Vì sao Việt Nam lại chọn ông Vương Đình Huệ vào “Tứ trụ”?

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu nhậm chức.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu nhậm chức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Đăng ký
Vì sao ông Vương Đình Huệ được chọn làm Chủ tịch Quốc hội, thuộc “Tứ trụ” của Việt Nam, một trong bốn nhân sự chủ chốt- lãnh đạo cấp cao nhất trong bộ máy chính quyền Hà Nội?

Việc ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, kế nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân, trở thành một trong bốn vị trí “Tứ trụ” của Việt Nam được đánh giá là quyết định nhân sự “đúng đắn, hợp lý và sáng suốt”.

Ông Vương Đình Huệ được coi là khá trẻ nhưng kinh nghiệm lãnh đạo hết sức “lão luyện”, là nhà lãnh đạo “kiến tạo trong tâm bão”, tiêu biểu, có tài năng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh và đặc biệt rất được lòng dư luận Việt Nam.

Ông Vương Đình Huệ chính thức trở thành Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin, ông Vương Đình Huệ vừa được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội, kế nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Với quyết định nhân sự chủ chốt này, Quốc hội Việt Nam được cho là “rất sáng suốt” khi lựa chọn ông Vương Định Huệ cho một trong 4 vị trị được coi là “Tứ trụ” của Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia tiến hành điều hành phiên họp Quốc hội theo chương trình.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Ông Vương Đình Huệ nói gì sau khi trở thành Chủ tịch Quốc hội?

Ngày 31/3 có lẽ sẽ là ngày khó quên đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khi ông chính thức trở thành tân Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam với số phiếu tán thành ủng hộ rất cao – 98,54%. Có thể thấy, ông Huệ rất được lòng đại biểu Quốc hội cũng như cử tri và nhân dân.

Cùng với việc được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV, ông Vương Đình Huệ cũng chính thức là Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia của Việt Nam.

Phát biểu khi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc Hội, ông Huệ đánh giá đây là vinh dự to lớn nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề.

Trước Cờ Đỏ, Sao Vàng, Quốc huy Việt Nam, trước toàn thể nghị trường Quốc hội và sự theo dõi của hàng triệu người dân, ông Huệ tuyên bố sẽ “đem hết sức mình’ cùng các cơ quan của Quốc hội kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp cũng như những thành tựu to lớn của cơ quan này qua các thời kỳ.

Ông Huệ cũng khẳng định sẽ cùng các ủy ban, cơ quan của Quốc hội tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Quốc hội để phụng sự quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa các đồng chí thôi giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khoá XIV.
Vì sao Việt Nam lại chọn ông Vương Đình Huệ vào “Tứ trụ”? - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa các đồng chí thôi giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khoá XIV.

Tân Chủ tịch Quốc hội cũng cam kết trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia của Việt Nam sẽ cùng các thành viên thực hiện nghiêm túc, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bầu cử thành công nhằm tìm ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng “đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội cũng như HĐND các cấp” nhiệm kỳ tới.

Vì sao ông Vương Đình Huệ được chọn vào “Tứ trụ” của Việt Nam?

Thông tin về việc ông Vương Đình Huệ, người đặc biệt am hiểu về kinh tế Việt Nam, từng kinh qua nhiều vai trò, chức vụ, cương vị lãnh đạo liên quan điều hành quản lý Nhà nước về kinh tế như từ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, đến Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ đến Bí thư Thành ủy Hà Nội lại được Việt Nam lựa chọn vào vị trí Chủ tịch Quốc hội thay vì là Thủ tướng Chính phủ vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Dấu ấn của tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Sputnik Việt Nam cũng đã từng có phân tích, dẫn ý kiến chuyên gia về việc “giải mật “tế nhị” các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam” của nhà báo Hoàng Hoa với đánh giá vì sao ông Vương Đình Huệ phù hợp với vai trò lãnh đạo Quốc hội. Trong khi đó, ông Phạm Minh Chính (trưởng Ban Tổ chức Trung ương) được giới thiệu ứng cử ở Khối Chính phủ và được kỳ vọng sẽ trở thành một vị Thủ tướng thành công trong nhiệm kỳ mới của đất nước, hướng đến hiện thực hóa những mục tiêu quan trọng của quốc gia, dân tộc giai đoạn sắp tới.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cùng độc giả và các đại biểu Quốc hội Việt Nam có cái nhìn bao quát, tổng thể vì sao đồng chí Vương Đình Huệ lại được tin tưởng, tín nhiệm, lựa chọn vào vị trí lãnh đạo Quốc hội của Việt Nam.

Ngay sau phần tuyên thệ nhậm chức trang trọng của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong sáng 31/3 với lời hứa “cố gắng hết sức mình vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích quốc gia, dân tộc”, các đại biểu Quốc hội lần lượt bày tỏ ý kiến, quan điểm vì sao ông Vương Đình Huệ được tin tưởng lựa chọn làm người đứng đầu Quốc hội cùng những kỳ vọng đối với vị lãnh đạo.

Các đại biểu Quốc hội Việt Nam cho rằng, với năng lực và trình độ của mình, cộng thêm việc đã kinh qua nhiều vị trí công tác, lãnh đạo, ông Vương Đình Huệ là một lựa chọn nhân sự “sáng suốt, đúng đắn và hợp lòng dân”.

Bên cạnh vấn đề chuyên môn, ông Huệ thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao, sức sáng tạo, tư duy đổi mới, mang tính đột phá trong cách nghĩ cách làm và được Đảng, Quốc hội ghi nhận, giao trọng trách là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội Đỗ Văn Sinh đánh giá tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là người có kinh nghiệm, năng lực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

“Vai trò Chủ tịch Quốc hội cần có kiến thức tổng hợp, tổng hòa được mọi lĩnh vực, trong đó, kinh tế là một nền tảng rất quan trọng”, ông Đỗ Văn Sinh phân tích.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh Thái Nguyên, người từng nằm trong ban lãnh đạo Ban Dân nguyện của Quốc hội bày tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng lớn khi ông Vương Đình Huệ, một chính khách kinh qua nhiều vị trí quan trọng và cũng là ĐBQH hai khóa liên tiếp XIII và XIV.

Nguyên Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhận định, việc trải qua nhiều cương vị từ Giảng viên đến Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó thủ tướng, Bí thư Thành ủy Hà Nội chính là những lợi thế đặc biệt của ông Vương Đình Huệ để có thể hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức

Theo bà Hải phân tích, xuyên suốt quá trình công tác, ông Vương Đình Huệ luôn thể hiện là một chuyên gia am hiểu tài chính ngân sách, ngoài ra có kinh nghiệm hoạt động nghị trường, trả lời chất vấn, kinh nghiệm xây dựng pháp luật.

“Mong rằng, tất cả yếu tố đó hội tụ sẽ tạo nên một Chủ tịch Quốc hội bản lĩnh, dày dạn kinh nghiệm, đưa ra được những thay đổi mang tính chiến lược trong hoạt động của Quốc hội khóa tới”, bà Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.

Nhắc lại việc ông Vương Đình Huệ đã trải qua nhiều chức vụ công tác cũng như lãnh đạo, có tính chất quan trọng với đất nước như Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thành viên Chính phủ (Phó Thủ tướng) và sau này là Bí thư Thành ủy Hà Nội…ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, việc lựa chọn ông Huệ là hợp lý.

Ông Hòa nêu rõ, đồng chí Vuwong Đình Huệ là người có năng lực thực tiễn, trí tuệ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

“Vừa qua, khi đảm nhiệm chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội đồng chí đã chỉ đạo quyết liệt những vấn đề trọng tâm, chỉ đạo giải quyết những bức xúc của người dân”, ông Phạm Văn Hòa nhấn mạnh và tin tưởng ông Huệ sẽ là một nhà lãnh đạo tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Quốc hội.

Bàn về quyết định lựa chọn ông Vương Đình Huệ cho vị trí tân Chủ tịch Quốc hội, ĐBQH Lê Thanh Vân, cũng như ông Phạm Văn Hòa, người rất nổi bật đối với người dân Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động ở Quốc hội đồng thời là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách chỉ ra lý do vì sao ông Huệ được tin tưởng lựa chọn cùng những lợi thế nhất định.

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch Quốc hội
Vì sao Việt Nam lại chọn ông Vương Đình Huệ vào “Tứ trụ”? - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch Quốc hội

Ông Vân chỉ ra ba lợi thế cụ thể để ủng hộ quyết định lựa chọn ông Vương Đình Huệ cho cương vị Chủ tịch Quốc hội là đúng đắn.

Thứ nhất, theo ĐBQH Lê Thanh Vân, ông Vương Đình Huệ có lợi thế của một nhà sư phạm. Điều này sẽ giúp cho công tác chủ trì các hoạt động Quốc hội của ông Huệ thuận lợi hơn.

“Người có kỹ năng sư phạm thì tính bao quát, tổng kết và dung hòa rất phù hợp với vai Chủ tịch Quốc hội”, ông Lê Thanh Vân phân tích.

Lợi thế thứ hai của ông Vương Đình Huệ theo đại biểu Lê Thanh Vân đó chính là thế mạnh của một nhà kinh tế.

Đồng chí Vương Đình Huệ tiếp tục được bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 với số phiếu tuyệt đối. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2020
Lãnh đạo chủ chốt Hà Nội: Các ông Vương Đình Huệ, Chu Ngọc Anh tái đắc cử

Ông Vân phân tích, chuyên ngành đào tạo của ông Vương Đình Huệ là một nhà kinh tế và ông đã trải qua các chức vụ rất quan trong bộ máy, từ Tổng Kiểm toán Nhà nước đến Bộ trưởng Tài chính, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó thủ tướng phụ trách kinh tế tổng hợp.

“Đây là lợi thế quan trọng để một vị Chủ tịch Quốc hội có thể quán xuyến được định hướng trong hoạt động Quốc hội”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách nhấn mạnh.

Vị ĐB phân tích đến lợi thế thứ ba của tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đó chính là một nhà chính trị.

Theo đó, ông Huệ từng đứng đầu đơn vị hành chính đặc biệt - Thủ đô Hà Nội - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Đây là công việc không hề dễ dàng và đòi hỏi người lãnh đạo phải có tài năng, bản lĩnh cũng như phẩm chất xứng đáng.

“Dù làm Bí thư Hà Nội không lâu nhưng ông Huệ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong tầm nhìn, tư duy chính sách bao quát”, ĐBQH Lê Thanh Vân nhận xét.

Kỳ vọng gì vào tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ?

ĐBQH Trần Đình Gia (Đoàn Hà Tĩnh) đánh giá, ông Huệ là một nhà lãnh đạo có năng lực, trình độ và có nhiệt huyết rất lớn đối với công việc và đất nước.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2020
Bí thư Vương Đình Huệ: Đưa Hà Nội thành Trung tâm sáng tạo của khu vực

Ông Gia cho rằng, Chủ tịch Quốc hội mới sẽ có đóng góp xứng đáng vào hoạt động Quốc hội nói riêng cũng như đất nước nói chung.

“Chúng tôi rất kỳ vọng vào Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ”, vị ĐBQH khẳng định.

Ông Gia phân tích thêm, Quốc hội khóa XIV đã có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, điều hành, thiết thực, hiệu quả.

“Kế thừa kết quả đó, tôi tin tưởng những đồng chí được Quốc hội tín nhiệm bầu sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình, lãnh đạo Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng”, vị đại biểu Đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Đại biểu Lê Thanh Vân kỳ vọng ông Vương Đình Huệ sẽ tạo chuyển biến phong thái làm việc của Quốc hội khóa mới.

Ngoài ra, vị ĐBQH cũng kỳ vọng ông Huệ dành sự quan tâm đến lĩnh vực lập pháp, có kế hoạch để thay đổi phương thức hoạt động của Quốc hội theo hướng tốt hơn.

“Tôi hy vọng lĩnh vực lập pháp sẽ có cách tiếp cận mới, ví dụ tiếp cận chương trình làm việc của Quốc hội từng năm và cả nhiệm kỳ như thế nào để khắc phục tình trạng đưa vào rồi lại rút ra các đạo luật, rồi phương thức soạn thảo các đạo luật như thế nào để phù hợp với tính khách quan, không có lợi ích nhóm chi phối”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách nhấn mạnh.

Cùng với đó, ông Lê Thanh Vân mong muốn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng sẽ có tác động nhất định đến quá trình làm luật trong cơ quan thực hiện quyền lập pháp ở Việt Nam.

Ở phương diện cá nhân, ông Lê Thanh Vân đánh giá, ông Vương Đình Huệ “dễ gần, chan hòa và rất nhẹ nhàng, uyển chuyển”.

“Nhiệm kỳ tới, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Vương Đình Huệ, tôi kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến phong thái làm việc của Quốc hội khóa mới. Kỳ vọng ông chủ trì các hoạt động của Quốc hội, trực tiếp chủ tọa điều hành một số phiên họp của Quốc hội”, ĐB Lê Thanh Vân nói.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân, Đoàn Cần Thơ, mong muốn, tân Chủ tịch Quốc hội làm sao có thể phát huy vai trò của mình để tiếp tục phát triển Quốc hội “dân chủ, Quốc hội điện tử”.

Bà Xuân cho rằng, đây không phải là mong muốn của riêng cá nhân đại biểu, mà tất cả đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước cũng kỳ vọng ở Chủ tịch Quốc hội mới cũng sẽ có nhiều cải tiến, đổi mới phương thức điều hành lãnh đạo để Quốc hội tiếp tục trở thành Quốc hội điện tử.

“Quốc hội là trung tâm dân chủ, đoàn kết, góp phần phát triển đất nước”, bà Xuân nhấn mạnh.

ĐBQH Lê Thị Nguyệt, Đoàn Vĩnh Phúc chia sẻ, cá nhân bà và nhiều cử tri mong muốn với vai trò được giao, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tiếp tục phát huy kết quả của nhiệm kỳ XIV, cùng với cả nước vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển và tham gia hội nhập quốc tế ngày càng có hiệu quả hơn.

Ông Vương Đình Huệ đối mặt với những áp lực nào trên cương vị Chủ tịch Quốc hội?

Dù nhận được sự tín nhiệm gần như tuyệt đối của ĐBQH trong quy trình bỏ phiếu kín sáng nay (473/473 phiếu tán thành), tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đại biểu, ông Vương Đình Huệ cũng sẽ phải đối mặt với một số áp lực nhất định.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo Đại hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.07.2020
Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ không muốn thấy một Đồng Tâm thứ hai

Nguyên Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân được đánh giá rất cao trên cương vị người đứng đầu Quốc hội những năm qua của Việt Nam với lối lãnh đạo “lấy nhu thắng cương”, vừa cứng rắn, kiên quyết, vừa mềm mỏng, uyển chuyển đúng với phẩm chất của một nhà lãnh đạo nữ đầy quyền lực của đất nước, cùng với những thành công đáng khen của Quốc hội khóa XIV cũng tạo nên “áp lực” đối với tân Chủ tịch Vương Đình Huệ - phải làm sao dẫn dắt Quốc hội thành công hơn nữa, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân hơn nữa.

ĐBQH Hoàng Thị Hoa (Đoàn Bắc Giang) cho rằng, đổi mới quản lý là một quá trình, từ việc Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, với những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra cho khóa XV.

“Đại biểu cũng như cử tri mong muốn trong quản lý, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào thì lãnh đạo Quốc hội vẫn phải có ứng xử phù hợp, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu để điều hành Quốc hội, quyết sách những vấn đề quan trọng để Quốc hội hoàn thành sứ mệnh của mình”, bà Hoa khẳng định.

Ông Đỗ Văn Sinh, người cũng luôn mong muốn nâng cao chất lượng của Đại biểu Quốc hội đề cao vai trò của người đứng đầu trong định hướng hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ mới.

“Chủ tịch Quốc hội cần thể hiện được quan điểm cá nhân, kể cả trong chế độ làm việc tập thể. Quan điểm của người đứng đầu Quốc hội có sức thuyết phục thì sẽ tạo được đồng thuận cao”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội Đỗ Văn Sinh khẳng định.

Trong khi đó, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, áp lực lớn nhất đối với tân Chủ tịch Quốc hội là làm sao vừa hoàn thành một nhiệm vụ chính trị, vừa hoàn thành vai trò của một nhân vật chính trị - pháp lý với tư cách người đứng đầu.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2020
Quốc hội Việt Nam bàn công tác nhân sự, miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ

Khẳng định quan điểm một nhân vật chính trị là phải thấu triệt tất cả quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng để giữ vững vai trò là người chủ trì hoạt động của cơ quan lập pháp, chuyển hóa thành quy định của pháp luật, ông Lê Thanh Vân nhận định, với một người “lão luyện” như ông Vương Đình Huệ thì áp lực đó là không lớn.

“Quan trọng nhất là sự tương tác của Chủ tịch Quốc hội với các đại biểu, cơ quan của Quốc hội và cơ quan truyền thông, cử tri để nắm được tâm nguyện chung, đưa cuộc sống sinh động vào nghị trường để Quốc hội thành cơ quan thực sự phản ánh đúng ý chí nguyện vọng của người dân và cử tri cả nước. Và khi thực hành quyền hạn của mình thì thực chất, thực quyền”, ĐBQH Lê Thanh Vân bày tỏ.

Bà Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn Phú Yên), người từng rất đau đáu về các vấn đề giáo dục ở nghị trường mong ông Huệ sẽ phát huy tinh thần, giá trị nền tảng mà Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội Khóa XIV đã tạo được (dù có thể đây cũng là một loại áp lực).

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền mong ông Huệ luôn thể hiện được bản lĩnh và nghệ thuật trong quá trình điều hành để nghị trường Quốc hội luôn là diễn đàn sôi nổi, dân chủ, năng động.

“Với uy tín, năng lực và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình, tôi tin tưởng tân Chủ tịch Quốc hội sẽ quy tụ, phát huy được trí tuệ, trách nhiệm, sự sáng tạo của các đại biểu Quốc hội trong quá trình hoạt động”, ĐB Phạm Thị Minh Hiền nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала