Ngày 02/04: Miễn nhiệm Thủ tướng, xem xét nhân sự Tân Chủ tịch nước

© Ảnh : Phương Hoa – TTXVNToàn cảnh hội nghị tại điểm cầu chính - Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội).
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu chính - Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trước khi xem xét nhân sự tân Chủ tịch nước do Ủy ban Thường vụ trình.

Theo chương trình làm việc ngày 02/04 tại Kỳ họp 11, buổi sáng Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín và kết quả kiểm phiếu được công bố ngay sau đó.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội với các Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Hé lộ 3 vị trí lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ tới của Việt Nam

Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Sau khi thảo luận tại Đoàn, buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước. Đồng thời, các đại biểu sẽ bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử nhân sự để Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước đã triển khai quyết liệt phòng, chống tham nhũng

Báo cáo trước Quốc hội về công tác của Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021 tại phiên khai mạc Kỳ họp 11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, mặc dù nhiệm kỳ có sự thay đổi về nhân sự Chủ tịch nước và đặc biệt, từ cuối năm 2018, với trọng trách Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước, trong mọi thời điểm, Chủ tịch nước đều nỗ lực thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp chiều 1/4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Ai sẽ là tân Chủ tịch nước và Thủ tướng của Việt Nam?

Trong công tác và sinh hoạt luôn phấn đấu thể hiện trách nhiệm, gương mẫu, giản dị, gần dân, trọng dân, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, khẳng định vị thế của người lãnh đạo cao nhất của Đảng, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộ, bài bản, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, xử lý các hành vi sai phạm theo phương châm: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đã tạo ra sức răn đe, cảnh tỉnh lớn. Tham nhũng, tiêu cực từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế phức tạp được phát hiện, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, được nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao, dư luận đồng tình, ủng hộ.

Dấu ấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng để lại nhiều dấu ấn cùng Chính phủ nhiệm kỳ qua trong việc đưa “con tàu Việt Nam đã phải vượt qua hải trình dồn dập bão tố của biết bao khó khăn, thách thức lớn hơn, vượt xa hơn so với những dự tính ban đầu nhiệm kỳ” để đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi báo cáo công tác nhiệm kỳ:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở điều gì trước khi được miễn nhiệm?

 “Như câu tục ngữ “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong 5 năm qua chúng ta đã đoàn kết cùng nhau khắc phục nhiều hạn chế, bất cập nội tại và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức”.

Trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khẳng định đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực, nhất là thành công trong phòng chống đại dịch Covid-19 thời gian qua.

Với tinh thần bám sát thực tiễn, Lãnh đạo Chính phủ đã thực hiện 570 chuyến công tác “lên rừng, xuống biển” làm việc với địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, chỉ đạo cụ thể, kịp thời tháo gỡ nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách. Chính phủ đã nỗ lực làm hết sức mình để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, luôn sâu sát thực tiễn, nhận diện đúng tình hình, tranh thủ thời cơ; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực.

Khi nhậm chức, Thủ tướng từng thể hiện quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, kỷ cương. Và như ý kiến đại biểu Quốc hội đánh giá, điểm lại lời hứa đó có đi vào thực tiễn hay không thì thấy rằng:

“Thủ tướng đã nói đi đôi với làm. Người đứng đầu đã truyền cảm hứng mạnh mẽ tới địa phương với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала