Người kế nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là ông Vương Đình Huệ?

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNĐồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đăng ký
Việt Nam chính thức miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đề cử ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Với những thông tin “vốn không phải bí mật” đã được chính quyền Việt Nam công bố, nhiều khả năng, ông Vương Đình Huệ sẽ là người kế nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân lãnh đạo Quốc hội nhiệm kỳ mới.

Chính thức miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Chiều nay, 30/3, Việt Nam đã chính thức tiến hành, thông qua quy trình miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Theo đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Tờ trình của cơ quan này về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng Kỷ niệm chương Hoạt động Quốc hội Việt Nam cho đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV đã có thành tích đóng góp cho hoạt động Quốc hội Việt Nam.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin về nội dung Tờ trình của Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng, trong đó nêu rõ thực tế suốt thời gian đảm nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bà Phóng cũng nhắc lại việc kiện toàn các chức danh này là do yêu cầu bố trí sắp xếp công tác nhân sự cấp cao sau Đại hội XIII của Đảng sao cho đồng bộ.

Sau Tờ trình của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, các đại biểu tiến hành thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Sau đó, Quốc hội tiến hành quy trình miễn nhiệm bà Ngân khỏi cương vị Chủ tịch Quốc hội Khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Thông báo cùng ngày của cơ quan kiểm phiếu Quốc hội cho thấy, có 429/449 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu.
Người kế nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là ông Vương Đình Huệ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu.

Theo đó, Quốc hội Việt Nam thống nhất chính thức miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Đồng thời, Nghị quyết về việc miễn nhiệm cũng được Quốc hội biểu quyết thông qua với 429/449 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 89,38% tổng số đại biểu Quốc hội).

Sau khi biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đối với bà Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và tiến hành thảo luận ở đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia khóa mới.

Ông Vương Đình Huệ sẽ là tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam?

Với việc được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia khóa mới, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhiều khả năng sẽ trở thành tân Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam.

Đồng chí Vương Đình Huệ tiếp tục được bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 với số phiếu tuyệt đối. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2020
Lãnh đạo chủ chốt Hà Nội: Các ông Vương Đình Huệ, Chu Ngọc Anh tái đắc cử

Cụ thể, chiều 30/3, sau khi thực hiện đầy đủ quy trình miễn nhiệm chính thức chức Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu tân Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Và như chúng tôi đã thông tin, người được giới thiệu là ông Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Bí thư Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trưởng Đoàn ĐBQH khoá XIV Thành phố Hà Nội, nguyên Phó Thủ tướng của Việt Nam.

Được biết, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các đại biểu sẽ thảo luận ở Đoàn trước khi tiến hành bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia vào sáng mai 31/3/2021.

Đồng thời, tân Chủ tịch Quốc hội cũng phải tuyên thệ “trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp” khi được Quốc hội bầu.

Cùng với đó, trong chương trình làm việc vào ngày 31/3, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội và thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội khóa mới.

Tiểu sử và quá trình công tác của ông Vương Đình Huệ

Ông Vương Đình Huệ sinh ngày 15 tháng 3 năm 1957 tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVI, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư Lệnh Thủ đô và vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu để Quốc hội bầu làm tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XV.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2020
Bí thư Vương Đình Huệ: Đưa Hà Nội thành Trung tâm sáng tạo của khu vực

Tại Việt Nam, ông Vương Đình Huệ trước đó được biết đến nhiều nhất trên cương vị Phó Thủ tướng Chính được phân công phụ trách theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác thuộc khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch, tài chính, giá cả, tiền tệ ngân hàng, thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính, dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

Ông Huệ được đánh giá là cán bộ được đào tạo cơ bản, có trình độ sâu về lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ. Ông Vương Đình Huệ có học hàm Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế.

Trước tháng 7/2001, ông là giảng viên rồi giữ chức Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đảng ủy viên Đảng bộ Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính). Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đồng chí Vương Đình Huệ hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước.

Cụ thể, trong đó, từ 12/2012 - 01/2016 ông Huệ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa XIII. Từ 1/2016 - 4/2016, đồng chí Vương Đình Huệ là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Từ 4/2016 - 2/2020 đồng chí Vương Đình Huệ là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (tháng 06/2016), đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Từ ngày 7/02/2020, đồng chí Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020 thay cho ông Hoàng Trung Hải chuyển sang làm Phó trưởng Tiểu ban văn kiện Đại hội XIII của Đảng (tiểu ban do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Tiểu ban).

Ngày 30/3/2021, ông Vương Đình Huệ được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thay cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала