Đại biểu Hà Nội: “Ngành tư pháp đã xử lý nhiều vụ án lớn, phức tạp, được nhân dân đồng tình”

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn Tấn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Ngọ Duy Hiểu phát biểu ý kiển
 Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Ngọ Duy Hiểu phát biểu ý kiển - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) –Sáng 30/3, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Kết quả nổi bật nhiệm kỳ qua của ngành tư pháp

Đất nước càng phát triển thì những đòi hỏi đối với các giá trị dân chủ, nhân quyền, công bằng, công lý càng cao. Nhiệm kỳ qua các cơ quan tư pháp đã và đang nỗ lực và tạo áp lực lớn cho chính mình để hướng tới những giá trị tốt đẹp đó bằng nhiều việc làm cụ thể đáng ghi nhận. Đại biểu Ngọ Duy Hiểu từ Đoàn TP. Hà Nội đã trình bày 5 kết quả nhiệm kỳ qua mà ngành tư pháp đạt được. Ông Hiểu nói:

“Các cơ quan tư pháp đã thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu do Quốc hội giao, có nhiều chỉ tiêu vượt trong bối cảnh tình hình tội phạm vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp, có những vấn đề mới xuất hiện chưa từng có. Hai cơ quan đã chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, đặt ra yêu cầu cao với những cán bộ thuộc cơ quan mình, đã quan tâm lắng nghe và kịp thời giải quyết nhiều vụ việc dư luận quan tâm”.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn Giang Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Ngọ Duy Hiểu phát biểu.
Đại biểu Hà Nội: “Ngành tư pháp đã xử lý nhiều vụ án lớn, phức tạp, được nhân dân đồng tình” - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Ngọ Duy Hiểu phát biểu.

Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội nhấn mạnh, các cơ quan tư pháp đã quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, các chức danh tố tụng, hướng tới hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, hướng tới công bằng và bảo vệ công lý. Đồng thời, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động nghiệp vụ trên cơ sở pháp luật. Ví dụ, việc tòa án công khai bản án quyết định của tòa án trên cổng thông tin điện tử của tòa án giúp nhân dân giám sát hoạt động xét xử hay việc ban hành, phát triển án lệ - vấn đề đã được đặt ra từ nhiều nhiệm kỳ qua.

Cả hai cơ quan đã chỉ đạo, vận hành toàn hệ thống theo mô hình tổ chức 4 cấp, vừa hoạt động, vừa khắc phục khó khăn trong bối cảnh thiếu biên chế là nỗ lực lớn mà tôi đánh giá cao. Ông Hiểu nói thêm:

“Đã xử lý được nhiều vụ án lớn, phức tạp, đặc biệt là các vụ án về tham nhũng, ma túy, kinh tế, xâm phạm an ninh quốc gia, được đông đảo nhân dân đồng tình. Cả hai cơ quan đã tập trung khắc phục tình trạng oan sai, đồng thời sự thận trọng, khách quan, trách nhiệm đã tăng cao ở những người tiến hành tố tụng”.

Nêu 3 vấn đề quan tâm, đề xuất 5 nội dung

Cùng với đó, Đại biểu TP. Hà Nội Ngọ Duy Hiểu đã nêu lên 3 vấn đề mà cử tri quan tâm:

“Thứ nhất, ở một số phiên tòa, nhất là ở cấp huyện, vùng sâu vùng xa tính tranh luận còn thấp, vai trò của luật sư chưa được khẳng định đầy đủ. Thứ hai, một số chức danh tố tụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa thể hiện sự thân thiên, tôn trọng nhân dân, kiến thức có mặt còn nghèo nàn, hạn chế. Thứ ba, nhân dân còn nhiều đơn thư về các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, nhiều vụ việc còn kéo dài, bức xúc. Một số vụ án hành chính còn gây nhiều băn khoăn trong dư luận”.

Trên cơ sở ý kiến của cử tri và nhiều những vấn đề quan tâm đến lĩnh vực tư pháp, Đại biểu Ngọ Duy Hiểu đã đề xuất 5 nội dung tới Quốc hội. Hai trong số đó là:

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng phát biểu ý kiến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Công lý không bao giờ có giá rẻ!

“Cần tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ của hai cơ quan cả về chuyên môn, kỹ năng công tác, kiến thức xã hội, đặc biệt là sự liêm chính và ý thức về lẽ công bằng. Quan tâm hơn nữa đến phòng chống tội phạm ma túy vì đây là loại tội phạm làm nảy sinh rất nhiều những loại tội phạm khác; các tội phạm lừa đảo trên mạng xã hội, tín dụng đen và tội phạm trẻ em”.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh cần có đề án để đưa các chức danh tố tụng: điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phám trải nghiệm ở các phòng tiếp công dân của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp để thấu hiểu nhân dân hơn. Ông Hiểu nói:

“Nếu các chức danh này chứng kiến những ánh mắt, những nỗi buồn và cả những câu chuyện của người dân nhiều năm đi đòi công lý thì chắc chắn những người tiến hành tố tụng sẽ động lòng và thấy mình phải thận trọng hơn, trách nhiệm hơn, công bằng và khách quan hơn”.

Đề xuất tiếp theo của ông là huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật và các tranh chấp, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội và quản trị quốc gia để giảm tội phạm, nhất là đổi mới phương thức giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, lan tỏa các giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp để tạo môi trường chống virus tội phạm hiệu quả là vấn đề rất cần thiết.

Cuối cùng, Đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm, đầu tư nguồn lực, các điều kiện đảm bảo để cán bộ tư pháp yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ, tự giác, tự nguyện theo đuổi các giá trị dân chủ, công bằng, công lý bằng danh dự và trách nhiệm nghề nghiệp của mình.

Tại phiên thảo luận sáng nay, phần lớn các ý kiến của các đại biểu bày tỏ sự đồng thuận cao với nội dung được đề cập trong các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала