Tại sao người Trung Quốc và người Iran khiến người Mỹ thấy phiền phức, nhưng Nga lại hài lòng

© REUTERS / Majid Asgaripour / WANABộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác 25 năm ở Tehran.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác 25 năm ở Tehran. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đăng ký
Tổng thống Mỹ Joe Biden có rất nhiều điều không hài lòng trong thế giới hiện đại: chẳng hạn, ông ta không thích quan hệ hợp tác giữa Bắc Kinh và Tehran.

Theo nhà phân tích Pyotr Akopov của Sputnik, cuối tuần trước, khi được hỏi về quan hệ đối tác giữa hai cường quốc châu Á, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng ông ta đã "quan tâm đến" hợp tác Trung Quốc-Iran trong nhiều năm. Ngay sau đó, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran, ông Ali Shamkhani đã đáp trả Biden và viết rằng mối lo ngại của Biden là hoàn toàn có lý.

 Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif chào mừng người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đến thăm Tehran, thủ đô Iran. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2021
Iran và Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác 25 năm
"Thế giới đâu chỉ có phương Tây mà thôi. Và phương Tây đâu chỉ có Hoa Kỳ - quốc gia không công nhận luật pháp- và ba quốc gia châu Âu không thực hiện cam kết của mình. Biden đã có lý khi bày tỏ mối quan ngại rằng hợp tác chiến lược ở phương Đông sẽ đẩy nhanh hoàng hôn của Hoa Kỳ. Việc ký kết lộ trình quan hệ đối tác chiến lược giữa Iran và Trung Quốc là một phần của sự phản kháng tích cực đối với Mỹ".

Đúng vậy, nguyên nhân nghiêm trọng mới khiến người Mỹ lo ngại là thỏa thuận hợp tác chính trị, chiến lược và kinh tế giữa Iran và Trung Quốc trong thời hạn 25 năm, được ký kết tại Tehran hôm thứ Bảy vừa qua.

© AP Photo / Ebrahim NorooziChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Tehran, 2016.
Tại sao người Trung Quốc và người Iran khiến người Mỹ thấy phiền phức, nhưng Nga lại hài lòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Tehran, 2016.

Quá trình thảo luận về tài liệu này diễn ra trong một thời gian dài: các bên đã thỏa thuận về nó từ năm 2016, khi ông Tập Cận Bình tới thăm Iran, và bản thân thỏa thuận cũng đã sẵn sàng để ký kết từ một năm trước. Khi đó, thỏa thuận không chỉ bắt đầu khiến cho người Mỹ và thế giới Ả Rập quan ngại, mà ngay cả người Iran cũng phải lo nghĩ. Hơn nữa, không chỉ những người nhập cư có tư tưởng đối lập bị đe dọa, đặc biệt là con trai của vị vua cuối cùng, mà cả các chính trị gia độc lập như cựu Tổng thống Ahmadinejad (mặc dù đối với ông, đây là một yếu tố chuẩn bị tranh cử tổng thống sắp tới, nhưng không chắc ông ta có thể được phép tham gia).

Lầu Năm Góc - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Lầu Năm Góc bình luận về cuộc tập trận chung của Nga, Trung Quốc và Iran

Thỏa thuận được ký kết hàm chứa một số điều bí mật! Trung Quốc sẽ thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Iran! Trung Quốc sẽ mua hết của cải Iran, và rồi Iran sẽ rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc! Các nhà chức trách Iran cố gắng thuyết phục rằng không có giao thức bí mật nào trong thỏa thuận, họ hứa hẹn sắp tới sẽ công bố văn bản đã được ký kết. Dự thảo thỏa thuận đã từng xuất hiện trên báo chí trước đó cho thấy nó thực sự có quy mô rất lớn, nhưng rõ ràng là không thể có bất kỳ nghi vấn nào về việc Trung Quốc mua Iran. Cả hai nước không chỉ nằm trong số những quốc gia lâu đời nhất trên trái đất, mà còn cực kỳ coi trọng chủ quyền của mình, và thực sự có chủ quyền. Vì vậy, cho dù các khoản đầu tư mà Trung Quốc hứa hẹn có quy mô khổng lồ - ước tính khoảng 450 tỷ USD - thì cũng không có chuyện mua bán Iran. Nhưng sự lựa chọn chiến lược ban lãnh đạo của nước này chính là điều khiến giới tinh hoa chính trị Đại Tây Dương lo lắng.

Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc xây dựng "Một vành đai, một con đường" (sẽ tước đi khả năng các nước Đại Tây Dương kiềm chế Trung Quốc, kể cả liên  hệ với thế giới) – Trung Quốc đang xây dựng một kiến ​​trúc thế giới mới, trước tiên là cho châu Á và khu vực Âu-Á, và có khả năng là cho toàn thế giới. Đây không phải là thế giới của Trung Quốc thay vì thế giới của Mỹ - đây là thế giới các liên minh chiến lược giữa các trung tâm sức mạnh độc lập, hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh lẫn nhau. Điều này nghiễm nhiên khiến cho ảnh hưởng của phương Tây nói chung và Hoa Kỳ nói riêng bị suy yếu đi, sau đó là lật đổ họ khỏi Âu-Á, tiếp đến là xóa bỏ thế giới kiểu Mỹ. Tất nhiên, không phải tất cả các nước tiềm năng tham gia Con đường Tơ lụa Mới đều có chủ quyền thực sự, nhưng họ muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Washington và nhận được các khoản đầu tư thực sự vào nền kinh tế của mình. Còn các quốc gia độc lập như Iran thì không có bất kỳ hạn chế bên ngoài nào trong quan hệ đối tác với Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2020
Trung Quốc phản đối gia hạn cấm vận vũ khí đối với Iran

Washington đặc biệt khó chịu trước sự lựa chọn có chủ ý của Iran, cũng như nguyện vọng có đi có lại của Trung Quốc, bởi vì trong suốt 4 thập kỷ qua, Mỹ đã cố gắng biến Iran thành một đất nước bị ruồng bỏ điển hình. Sau khi Liên Xô sụp đổ, cùng với các biện pháp trừng phạt vô tận, gây áp lực, đe dọa chiến tranh, khiêu khích… Mỹ đã tuyên truyền và biến Iran thành một địa ngục trần gian, trên thực tế, nước này đã trở thành "kẻ thù số một". Nhưng những lời nói dối không ngừng, cũng như các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ đã thành vô ích, người dân Iran đã kiên cường cầm cự. Hơn nữa, họ còn mở rộng ảnh hưởng của đất nước trong khu vực, thậm chí lợi dụng hậu quả cuộc xâm lược của Mỹ. Ở Trung Đông, Iran trở thành đối thủ chính của Hoa Kỳ - và đối với một phần lớn thế giới Hồi giáo, họ là hình mẫu về khả năng chống sức ép từ phía bên ngoài và sự xâm lấn của phương Tây. Và tất cả những điều này diễn ra trong hoàn cảnh bên ngoài rất khó khăn - không dễ gì chống lại vị thế bá chủ thế giới, ngay cả trong giai đoạn suy tàn.

Iran không hoàn toàn đơn độc trong suốt những năm qua

Nga cũng ở bên cạnh Iran, nhờ đó mà trong năm 2015 đã được giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân Iran (không mang tính chất quân sự, nhưng bị Hoa Kỳ sử dụng để gây áp lực quốc tế đối với Iran). Còn Trung Quốc thì trở thành đối tác thương mại chính của Iran. Nhưng trước khi phương Tây bắt đầu tích cực đối đầu, cả Nga và Trung Quốc đều buộc phải kiềm chế quan hệ với Iran và lường trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Nhưng bây giờ giai đoạn đó đã qua đi và quan hệ hợp tác với Tehran sẽ gia tăng.

Iran từ lâu đã tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) nhằm duy trì an ninh ở châu Á (trước đó Iran là quan sát viên trong tổ chức Nga - Trung này trong một thập kỷ rưỡi). Trên thực tế, việc Iran gia nhập hàng ngũ các thành viên chính thức của SCO là sự xác nhận định hướng địa chính trị của nước này đối với Nga và Trung Quốc, bởi vì hợp tác quân sự đã diễn ra tích cực trong một thời gian dài. Điều đó không chỉ liên quan đến việc mua vũ khí mà còn liên quan đến các hoạt động chung của Nga và Iran tại Syria và các cuộc tập trận chung của hải quân ba nước trên Ấn Độ Dương.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Tại sao Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ngoại giao ở Trung Đông?

Iran là quốc gia quan trọng đối với toàn bộ khu vực Trung Đông. Trong bối cảnh tất cả những mâu thuẫn giữa người Ả Rập theo dòng Sunni và người Ba Tư theo dòng Shiite, chính Nga và Trung Quốc đang quan tâm đến việc làm dịu đi sự đối đầu và hòa giải giữa Iran và các nước láng giềng Ả Rập. Người Mỹ liên tục lợi dụng các mâu thuẫn này, thổi phồng và sử dụng chúng để củng cố vị thế của Mỹ trong khu vực, nhưng Mỹ không thể phá vỡ Iran hay mang lại hòa bình cho khu vực. Ngược lại, bằng cách tiêu diệt Iraq, Mỹ đã gây ra phản ứng dây chuyền mất ổn định cho toàn bộ thế giới Ả Rập, trên nền tảng đó vị trí của Iran trong khu vực càng thêm củng cố. Trong thập kỷ tới, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông sẽ suy giảm, ngược lại Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục bổ sung cho nhau giành điểm và củng cố vị thế của mình trong khu vực.

Vai trò của Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng

Trung Quốc sẽ ngày càng đóng vai trò đối tác thương mại và đầu tư cho khu vực, còn Nga sẽ đóng vai trò là người bảo lãnh chính trị (đồng thời là trọng tài) và đối tác quân sự, cho phép người dân Ả Rập giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ. Sau 40 năm đối đầu với phương Tây, từ nay nhận đầu tư của Trung Quốc và tăng cường quan hệ với Nga (kể cả việc ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh Á-Âu), Iran có thể nâng cao đáng kể nền kinh tế của mình. Do hậu quả lệnh trừng phạt và hạn chế của Mỹ, nền kinh tế Iran vẫn chưa thể so sánh với G-20, nhưng tiềm năng của Iran rất lớn, cho nên nước này cần tham gia câu lạc bộ các cường quốc một cách chính đáng.

Trong công cuộc xây dựng trật tự thế giới mới, Nga và Trung Quốc rất cần những đồng minh như Iran – một nước mạnh mẽ, độc lập, nhận thức rõ về cội nguồn lịch sử và bảo vệ lợi ích quốc gia của mình với tư cách là một cường quốc văn minh. Cũng như nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, Iran chắc chắn là một trong những quốc gia vĩ đại như vậy - láng giềng của Nga và đối tác của Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала