Liệu tham nhũng ở Nga có giảm trong điều kiện giao tiếp không tiếp xúc với chính quyền?

© Depositphotos.com / LihodeevMột tập tiền trong tay.
Một tập tiền trong tay. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Đăng ký
Việc thiết lập điều kiện cho giao tiếp không tiếp xúc giữa công dân và đại diện chính quyền sẽ giúp giảm tệ nạn hối lộ nhỏ ở Nga, như ông Yuri Zhdanov, người đứng đầu bộ phận Nga của Hiệp hội cảnh sát quốc tế (IPA) nói với Sputnik.

Trước đó, Văn phòng Tổng công tố Liên bang Nga thông báo rằng số vụ phạm tội tham nhũng trong tháng 1 đến tháng 2 năm 2021 đã tăng 11,8% - từ 6,3 nghìn lên 7,1 nghìn, gần một nửa trong số đó có liên quan đến hối lộ, và một phần ba trường hợp có mức hối lộ không quá 10 nghìn rúp (khoảng 3 triệu đồng).

 Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về phòng, chống tham nhũng giữa Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2020
Việt Nam và Nga hỗ trợ nhau phòng chống tham nhũng
"Sự gia tăng tội tham nhũng do hối lộ nhỏ là một tín hiệu từ cơ quan công tố, vấn đề này cần phải phân tích sâu hơn. Một mặt, đây có thể là sự truy lùng của các quan chức thực thi pháp luật, chạy theo chỉ số của cuộc chiến chống tham nhũng, theo đó đánh giá  hiệu quả công việc của họ. Đồng thời, hiệu quả của các hoạt động này đôi khi còn bị nghi ngờ, vì trên thực tế,  phân biệt giữa sự cảm tạ và hành vi hối lộ,  mà thông thường, nghiêng về xu hướng hối lộ, tuy nhiên việc đánh giá như vậy không phải lúc nào cũng khách quan. Mặt khác, đây là một tín hiệu cho các nhà lập pháp về sự cần thiết không tội phạm hóa hành vi hối lộ nhỏ", - Zhdanov nói.

Theo ông, để chống lại tệ nạn “hối lộ thường”, hối lộ nhỏ, trước hết cần phải tháo gỡ những trở ngại khiến chúng có thể thực hiện được.

"Thông thường, một khoản hối lộ nhỏ là kết quả của quy định không đúng đắn hoặc công tác quản lý chưa hoàn thiện. Giải pháp chính là giao tiếp không tiếp xúc giữa người dân và đại diện chính quyền. Ví dụ, khi camera trên đường thay thế nhân viên cảnh sát giao thông, hối lộ trên đường cao tốc đã giảm đáng kể. Và lượng tiền phạt đã thu được nhiều hơn", - Zhdanov giải thích.

Người đứng đầu IPA Nga cũng lưu ý rằng việc xác định những kẻ nhận hối lộ và tham ô là một yếu tố cần thiết để đảm bảo an ninh kinh tế của đất nước và hoạt động bình thường của kinh tế Nga, nhưng nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là trả lại tài sản bị đánh cắp.

Phát hiện hối lộ càng cao cho thấy mức độ hiểu biết pháp luật của người Nga ngày càng tăng

Trước đó, luật sư Nga Yanis Yuksha nói rằng xã hội Nga trở nên quan tâm và biết bảo vệ quyền lợi của mình hơn, phát hiện những người đưa hối lộ cho nhân viên thực thi pháp luật, điều này đã ảnh hưởng đến việc tội phạm tham nhũng được truy ra ngày càng nhiều.

Tiền rub và tiền đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2017
Tham nhũng ở Nga: ai nhận hối lộ và có bao nhiêu quan chức tham nhũng?
"Văn phòng công tố nói với chúng tôi rằng hóa ra số lượng hối lộ đã tăng lên trong kỳ báo cáo vừa qua... Tôi không đồng ý với cơ quan quan trọng. Ý tôi là hôm nay họ đã bắt đầu giải quyết vấn đề này một cách nghiêm túc. Và rõ ràng là số lượng tội phạm như vậy bị phát hiện ngày càng tăng. Mọi người dần bắt đầu hiểu rằng luật pháp là phương tiện phổ biến để đạt được những kết quả mong muốn nhất định. Có nghĩa là, nói một cách đơn giản, khi họ bắt đầu bị moi hối lộ, họ  sẽ báo với các cơ quan thực thi pháp luật, điều mà trước đây  không được quan sát thấy", - Yuksha nói.

Luật sư lưu ý rằng trong những năm gần đây, người Nga đã nâng cao hiểu biết về pháp luật, quan tâm hơn đến hệ thống pháp luật, cách thức hoạt động của hệ thống pháp luật và thường xuyên bảo vệ quyền của mình bằng con đường hợp pháp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục chống tham nhũng

Ngoài ra, theo ông, thông tin liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông về việc bắt giữ người nhận hối lộ ở nhiều cấp độ khác nhau "có ảnh hưởng nghiêm trọng" đến xã hội, người dân ưu tiên chọn con đường hợp pháp để giải quyết vấn đề của họ.

Anton Tsvetkov, chủ tịch phong trào “Nước Nga mạnh mẽ” toàn Nga, nói thêm rằng việc người dân và các tổ chức phi lợi nhuận cùng tương tác sẽ làm tăng hiệu quả của cuộc chiến chống tham nhũng.

"Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần phải tích cực tương tác với công dân và các tổ chức phi chính phủ, những tổ chức này đôi khi cung cấp hỗ trợ  đáng kể trong việc xác định các tội phạm như vậy", - người đối thoại với hang thông tấn giải thích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала