Dấu ấn của tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

© Ảnh : TTXVN - Phương HoaChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Bí thư Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV của TP. Hà Nội đã được Quốc hội bầu làm tân Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Trong quá trình 4 năm giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Vương Đình Huệ đã có nhiều chỉ đạo quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển, giúp kinh tế đất nước tăng trưởng ổn định và bền vững.

© Ảnh : TTXVNChủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ.
Dấu ấn của tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ.

Phát triển công nghệ bền vững nông nghiệp, khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam

Chỉ đạo tại Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ X năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, sản xuất gạo đã chuyển mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng. Chất lượng gạo Việt Nam đã đạt đủ các tiêu chí để thâm nhập vào các thị trường tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức

“Với thông điệp của Hội nghị là “Đầu tư vào ngành gạo trong tương lai”, chúng ta sẽ cùng thảo luận các vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của thương mại gạo cầu, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển gạo bền vững, trong quản lý chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu gạo và ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành lúa gạo. Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia quốc tế sẽ góp cho hướng đi, hướng phát triển sản xuất, thương mại gạo Việt Nam” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại Hội nghị.

Bên cạnh tạo dựng môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất thương mại gạo Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu yêu cầu tăng cường liên kết, gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu để xây dựng và khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam.

Lần đầu tiên lượng hóa hiệu quả phát triển doanh nghiệp

Năm 2018, phát biểu tại Họp báo công bố Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương 2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định:

“Bộ số liệu này đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp chung của cả nước và của từng địa phương và cũng là bức tranh nói lên tình hình sức khỏe của doanh nghiệp về doanh thu, chi phí, lợi nhuận... kể cả những vùng đầu tàu động lực như: TP HCM, Hà Nội, khu vực Đông Nam bộ, rồi Đà Nẵng hay Hải Phòng, Cần Thơ… để có những phương án phù hợp, những giải pháp để thực hiện nghị quyết của Chính phủ, tiếp tục cải cách hệ số năng lực cạnh tranh của địa phương”.

Theo ông Vương Đình Huệ, các Bộ ngành cần sử dụng Bộ tiêu chí này để phân tích, đánh giá, đối chiếu và rà soát lại các chính sách của mình trong từng ngành, lĩnh vực.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia tiến hành điều hành phiên họp Quốc hội theo chương trình.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Ông Vương Đình Huệ nói gì sau khi trở thành Chủ tịch Quốc hội?

Sách trắng doanh nghiệp - Bức tranh chân thực về sức khỏe doanh nghiệp

Năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, cuốn sách đầu tiên trong bộ Sách trắng Việt Nam thường niên. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhìn nhận:

“Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 cung cấp ba chỉ số quan trọng là số lượng, tốc độ phát triển và chất lượng doanh nghiệp. Đây là ấn phẩm quan trọng và cần thiết giúp Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương có được thông tin phong phú với độ tin cậy cao để đánh giá sự phát triển doanh nghiệp theo ngành kinh tế, theo loại hình doanh nghiệp và theo địa phương, từ đó giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách, phát triển bền vững và hiệu quả doanh nghiệp trên phạm vi cả nước và từng địa phương”.

Với Sách Trắng Doanh nghiệp 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tin tưởng Chính phủ có bức tranh toàn cảnh, đầy đủ và chính thống về tình hình phát triển doanh nghiệp, để các nhà hoạch định chính sách quản lý và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham khảo.

“Nếu thiếu phải nhập khẩu thịt lợn ngay”

Cuối năm 2019, trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước tăng cao một cách bất thường do dịch tả lợn Châu Phi khiến nguồn cung sụt giảm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT): “không để thiếu thịt lợn; nếu thiếu thì phải nhập khẩu ngay”.

“Mặc dù sức ép lên lạm phát còn nhiều, nhất là sức ép từ giá thịt lợn sẽ đẩy lạm phát trong Quý I/2020 tăng cao trên 4% nhưng Ban chỉ đạo nhận thấy hoàn toàn có khả thi khi để lạm phát cả năm 2020 dưới 4% theo yêu cầu của Quốc hội trên nguyên tắc tuân thủ yêu cầu của thị trường, cung- cầu hàng hoá” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá khẳng định.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT tăng cường kiểm soát dịch bệnh, tái đàn lợn an toàn sinh học, tạo điều kiện thuận lợi trong kiểm soát để lưu thông tốt thịt lợn giữa các địa phương, kiểm soát chặt buôn bán lợn, thịt lợn qua biên giới; có giải pháp dự phòng cung ứng thịt cho Tết Canh Tý và cả sau Tết; kiểm tra xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng cường thêm cung cấp thông tin từ cơ sở./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала