Trung Quốc cần phải tránh lặp lại sai lầm của Mỹ

© Sputnik / Anna RatkogloNhà máy ở Trung Quốc
Nhà máy ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đăng ký
Cựu Phó Chủ nhiệm Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, và hiện là cố vấn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Tsai Fan phát biểu như vậy trong Diễn đàn kinh tế thực tại Phật Sơn. Theo ông, Hoa Kỳ đánh mất khả năng cạnh tranh chính là vì sản xuất công nghiệp đang rời bỏ đất nước.

Chuyên gia chỉ ra một xu hướng tương tự ở Trung Quốc - tỷ trọng ngành công nghiệp giảm liên tục. Nếu như năm 2006 khu vực công nghiệp chiếm 42% GDP thì năm 2019 con số này giảm xuống còn 32%. Đồng thời, tỷ trọng sản xuất công nghiệp trực tiếp thậm chí còn thấp hơn. Hiện giờ nó ít hơn 28%. Đại dịch COVID-19 không cải thiện được vị thế của ngành, đặc biệt là trong các ngành định hướng xuất khẩu, bởi vì, khác với Trung Quốc, nhiều quốc gia vẫn chưa thể vượt qua đại dịch và tương ứng, chưa thoát khỏi khủng hoảng do nó gây ra. Điều này làm giảm nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc. Hậu quả là tại chính Trung Quốc, đầu tư vào công nghiệp đang giảm. Theo số liệu của Cục thống kê nhà nước Trung Quốc, trong tháng 1-2 năm nay, các khoản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của CHND Trung Hoa tính theo năm giảm 3,4%. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào thị trường bất động sản, ngược lại, tăng 7,6% so với cùng kỳ. 

Trung Quốc từ lâu đã giữ danh hiệu xưởng sản xuất toàn cầu. Kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã có thể xây dựng cơ sở công nghiệp phát triển nhất thế giới và các chuỗi cung ứng liên kết với sản xuất. Hiện nay, Trung Quốc có thể cung cấp sản xuất công nghiệp các sản phẩm với giá trị gia tăng hoàn toàn khác - từ xi măng và đồ chơi nhồi bông đến máy tính, điện thoại thông minh và thiết bị y tế công nghệ cao. Theo số liệu của LHQ, năm 2018, Trung Quốc đã trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất thế giới. Trung Quốc chiếm 28,4% tổng sản lượng công nghiệp toàn cầu. Vị trí thứ hai do Hoa Kỳ nắm giữ, nhưng thị phần của họ chỉ gần một nửa so với Trung Quốc. 

Chụp ảnh cô dâu trên đường phố ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2020
CGTN cho biết ngành công nghiệp cưới ở Trung Quốc phải thích nghi với điều kiện COVID

Mỹ đã từng là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghiệp. Nhưng khi nền kinh tế phát triển và mức sống trung bình trong nước tăng lên, các doanh nghiệp Mỹ, để cắt giảm chi phí, bắt đầu chuyển sản xuất sang các nước có lao động rẻ hơn, đặc biệt là Trung Quốc. Ngược lại, đến lượt mình, Mỹ tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ và tài chính, dự tính rằng tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng sẽ trở thành nền tảng của nền kinh tế tiêu dùng. Nhưng trên thực tế, mọi thứ lại hoàn toàn khác. Được hình thành trong thời kỳ bùng nổ công nghiệp, tầng lớp trung lưu hùng mạnh của Mỹ bắt đầu bị xói mòn. Hệ số Gini ở Hoa Kỳ năm 1992 là 0,43 và năm 2018 đã là 0,49 (giá trị của hệ số càng cao thì phân tầng xã hội càng cao). Để so sánh: ở Trung Quốc, chỉ số này là vào năm 2009, nhưng kể từ đó nó đã giảm dần và vào năm 2019, nó đã giảm xuống còn 0,46.

Công xưởng thế giới

Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức tương tự như Hoa Kỳ đã từng trải qua. Mức sống ở Trung Quốc không ngừng tăng lên. Trong hơn 20 năm, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần. Trong “hai phiên họp” tháng 3, chính quyền của nước này đặt ra nhiệm vụ đưa GDP bình quân đầu người ngang bằng với các nước phát triển trung bình vào năm 2035. Dựa trên tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, con số này dao động từ 20.000 đến 30.000 đô la. Do đó, Trung Quốc chắc chắn mất lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất – lực lượng lao động giá rẻ. Vì vậy, tiêu dùng nội địa ngày càng trở nên quan trọng, lĩnh vực dịch vụ với vai trò là động lực chính của nền kinh tế. Ngành dịch vụ năm 2020 chiếm 54,5% GDP của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao một số chuyên gia Trung Quốc bắt đầu cảnh báo về nguy cơ lặp lại con đường của Mỹ. Trung Quốc cần duy trì vị thế là một cường quốc công nghiệp, như chuyên gia tài chính và thị trường chứng khoán Trung Quốc He Xiaoyu nói với Sputnik. 

Bắc Kinh, Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2021
Tại sao khu vực dịch vự trong nền kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng chậm lại?

“Trong những năm qua, Trung Quốc đã đạt được vị thế 'công xưởng thế giới'. Và điều này không chỉ do lao động rẻ và tinh thần lao động chăm chỉ của người dân Trung Quốc, mà còn do Hoa Kỳ bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất sang các nước khác để tiết kiệm chi phí. Do đó, vị thế cường quốc công nghiệp lớn nhất thế giới không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc và người dân trong nước, mà còn nâng cao đáng kể hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng chúng tôi cần phải duy trì vị thế cao quý này cho dù thế nào đi nữa. Hơn nữa, bây giờ chính Hoa Kỳ cũng nhận ra sai lầm của một chính sách như vậy. Do đó, Trung Quốc cần củng cố những thành tựu của chính mình, và trong mọi trường hợp, không được đánh mất những gì đã có, để thỏa mãn các mục tiêu dài hạn về đổi mới, phát triển công nghệ và phát triển ngành dịch vụ".

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 nêu rõ Trung Quốc phải duy trì tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong GDP ở mức ổn định. Và thậm chí tăng lợi thế cạnh tranh của nó. Nhiều chương trình mục tiêu phát triển của Trung Quốc, bao gồm "Sản xuất tại Trung Quốc - 2025", "Tiêu chuẩn Trung Quốc - 2035" nhằm mục đích chính là tăng cường tiềm năng công nghiệp và đổi mới của Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ với các nước phương Tây ngày càng xấu đi, vốn nhiều năm vẫn là nguồn cung cấp công nghệ quan trọng cho Trung Quốc, Bắc Kinh nhận thức được sự cần thiết phải dựa vào sức mạnh của chính mình và đạt được độc lập về công nghệ và công nghiệp. Mặt khác, nếu đi ngược lại các quy luật kinh tế, bao gồm cả lợi thế so sánh, Trung Quốc có thể lặp lại sai lầm của một bên khác, từng là một siêu cường trước đây - Liên Xô. Trong điều kiện của “Bức màn sắt” và sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai hệ thống, Liên Xô đã cố gắng đạt được độc lập tối đa trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, cuối cùng, điều này đã dẫn đến sự mất cân đối cơ bản và sự tụt hậu trong toàn bộ các lĩnh vực chủ chốt. Do đó, điều quan trọng đối với Trung Quốc là phải duy trì sự cân bằng giữa đường lối “bên trong” và “bên ngoài”, chuyên gia He Xiaoyu giải thích. 

“Trước đó, do sự phát triển của thị trường tiêu dùng trong nước còn yếu, chúng tôi không thể nhận ra đường lối nội tại của luân chuyển kinh tế. Sau đó, khi cải cách và mở cửa, công dân Trung Quốc bắt đầu trở nên giàu có. Thị trường nội địa phát triển tốt, kích thích sản xuất và khu vực dịch vụ. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu nói về luân chuyển nội bộ. Nhưng cần phải hiểu rằng thị trường bên ngoài cũng rất quan trọng đối với chúng tôi. Nếu Trung Quốc muốn trở thành cường quốc đang lên, chắc chắn cần phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách và tăng cường mở cửa với thế giới bên ngoài, để kích thích sự phát triển của “luân chuyển kép”. Chúng tôi thấy rằng trong tháng 1-tháng 2, tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc không hề giảm, ngay cả khi có sự can thiệp của phương Tây”. 
Công nhân tại nhà máy sản xuất động cơ siêu thanh của Trung Quốc ở Hoài Bắc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2021
Liệu Trung Quốc có thể nêu tấm gương về việc chuyển đổi số thành công để tăng trưởng kinh tế?

Mỹ nhận thấy cần thiết phải đưa các ngành công nghiệp chủ chốt trở lại cho đất nước

Trên thực tế, cả chính quyền Trump và chính quyền hiện tại đều đang kêu gọi các công ty Mỹ tạo việc làm và sản xuất sản phẩm trên lãnh thổ đất nước. Đầu tiên, cần hỗ trợ khu vực thực của nền kinh tế. Thứ hai, nó đến lúc trở thành vấn đề an ninh quốc gia. Ví dụ, giữa đỉnh điểm đại dịch, thấy rõ rằng Hoa Kỳ phụ thuộc vào Trung Quốc không chỉ về việc cung cấp thiết bị y tế và phương tiện bảo vệ cá nhân, mà ngay cả đối với một số loại thuốc chủ chốt. Tuy nhiên, xu hướng này cực kỳ khó đảo ngược. Hiện giờ, hầu hết các công ty Mỹ đang cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc, bất chấp những khó khăn chính trị. Hoặc, như Apple đang làm, chuyển một số hoạt động sản xuất của mình sang các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, nhưng không quay trở lại Mỹ. Do đó, việc duy trì, mặc dù tỷ trọng nhỏ hơn, nhưng ổn định của ngành công nghiệp trong GDP ở một mức nhất định sẽ dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ, Đức đã duy trì tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong kinh tế chỉ ở mức hơn 20% trong 27 năm qua.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала