Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước?

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNĐồng chí Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Đăng ký
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người được tín nhiệm bầu giữ vị trí đứng đầu Nhà nước, nguyên thủ quốc gia của Việt Nam sau khi ông Trần Đại Quang đột ngột từ trần, vừa được Quốc hội miễn nhiệm để chuẩn bị quá trình bầu Chủ tịch nước mới.

Đồng thời, sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được giới thiệu để bầu tân Chủ tịch nước.

Chính thức miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Chiều 2/4, tiếp tục kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Theo đó, Nghị quyết được thông qua hôm nay, ngày 2/4, nhưng có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới (dự kiến ngày 5/4).

Như vậy, tạm thời, đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn sẽ tiếp tục đảm nhận cương vị nguyên thủ quốc gia của Việt Nam đến thời điểm Việt Nam bầu được tân Chủ tịch nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng đồng chí Nguyễn Xuân Phúc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Trước khi để các đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Kết quả biểu quyết, có 440 đại biểu tham gia biểu quyết, chiếm 91,67% tổng số đại biểu Quốc hội. Trong số này, có 438 đại biểu tán thành, chiếm 91,25% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Như vậy, có hai đại biểu Quốc hội không đồng tình miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi tiến hành biểu quyết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Quốc hội trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước? - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Ông Huệ cho biết, trong suốt hai năm qua, dù bận bịu nhiều công việc nhưng trách nhiệm cao cả trước Đảng, trước nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành hết tâm sức cống hiến sự phát triển của đất nước, hoàn thành “xuất sắc” trọng trách cương vị Chủ tịch nước, nguyên thủ quốc gia của Việt Nam.

“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành hết công sức của mình cho sự phát triển của đất nước, hoàn thành xuất sắc trọng trách trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Ông Vương Đình Huệ cũng thay mặt toàn thể các đại biểu và toàn Quốc hội “trân trọng cảm ơn” và “kính chúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn mạnh khỏe” cùng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân đưa Việt Nam ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

Tiếp sau đó, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã trình danh sách đề cử để Quốc hội thảo luận ở đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch nước.

Về quá trình công tác và nhiệm kỳ Chủ tịch nước của ông Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chính khách hàng đầu của Việt Nam hiện nay, sinh năm 1944, quê ở Đông Anh, Hà Nội. Ông Nguyễn Phú Trọng có học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ về Xây dựng Đảng.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiều khoá liên tiếp của Việt Nam như khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X, XI, XII, XIII, Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở điều gì trước khi được miễn nhiệm?

Trong sự nghiệp chính trị và lãnh đạo của mình, đồng chí Nguyễn Phú Trọng từng đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo quan trọng như Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội.

Sau đó, ông đảm trách vị trí Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, XII, XIII.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ cương vị người đứng đầu Nhà nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2018) do Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột từ trần.

Đây là lần đầu tiên sau nhiều nhiệm kỳ, người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước. Ngoài là nguyên thủ quốc gia, ông Nguyễn Phú Trọng còn là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Trên cương vị của mình, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tăng cường đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các cán bộ sai phạm.

© Ảnh : Trí Dũng - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng hoa đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước? - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng hoa đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Trước đó, tổng kết công tác trong vai trò Chủ tịch nước nhiệm kỳ vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết Chủ tịch nước luôn nỗ lực thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân.

Cùng với đó, trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch nước đã tham gia chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện nhiều đề án, chiến lược quan trọng bảo đảm giữ vững chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đặc biệt là chỉ đạo xử lý vấn đề Biển Đông “tế nhị”, “khôn khéo”.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được đề cử làm Chủ tịch nước

Trong chiều 2/4, sau khi Quốc hội hoàn thành việc miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử bầu làm Chủ tịch nước.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu chính - Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Ngày 02/04: Miễn nhiệm Thủ tướng, xem xét nhân sự Tân Chủ tịch nước

Như vậy, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, được giới thiệu kế nhiệm vị trí Chủ tịch nước của đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Đây cũng là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam bầu một Thủ tướng đương nhiệm làm Chủ tịch nước.

Sáng nay, ông Nguyễn Xuân Phúc đã được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ với tỷ lệ tán thành 92,92%. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ khi Quốc hội Việt Nam bầu ra được Thủ tướng mới.

Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ Thủ tướng cho đến khi chuyển giao lại cho tân Thủ tướng kế nhiệm.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, theo chương trình dự kiến, các đại biểu Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước vào sáng 5/4.

Việc miễn nhiệm và bầu, phê chuẩn nhân sự tại kỳ họp lần này thực hiện theo yêu cầu bố trí, sắp xếp nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước sau Đại hội XIII, với khoảng 25 chức danh được kiện toàn hoặc thay đổi vị trí công tác.

Về đồng chí Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đến nay, ông Nguyễn Xuân Phúc đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa và tham gia Bộ Chính trị 3 khóa.

Sau khi trải qua nhiều chức vụ tại địa phương (phần lớn thời gian công tác của ông tại địa phương gắn với tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng), đến tháng 3/2006, ông Nguyễn Xuân Phúc luân chuyển về Trung ương đảm nhậm vị trí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp chiều 1/4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Ai sẽ là tân Chủ tịch nước và Thủ tướng của Việt Nam?

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, ông Phúc được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau đó làm Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Phó Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI từ 6/2006 – 8/2007.

Từ 8/2007 - 01/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc đảm nhận chức vụ Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Từ 1/2011 - 7/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Từ tháng 8/2011 đến 7/4/2016, ông Phúc tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI và khoá XII, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt - Lào, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

© Ảnh : Thống Nhất-TTXVNThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Quốc hội chiều 1/4.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước? - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Quốc hội chiều 1/4.

Đến ngày 7/4/2016, tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ, sau đó tiếp tục tái đắc cử vị trí này trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XIV, vào ngày 26/7/2016.

Tháng 1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала