Tại sao Biden không thay đổi chính sách chống Trung Quốc của Trump?

© REUTERS / Joshua RobertsTổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại New Castle, bang Delaware.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại New Castle, bang Delaware. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đăng ký
Trong tương lai gần, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng thay đổi thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Điều này đã được người đứng đầu Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ Catherine Tai cho biết.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với giới truyền thông trên cương vị mới, bà Tai nhấn mạnh rằng: Mỹ có ý định duy trì mức thuế quan mà Trump áp đặt, ngay cả khi cộng đồng doanh nghiệp yêu cầu hủy bỏ chúng.

Tiền tệ của Trung Quốc và Hoa Kỳ trên nền của biểu đồ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2020
Lợi thế của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 370 tỷ USD - gần như tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Động cơ thúc đẩy điều này là mong muốn giảm mất cân bằng thương mại. Thâm hụt thương mại của Mỹ so với Trung Quốc đã tăng 336 tỷ USD trong vòng 18 năm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ đang thua thiệt về hợp tác thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại chính của Hoa Kỳ. Năm 2020, thương mại song phương lên tới khoảng 580 tỷ USD.Theo tính toán của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: thương mại song phương đã cung cấp hơn 900.000 việc làm cho người Mỹ tính đến năm 2015.

Biểu thuế không giúp giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại của Mỹ

Thật vậy, trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, thâm hụt thương mại so với Trung Quốc đã giảm từ 419 tỷ USD xuống 311 tỷ USD. Nhưng đồng thời, Hoa Kỳ bắt đầu thay thế các sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế bằng hàng nhập khẩu từ các nước khác - Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, v.v. Kết quả là, thâm hụt thương mại tổng thể của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump thậm chí còn tăng lên: từ 481 tỷ USD năm 2016 lên 679 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi đó, mặc dù Trump đã nhiều lần khoe khoang rằng kho bạc Mỹ nhận được hàng tỷ đô la từ thuế quan đối với sản phẩm của Trung Quốc. Trong năm tài chính 2020, Hải quan Hoa Kỳ đã thu được 74,4 tỷ USD tiền thuế từ các nhà nhập khẩu. Con số này cao hơn gấp đôi số tiền thu được trước khi Trump nhậm chức. Tuy nhiên, số tiền này buộc phải trả cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ.

Cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ làm Mỹ thiệt hại một nghìn tỷ đô la

Không có gì ngạc nhiên, như Catherine Tai lưu ý, khi doanh nghiệp đã yêu cầu bà chỉ cần nhận và hủy bỏ tất cả các loại thuế quan. Tuy nhiên, đại diện thương mại Mỹ đã chỉ ra sự nguy hiểm của việc hủy bỏ thuế quan. Thứ nhất, theo bà, các tác nhân kinh tế chưa sẵn sàng cho những thay đổi chính sách mạnh mẽ như vậy, và có thể xuất hiện mối đe dọa đối với ổn định tài chính. Ngoài ra, như bà cho biết, thuế quan mang lại cho Hoa Kỳ lợi thế bổ sung trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Và sẽ không có nhà đàm phán nào từ bỏ đòn bẩy bổ sung đối với đối thủ, bà Tai tuyên bố.

Chính sách của Biden về Trung Quốc vẫn không thay đổi

Chính quyền mới đang cố gắng duy trì tính liên tục, bất chấp những lời hùng biện của chiến dịch tranh cử, - Jiang Yuechun, cộng tác viên Trung tâm kinh tế thế giới và phát triển tại Viện Các vấn đề quốc tế, nói với Sputnik.

"Hiện nay, quan hệ Trung-Mỹ phần lớn đang tiếp tục xu hướng đã được thiết lập dưới thời chính quyền Trump. Không có thay đổi nghiêm trọng. Chính sách của Biden là sự tiếp nối chính sách của Trump, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân quyền và hệ tư tưởng. Do đó, trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như kinh tế và thương mại, cũng không nên mong đợi bất kỳ sự “nới lỏng” nào từ Biden. Lý do chính xuất phát từ điểm này".
Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo về cuộc cạnh tranh chiến lược lâu dài và khó khăn với Trung Quốc

Tuy nhiên, xuất hiện những nghi ngờ lớn về việc liệu thuế quan có thực sự khủng khiếp đối với Trung Quốc và có phải là một cơ chế thực thi hiệu quả đến như vậy hay không. Ví dụ, theo thỏa thuận thương mại “giai đoạn đầu” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cách đây 14 tháng, Trung Quốc đã cam kết tăng nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức năm 2017 trong vòng hai năm. Tuy nhiên, theo thống kê thương mại cho thấy, hiện tại, Trung Quốc mới thực hiện nghĩa vụ 32,6%. Rõ ràng đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến thương mại. Trong điều kiện khủng hoảng, hầu hết các nước, bao gồm cả Trung Quốc, đặt ra ưu tiên theo  kiểu mới - đó là cần phải giải cứu, trước hết là nền kinh tế của chính họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng Trung Quốc, với tư cách nền kinh tế thứ hai trên thế giới, mặc dù có mối liên hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, vẫn không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của Washington. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ, nhưng nếu Mỹ tiếp tục chính sách cưỡng bức thiển cận, Trung Quốc sẽ có thể tìm ra giải pháp thay thế họ,- chuyên gia Jiang Yuechun nhận định.

"Quan hệ thương mại Trung-Mỹ rất quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ tiếp tục chính sách ép buộc mù quáng đối với Trung Quốc, chúng tôi sẽ không quá lo lắng. Trung Quốc đã đa dạng hóa đáng kể các mặt hàng xuất khẩu của mình. Chúng tôi tiến hành kinh doanh không chỉ với Hoa Kỳ, mà còn với Châu Âu, Nhật Bản và các  nước khác. Với tư cách là một cường quốc công nghiệp lớn, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn bộ nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc có thị trường tiêu thụ nội địa lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, chúng tôi đang chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu, tối ưu hóa nền kinh tế trong nước. Trung Quốc đang giảm dần phụ thuộc vào xuất khẩu. Và nhu cầu trong nước ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc".
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Washington, năm 2015. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2021
Quan hệ Trung - Mỹ: Liệu có tốt hơn dưới thời Biden?

Mặt khác, có vẻ như Hoa Kỳ không còn quan tâm nhiều đến các vấn đề thương mại như Trump đã làm. Và triển vọng phát triển thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hóa ra rất mơ hồ sau các cuộc đàm phán ở Alaska, khi các bên trao đổi với nhau những tuyên bố khá cứng rắn. Giới truyền thông lưu ý rằng các vấn đề của thỏa thuận thương mại đã được nêu ra trong cuộc họp ở Anchorage. Tuy nhiên, cả phía Mỹ và phía Trung Quốc đều không đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào về vấn đề này. Xét đến các tuyên bố mới nhất của đại diện thương mại Hoa Kỳ, có thể kết luận rằng: cuộc chiến thương mại đang dần dần mang  tính chất bình thường chậm chạp, và mỗi bên sẽ điều chỉnh theo tình trạng này.

Tăng cường quan hệ thương mại với các đồng minh chính trị

Hoa Kỳ, chẳng hạn, đang tìm cách tăng cường quan hệ thương mại với các đồng minh chính trị. Hôm trước,  trong cuộc trò chuyện với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Margaret Vestager, Catherine Tai đã nhấn mạnh sự quan tâm của Hoa Kỳ trong việc phát triển các mối quan hệ thương mại tích cực và hiệu quả hơn với Liên minh Châu Âu. Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố sau hội đàm, trong đó lưu ý rằng hai bà Tai và Vestager đã đồng ý làm việc cùng nhau trong các vấn đề ưu tiên như biến đổi khí hậu, kinh tế kỹ thuật số, cũng như tăng cường hợp tác Hoa Kỳ-Châu Âu để xây dựng mối quan hệ kinh tế với các nền kinh tế lớn phi thị trường, chẳng hạn như Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang xem xét khả năng áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm của châu Âu trong trường hợp các nước EU không đồng ý với Washington về cái gọi là thuế đối với Google. Brussels đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các công ty kỹ thuật số và internet của Mỹ hoạt động tại thị trường châu Âu phải nộp thuế tại các khu vực tài phán của châu Âu.

Toà nhà Bộ thương mại ở Bắc Kinh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2021
Trung Quốc phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực

Đến lượt mình, Trung Quốc cũng đang cố gắng đa dạng hóa chính sách thương mại của mình và “không tự nhốt mình” trong Mỹ. Năm ngoái, các nước ASEAN lần đầu tiên chiếm vị trí dẫn đầu về thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc đã ký kết hiệp định RCEP nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước châu Á. Theo hướng châu Âu, đã đạt được các thỏa thuận về hiệp định đầu tư, nhưng vẫn chưa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Chính quyền Trung Quốc cũng tuyên bố rằng Bắc Kinh đang xem xét khả năng gia nhập TPP, tổ chức mà trước đó Hoa Kỳ đã đơn phương rút lui. Nếu tất cả các kế hoạch của Trung Quốc trở thành hiện thực, Bắc Kinh sẽ trở thành nhân tố chủ chốt trong hầu hết các sáng kiến ​​thương mại thế giới. Còn nhân tố Mỹ sẽ ngày càng đóng vai trò ít quan trọng hơn đối với Trung Quốc và đối với thương mại thế giới nói chung.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала