Nóng: Phát hiện loài Cá nói dối nhiều hơn cả Cuội

© Depositphotos.com / VadimVasenin Ngày cá tháng Tư
Ngày cá tháng Tư - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 01/04, một loài Cá lạ được các nhà khoa học phát hiện có khả năng “nói dối” siêu đẳng.

Mới đây tại Pháp, giới sinh vật học đã rộ lên thông tin về một loài Cá với khả năng độc đáo “nói dối” đồng loại và “gây cười” cho những người chạm vào nó. Ngay lập tức, loài Cá này đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của đông đảo công chúng.

“Cá tháng Tư” có nguồn gốc từ đâu?

Nếu các bạn đang đọc bản tin này, Chúc các bạn Ngày Quốc tế Nói dối (01/04) vui vẻ! Dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng ngày Cá tháng Tư vẫn rất phổ biến và được đón chào ở nhiều nơi trên thế giới do tính giải trí cao của nó. Cho đến nay, nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được khẳng định, phổ biến nhất là giả thuyết liên quan đến vua Pháp Charles IX.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong buổi “Cái bắt tay của ASEAN” tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Manila, Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Ngày Cá tháng Tư: Khi các chính trị gia đùa giỡn

Ngày Cá tháng Tư hay Ngày Nói dối được cho là bắt nguồn từ nước Pháp, do vua Charles IX khởi xướng. Tuy nhiên, khái niệm Poisson d’avril (tiếng Pháp là Cá tháng Tư; tiếng Anh là April fools - sự ngớ ngẩn tháng Tư) lần đầu được nhắc đến bởi nhà thơ người Pháp Eloy d'Amerval (1455-1508).

Năm 1564, vua Charles IX quyết định cải cách niên lịch, đưa ngày tết truyền thống của nước Pháp từ cuối tháng 3 trở về ngày 1/1. Trước đó, người dân Pháp thường đón mừng năm mới trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 1/4, thời điểm bắt đầu mùa xuân (vì 21/3 là ngày Xuân phân).

Không phải ai cũng đón nhận hệ thống lịch mới của vua Charles. Điều này khiến những người cấp tiến không hài lòng và khái niệm "ngớ ngẩn" được đặt ra dành cho những kẻ vẫn ăn tết ngày 1/4. Ngày này cũng bị coi là tượng trưng cho sự sai lệch thông tin. Một số người lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “ngày nói dối” xuất hiện.  Theo thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư mang tính quốc tế, được chấp nhận ở nhiều nước.

Ngày Cá tháng Tư được đón chào như thế nào?

Ngày Cá tháng Tư mang ý nghĩa tốt đẹp bởi đây là ngày mọi người cùng đem lại niềm vui cho nhau thông qua những lời nói dối vô hại. Chia sẻ với Sputnik, chị Gabrielle Byko, người Mỹ sống và làm việc tại Hamburg, Đức cho biết:

Đền Phật nằm (Wat Pho) ở Bangkok, Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2020
Thái Lan sẽ phạt tù hành vi nói đùa về coronavirus nhân ngày Cá tháng Tư

“Tại Mỹ vào ngày Cá tháng Tư, mọi người đôi khi trêu đùa nhau vui vẻ. Ngày bé tôi còn nghĩ ra trò trêu mọi người, nhưng giờ thì không như vậy nữa. Tại Đức, ngày Cá tháng Tư không mấy phổ biến cho lắm”.

Chị Bianca Phan, nhân viên Tập đoàn Ogilvy Romania, chia sẻ với Sputnik trải nghiệm của mình trong ngày Cá tháng Tư:

“Từ nhỏ, mình được biết tới ngày Cá tháng Tư từ các bạn ở tiểu học, nhưng ngày đó các bạn gọi là Ngày nói dối.  Mình cũng không hiểu ý nghĩa và nguồn gốc ngày này như thế nào, cứ đinh ninh ngày này mọi người dùng để nói dối nhau. Nhớ hồi học cấp hai, bị cô giáo trêu bị điểm kém khiến mình rất buồn. Mình thấy Ngày Cá tháng Tư chỉ vui khi ta còn bé, trưởng thành hơn không còn hứng thú trêu ai”.

Tại Việt Nam, Ngày Cá tháng Tư khá phổ biến với các bạn trẻ do được du nhập trong những năm gần đây. Anh Vũ Mạnh Long, nhân viên Marketing Công ty TNHH An Phát, cho biết:

“Ngày Cá tháng Tư mình không hay bị trêu vì tỉnh lắm, cảnh giác cao độ đến nỗi ai nói cũng tin. Kỷ niệm “shock” nhất trong ngày này là bạn thân nhất của mình một mực thề thốt lỡ dính bầu với bạn trai. Cô ấy hỏi mình nên giữ và lấy chồng hay như thế nào, khiến mình hoang mang. Cặp này đã có thâm niên yêu nhau tới 7 năm nên mình tin sái cổ. Ngày Cá tháng Tư vui mà, nhìn người khác bị lừa cũng thú. Tất cả mọi người đều cười vui vẻ”.

Ngày Cá tháng Tư sẽ trở thành “hóa thạch văn hóa”?

Tất nhiên, ngày Quốc tế Nói dối cũng nhận được các ý kiến trái chiều. Theo ghi nhận của Sputnik tại Việt Nam, thế hệ 8X hoặc đầu 9X hưởng ứng và quan tâm tới Ngày Quốc tế Nói dối, nhưng điều này hoàn toàn ngược lại với thế hệ 2X. Bạn Trần Quốc, sinh viên năm thứ nhất, Khoa Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, chia sẻ quan điểm của mình:

Những lá cờ của EU trên tòa nhà trụ sở Ủy ban châu Âu - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2015
Ủy ban châu Âu: Tin chuyển giao tàu “Mistral” của Nga cho Latvia là trò đùa “Cá tháng Tư”

“Ngày Cá tháng Tư trong xã hội hiện đại như kiểu một dạng hóa thạch văn hóa. Theo nghiên cứu lịch sử cho thấy, nguồn gốc của ngày này có xuất phát điểm từ thời Trung Cổ khi nhu cầu giải trí và tính hài hước của con người lúc bấy giờ chưa phức tạp như bây giờ, nhất là khi con người hiện đại có nhận thức hơn. Khi du nhập vào Việt Nam, ngày lễ này cũng được mọi người biết đến nhưng giờ không còn quá quan tâm và coi đây là văn hóa ngoại lai. Với thế hệ Gen Z như em thì ngày này chẳng ai đề phòng cũng như hưởng ứng”.

Dù hưởng ứng hay không, ngày Cá tháng Tư là một trong những dịp đặc biệt trong năm khi mà mọi người được phép nói dối. Tuy nhiên, hãy để những lời nói dối vô hại mang lại tiếng cười sảng khoái cho mọi người, tạo thêm niềm vui trong cuộc sống.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала