Ngoại trưởng Trung Quốc tổ chức các cuộc gặp ở Phúc Kiến để làm gì?

© AP Photo / Li XiangBộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein trong cuộc gặp ở Nam Bình, Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein trong cuộc gặp ở Nam Bình, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Đăng ký
Tại tỉnh Phúc Kiến ở miền nam Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang gặp gỡ những người đồng cấp từ Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, như quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik thông báo.

Có gì trong chương trình hội đàm?

Phúc Kiến là khu vực mà từ đó người Hoa di cư hàng loạt đến các nước Đông Nam Á hồi thế kỷ 18 và 19. Trong thời gian sinh sống ở nước ngoài các Hoa kiều này vẫn giữ quan hệ với quê hương bản quán của họ, chuyển một lượng lớn tiền về CHND Trung Hoa, tức là chuyển ngân từ nền kinh tế nước này sang một nước khác. Nhưng theo tất cả những gì đang thấy, dòng kiều hối này sẽ không phải là chuyện thảo luận tại các cuộc gặp.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác 25 năm ở Tehran. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Tại sao người Trung Quốc và người Iran khiến người Mỹ thấy phiền phức, nhưng Nga lại hài lòng

Mặc dù cho đến lúc này các thông cáo hoặc tuyên bố chung vẫn chưa được đưa ra công luận, nhưng các chuyên gia cho rằng các bên đang thảo luận về cách phát triển hợp tác kinh tế trong thời kỳ hậu Covid, cách hiệp lực giúp bình thường hóa tình hình ở Myanmar, 200 tàu Trung Quốc đang làm gì ở ngoài khơi cụm đảo Sinh Tồn. Đáng chú ý là Bộ trưởng Vương Nghị tổ chức các cuộc gặp riêng với từng vị khách. Đây là điều mà các thương gia thường làm khi họ bán cùng một thứ sản phẩm cho những người khác nhau nhưng với mức giá khác nhau.

Âm hưởng từ cuộc đàm phán của Hoa Kỳ với các đồng minh

Những vấn đề được nêu ra tại Phúc Kiến hiển nhiên chẳng mấy dễ chịu gì đối với Bắc Kinh, đặc biệt là trong điều kiện chính sách hiện tại của Washington. Ai cũng rõ là ê-kip của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng hạn thấp thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch coronavirus, đòi Bắc Kinh lên án các tướng lĩnh nắm quyền ở Myanmar, chỉ trích hành vi của thủy thủ Trung Quốc trên Biển Đông.

Về những vấn đề này, thực tế là Washington đã nhận được sự ủng hộ từ các nước thành viên NATO tán đồng với lập trường của Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, trong quá trình các cuộc tiếp xúc và đàm phán hồi tuần trước của Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken, người Mỹ đã đạt phần nào kết quả khiến dân Tây Âu thể hiện lập trường chống Trung Quốc cứng rắn hơn trước.

© Sputnik / Press-service of Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Ngoại trưởng Trung Quốc tổ chức các cuộc gặp ở Phúc Kiến để làm gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Như đang thấy, người đứng đầu cơ quan đối ngoại của Trung Quốc có vẻ vội vã tổ chức gặp các đồng nghiệp của mình từ các nước láng giềng nhằm ngăn cản không để cho người Mỹ lôi kéo các nước ASEAN về phe Hoa Kỳ. Tại các cuộc gặp, ông Vương Nghị lái sự chú ý từ các vấn đề tranh cãi sang địa hạt hợp tác kinh tế, sang việc thực hiện các dự án trong khuôn khổ sáng kiến ​​«Vành đai và Con đường» («Nhất đới, nhất lộ»). Hẳn là ông Vương sẽ không dành thì giờ giải thích 200 tàu Trung Quốc đang làm gì trong vùng 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông. Chỉ đơn giản là đánh cá thôi? Nhưng mà trong vùng biển của ai chứ? Việt Nam và Philippines không tin điều đó và đã lên tiếng phản đối.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Tại sao Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ngoại giao ở Trung Đông?

Liên quan đến các công việc «hậu Covid», Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đang nỗ lực hướng tới đạt thỏa thuận về ban hành một tài liệu được công nhận rộng rãi là giấy chứng nhận sức khỏe xuyên biên giới, nếu thiếu giấy chứng nhận này khó có thể hình dung việc thực hiện các chuyến công tác và du ngoạn của người Trung Quốc và công dân các nước ASEAN. Và ở đây hàm chứa một điểm đáng chú ý nữa là nếu giấy chứng nhận xuyên biên giới của các quốc gia ASEAN được cấp sau khi tiêm chủng vaccine của tập đoàn Trung Quốc Sinopharm, thì hiển nhiên sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của chế phẩm này nói riêng và vị thế của Trung Quốc nói chung trên thế giới.

Vài ngày trước, ở phía bên kia của lục địa châu Á là Tehran, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã ký với người đồng cấp Iran bản Thỏa thuận Đối tác Chiến lược 25 năm, sẽ cần phát huy tác dụng củng cố đáng kể sự hợp tác của hai quốc gia, mà Washington có những ác cảm hiềm khích lớn. Còn sớm hơn nữa, thì ông Vương Nghị đã gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao LB Nga Sergey Lavrov.

Bắc Kinh phản ứng mau lẹ một cách đáng ngạc nhiên với hành động của Washington để không bị rơi vào cảnh cô lập quốc tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала