫu xe điện VinFast đầu tiên “Made in Vietnam” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup – là “cơn địa chấn” tại thị trường ô tô Việt Nam thời điểm này khi thiết lập loạt kỷ lục đáng nể, đạt gần 4.000 đơn đặt hàng chỉ sau 12 giờ đồng hồ mở bán hay tạo nên “cơn sốt” trào lưu trên các mạng xã hội Facebook, Youtube…thì thông tin về việc VinFast quyết định mở nhà máy sản xuất xe điện ngay trên đất Mỹ và thông tin hợp tác với Foxconn, đối tác hàng đầu của Apple đang thu hút sự chú ý của giới chuyên gia.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 7/2, thông tin về “hãng xe quốc dân” VinFast, đơn vị thành viên thuộc Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính thức nhận được Chứng chỉ thử nghiệm xe tự lái (Autonomous Test Vehicle Permit – ATVT) từ cơ quan chức năng Mỹ được công bố rộng rãi.

Theo đó, cơ quan Quản lý phương tiện California (DMV California) của Hoa Kỳ xác nhận cho biết, VinFast đã chính thức nhận được giấy phép thử nghiệm ô tô điện tự hành (Autonomous Test Vehicle Permit – ATVT) và doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam là công ty thứ 57 được cấp phép tại Mỹ.

Việc VinFast có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Mỹ sau khi thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển ô tô ở San Francisco được cho là bước đi mang tính chiến lược, đột phá nhưng cũng đầy mạo hiểm vì Hoa Kỳ là nơi cạnh tranh khốc liệt, thị trường “cực khó tính”, sân chơi đầy thách thức của các ông lớn như Tesla, Honda, Toyota, BMW, Volkswagen, Intel, Nissan, Apple…

Nói với truyền thông về kế hoạch sản xuất xe ô tô ở Mỹ cũng như quyết tâm chinh phục thị trường Hoa Kỳ, bà Thái Thanh Hải, Tổng Giám đốc VinFast nhấn mạnh, tầm nhìn của VinFast là trở thành một công ty sản xuất ô tô điện thông minh toàn cầu và Mỹ là một trong những thị trường quốc tế đầu tiên mà đơn vị thành viên của Vingroup sẽ tập trung toàn lực.

“Ban đầu chúng tôi sẽ phát triển các mẫu cao cấp dành cho thị trường Mỹ”, bà Thái Thanh Hải thông tin.

Liên quan đến chiến lược dài hạn của VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng – người hiếm hoi xuất hiện trước truyền thông – từng chia sẻ, ông và Vingroup chấp nhận bù lỗ từ 3 -5 năm vì tin rằng, khi đó, VinFast đã chiếm được thị phần rất tốt ở Việt Nam và cũng tạo được chỗ đứng nhất định ở thị trường Mỹ.

VinFast VF e34 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Vì sao xe điện VinFast VF e34 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gây ‘sốt’ ở Việt Nam?

Khá dễ hiểu vì sao VinFast chọn California để thử nghiệm xe điện tự hành và xin cấp phép. Theo giới chuyên gia, đây được đánh giá là bước đi chiến lược khôn khéo của hãng xe Việt Nam.

Mỹ, hay cụ thể là California, vốn là “thủ phủ công nghệ hiện đại”, nơi lý tưởng để các hãng xe hàng đầu thế giới lựa chọn thử nghiệm các dòng sản phẩm của minh, đồng thời cũng là nơi hội tụ phần lớn nhân tài công nghệ trên toàn cầu với nhân lực chất lượng cao.

Ngoài ra, việc VinFast lên kế hoạch mở nhà máy ở thị trường cạnh tranh nhất thế giới về xe điện cũng nhằm tận dụng lợi thế của khu vực tập trung tất cả từ nhà sản xuất xe, nhà sản xuất pin, sản xuất hệ thống sạc, nhà cung cấp cho cả ba bên và các hoạt động bán hàng, dịch vụ hỗ trợ.

Bên cạnh đó, việc VinFast có Viện Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Mỹ và được cấp phép chạy thử xe điện tại đây, doanh nghiệp của tỷ phú Vượng có cơ hội hiện thực hóa về mặt chiến lược đưa xe điện thông minh thương hiệu Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.

“Không lấy trứng chọi đá”, VinFast là nhân tố thúc đẩy cách mạng xe điện ở Đông Nam Á

Trang ASEAN Today, có trụ sở ở Singapore, từng có bài đánh giá khẳng định, cùng với Tesla của Elon Musk, VinFast của ông Phạm Nhật Vượng là nhân tố quan trọng tạo đà phát triển ngành công nghiệp ô tô khu vực Đông Nam Á.

Xe VinFast. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Vinfast vừa nhận đặt cọc ôtô điện đầu tiên với giá chỉ 10 triệu đồng

ASEAN Today khẳng định, VinFast là động lực chính của công nghiệp xe điện Việt Nam, đang trên đà phát triển nhanh chóng với việc mở rộng quy mô sản xuất cũng như giải quyết vấn đề hạ tầng cơ sở phục vụ ngành công nghiệp xe điện như thiếu trạm sạc.

Báo châu Á này cũng nêu rõ, đây chính là cơ sở vững chắc để VinFast hiện thực hóa tầm nhìn toàn cầu, trở thành hãng xe điện công nghệ cao được ưa chuộng trên thế giới, góp phần phát triển giao thông xanh, giảm khí thải ở Việt Nam cũng như trong khu vực.

Như chúng tôi đã từng dẫn bình luận của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ trên tờ Lao Động về việc liệu sản xuất ô tô trên đất Mỹ, VinFast có đang “lấy trứng chọi đá”, đáp lại những nghi ngờ về khả năng thành công của hãng ô tô Việt Nam tại thị trường khó tính và khốc liệt hàng đầu thế giới rằng, nếu người Mỹ chấp nhận được sản phẩm của VinFast, thì tại sao người Việt lại không an tâm mà sử dụng, hỗ trợ một sản phẩm của chính người Việt tạo ra.

“Tôi rất thích chiến lược của Vinfast khi đưa xe điện sang chinh phục thị trường Mỹ. Đây là cách để sau này, ô tô điện Vinfast sẽ quay trở lại chinh phục thị trường nội địa tốt hơn”, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

Theo lý giải của vị chuyên gia, bên cạnh việc phải cạnh tranh thương hiệu với các dòng xe của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, giá thành cũng là điều để doanh nghiệp sản xuất xe hơi Việt Nam cần lưu ý đến nhất là khi theo cam kết của các hiệp định, thuế nhập khẩu từ các thị trường ô tô thế giới về Việt Nam sẽ giảm đi, tính cạnh tranh do đó cũng cao hơn.

Bà Phạm Chi Lan cũng đánh giá, thành tựu của VinFast sẽ tạo đà phát triển cho ngành công nghiệp xe điện của khu vực. Từ đó, thương hiệu ô tô Việt sẽ có cơ sở để hiện thực hóa tầm nhìn toàn cầu, góp phần phát triển giao thông xanh và giảm thiểu khí thải phát ra.

GS. Nguyễn Mại: VinFast mở nhà máy xe điện ở Mỹ là hợp lý

Bình luận về vấn đề tưởng như “nghịch lý” - khi mà rất nhiều công ty đang chuyển dịch sang Việt Nam nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất thì VinFast lại quyết tâm mở nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ, GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã chia sẻ với Trí Thức Trẻ nêu quan điểm cho rằng, VinFast, Vingroup đã “tính toán cả rồi”.

Công nhân Trung Quốc lắp ráp linh kiện điện tử trong nhà máy thuộc công ty khổng lồ Foxconn của Đài Loan tại Thâm Quyến, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2020
Foxconn sẽ chuyển một phần sản xuất linh kiện từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple

Theo GS Mại, những tập đoàn lớn như Vingroup chắc chắn đã có nghiên cứu trước khi quyết định đầu tư. Nghiên cứu này không chỉ là với một dự án mà còn là một chiến lược chung.

Trong các năm qua, tập đoàn Vingroup đã có nhiều thay đổi lớn trong chiến lược. Vingroup tái cơ cấu tập đoàn, hướng vào mảng công nghệ cao, công nghệ nguồn, dịch vụ hiện đại với mong muốn trở thành một tập đoàn đa ngành về công nghệ cao của thế giới. Điều này có thể nói là rất đáng khích lệ.

Vingroup bắt đầu cho chiến lược lớn của mình bằng VinFast. Chỉ sau hơn 10 tháng, từ một khu sình lầy 3-400 ha đã trở thành một khu nhà máy hiện đại. 

Không giống như Kia Motors hay một số tập đoàn Nhật Bản khác, Vingroup đi thẳng vào việc hiện đại hóa, tức là xây dựng nhà máy chủ yếu dùng robot, với cả các phân xưởng không dùng nhân công và hợp tác với các nhà sản xuất hàng đầu về ô tô trên thế giới, cũng như tìm kiếm những người giỏi nhất trên thế giới để lãnh đạo. 

“Đây cũng là cách mà Vingroup làm smartphone. Không giống như việc ông Nguyễn Tử Quảng làm Bphone, Vingroup hợp tác luôn với một tập đoàn lớn về smartphone của Tây Ban Nha rồi nhập luôn công nghệ của họ”, vị chuyên gia chia sẻ.

Có thể nói, đây là chiến lược rất thích hợp với xu thế chuyển đổi kinh tế số của Việt Nam trong giai đoạn này.

Về vấn đề lựa chọn chính nước Mỹ - thị trường mang tính cạnh tranh khốc liệt – có phải lựa chọn mạo hiểm của VinFast, Vingroup hay không, GS. Nguyễn Mại cho rằng, đến nay, Mỹ vẫn là điểm đến thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới.

Năm 2020, khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ khoảng 22 tỷ USD thì đầu tư nước ngoài vào Mỹ đạt 134 tỷ USD. Nguyên do là vì Mỹ là một thị trường tự do, với môi trường rất cạnh tranh, nơi luôn trân trọng những dự án đầu tư có hiệu quả.

Ông Mại dẫn dự báo của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 6,5%, và lạm phát chỉ dưới 3%. Con số này là rất kinh khủng.

Bánh xe - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Thực hư tin xe VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng rụng bánh, gãy càng, chuyên gia nói gì?

Từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, hàng chục triệu người đã không nhận trợ cấp thất nghiệp đã có việc làm. Điều này cho thấy Mỹ khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Các bang của Mỹ cũng khuyến khích các tập đoàn lớn như Amazon lập các nhà máy, các trung tâm thương mại tại các bang với ưu đãi nhiều hơn các bang khác.

“Vậy thì tại sao Việt Nam không tranh thủ các cơ hội từ Mỹ? Chưa bao giờ quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ lại tốt như hiện nay. Cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đều thống nhất quan điểm tăng cường quan hệ đối tác toàn diện, từ kinh tế, văn hóa rồi thương mại, đầu tư và cả an ninh, quốc phòng đối với Việt Nam”, GS. Nguyễn Mại đánh giá.

Theo vị chuyên gia, sau khi ông Joe Biden lên nắm quyền, Mỹ có khả năng sẽ trở lại TPP. Điều này sẽ giúp môi trường đầu tư kinh doanh giữa Việt Nam và Mỹ thông thoáng hơn và có lợi hơn.

“Việc VinFast đầu tư một khoản lớn như vậy vào thị trường Mỹ cũng sẽ nâng cao vị trí, uy thế của Việt Nam trên trường quốc tế”, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhấn mạnh.

Việc đầu tư tới Mỹ có mục tiêu xa hơn nữa là chiến lược hướng tới toàn cầu. Trong các cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng với các doanh nhân hàng đầu Việt Nam, nhiều ý kiến mong muôn là đến năm 2045, Việt Nam có những tập đoàn kinh tế lớn nằm trong Top 1.000 của Thế giới.

“Hiện nay đã có lác đác một vài “anh” như Viettel, Vietcombank… và rõ ràng xu hướng đó là một xu hướng rất đúng. Với xu hướng ấy thì Vingroup có thể làm ở rất nhiều nơi trên toàn cầu chứ không phải chỉ mỗi ở Mỹ, tôi chắc chắn rồi sẽ có cả ở châu Âu và ở các nước khác nữa”, GS Nguyễn Mại khẳng định.

Về vấn đề này, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) cũng từng đánh giá, VinFast hiện sở hữu mạng lưới trung tâm nghiên cứu – phát triển tại Australia, Đức và Mỹ, hay trung tâm thử nghiệm xe đẳng cấp thế giới tại Australia.

“Như vậy, tôi cho rằng VinFast đi theo một lộ trình được hoạch định rõ ràng, có thứ tự rất bài bản, nhằm chinh phục thị trường rộng lớn ngoài biên giới Việt Nam”, ông Long nói.
Xung quanh chuyện hợp tác với Foxconn của Vingroup

Trước việc Foxconn, nhà cung cấp lớn nhất của Apple, đề cập việc hợp tác với Vingroup trong sản xuất xe điện, Tập đoàn Việt Nam đã phản hồi rằng "Foxconn muốn mua lại dây chuyền nhưng chúng tôi chỉ đồng ý hợp tác sản xuất pin và bộ phận của xe điện".

Công nhân làm việc trong phân xưởng của nhà máy Foxconn Technology Group ở Thâm Quyến, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Vingroup và Foxconn: đối tác hay đối thủ?

Đối với vấn đề này, GS. Mại cho rằng, mỗi tập đoàn kinh tế lớn đều có một chiến lược riêng của mình. Và với Vingroup, không thể nói trước được rằng, liệu hôm nay hay ngày mai, ông Phạm Nhật Vượng lại có những ý tưởng gì nữa.

“Nhưng chúng ta phải thấy rằng, những người với tầm vóc như Phạm Nhật Vượng đã làm được rất nhiều việc cho đất nước này”, GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh,

Vị chuyên gia dẫn chứng, đặc biệt hiện nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư vào nghiên cứu phát triển, mở một trường đại học riêng, đẳng cấp cao, thu phí không thấp hơn Mỹ, nhưng rất nhiều người học. Ông Vượng cũng hợp tác với mấy chục trường đại học khác, cấp học bổng để đào tạo ra những đội quân tinh nhuệ cho đất nước nói chung và cho ông sau này.

“Rõ ràng, khi hợp tác với doanh nghiệp Hàn Quốc hay Đài Loan, Vingroup cũng không muốn hợp tác theo kiểu các nhà cung cấp của Việt Nam với tư cách là nhà thầu phụ, mà hợp tác với tư cách bình đẳng”, GS Mại phân tích.

Theo chủ tịch VAFIE, Chính phủ nên khuyến khích, ủng hộ những chiến lược như thế này. Trong khi đó, những người chưa nắm được chiến lược của công ty thì  đừng nên vội đưa ra những bình luận, chỉ trích.

Để quốc tế, thế giới phải nhìn Việt Nam ‘bằng ánh mắt khác’

Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã khác. Quy mô nền kinh tế Việt Nam trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ 4 ASEAN, top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất toàn cầu và là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.

Landmark 81 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2021
Vingroup có động thái “lạ”, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tính toán gì?

Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc - duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao nếu đủ quyết tâm và nỗ lực cũng như xây dựng những “thương hiệu quốc gia” mạnh, vững chắc, như các nước đi trước đã làm.

GS. Nguyễn Mại đánh giá việc cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump luôn muốn thực hiện chiến lược “Make America Great Again” - “Nước Mỹ trên hết” là hết sức đúng đắn và công ăn việc làm là quan trọng nhất đối với người Mỹ.

Ông Trump đã bắt buộc xí nghiệp của công ty Mỹ phải rời nhà máy từ Trung Quốc về Mỹ và đưa ra  những chính sách khuyến khích cho việc đó. Với cựu lãnh đạo Nhà Trắng, lợi ích của dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu.

“Trong số các lợi ích dân tộc thì điều quan trọng nhất là việc làm, thu nhập tạo nên cuộc sống cho gia đình người dân và con cái họ, từ đó góp phần làm giàu cho đất nước. Chính vì vậy, phải định hướng rất rõ khi đầu tư ra nước ngoài”, Chủ tịch VAFIE lưu ý.

Ông Mại cho rằng, đầu tư vài triệu USD ra nước ngoài để làm một xưởng sản xuất may mặc chỉ là một đầu tư rất nhỏ. Những đầu tư như thế không nên khuyến khích. Cần để cho những lao động trong nước (tại Việt Nam) có công ăn, việc làm ổn định trước đã.

Phó TGĐ của VINGROUP Mantosh Malhotra giới thiệu về Tập đoàn VINGROUP tại Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2020
Tập đoàn Vingroup công bố Giải thưởng toàn cầu VinFuture
Hiện nay, kinh tế của Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ, mỗi năm vẫn cần phải giải quyết việc làm cho khoảng 1,2 – 1,4 triệu người. Lao động Việt Nam đã không còn là lao động giá rẻ nữa, mà là lao động qua đào tạo.

“Điều này có nghĩa là chi phí cho lao động Việt Nam cũng không còn thấp nữa. Thế nên vấn đề đầu tư ra nước ngoài cần có chiến lược rõ ràng”, vị chuyên gia lưu ý.

Đối với những gì VinFast đang làm, PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng từng nhận xét, 5G của Viettel, hay xe của VinFast đã thể hiện tinh thần “Make in Vietnam” tương đối rõ.

“Khái niệm ấy hàm nghĩa những thứ Việt Nam làm được, nhưng ở tầm công nghệ cao”, vị chuyên gia chia sẻ.

PGS.TS Ngô Trí Long, cho rằng, VinFast đã giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam “có tên” trên bản đồ thế giới, tạo nên niềm tự hào dân tộc và khiến chính những hãng xe quốc tế cũng phải chú ý.

Vị chuyên gia khẳng định, việc ra đời những chiếc ô tô điện thông minh “made in Vietnam” không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, đưa Việt Nam định danh vào bản đồ công nghiệp ô tô thế giới.

Đúng như tuyên bố mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng đưa ra khi nói về VinFast, phải đặt câu hỏi, vì sao thế giới làm được mà Việt Nam mình lại không làm được.

CC BY-SA 4.0 / Hải Nam / Pham Nhat Vuong (cropped photo)Phạm Nhật Vượng
Với VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang làm thay đổi thái độ của thế giới về Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Phạm Nhật Vượng
“Ví dụ như bây giờ mục tiêu là phải có được một thương hiệu công nghiệp tốt. Hyundai làm được, Toyota làm được, tại sao Việt Nam mình không làm được? Mỹ có Microsoft, có Apple… tại sao mình không có được? Cứ cho là mình không phải là số một, nhưng bét ra cũng vào top 5, top 10 đi. Những cái đó sẽ mang lại thương hiệu cho đất nước mình”, ông Phạm Nhật Vượng nhấn mạnh.

Đúng như Chủ tịch Vingroup tâm niệm, thế giới không chỉ biết đến một Việt Nam anh hùng mà phải biết đến một Việt Nam trí tuệ đẳng cấp và VinFast đang trên con đường thực hiện mục tiêu ấy – để quốc tế, bạn bè năm châu biết đến Việt Nam không chỉ là quốc gia chiến thắng kẻ thù lớn như Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ, mà còn là đất nước mạnh về trí tuệ, đẳng cấp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала