Các nhà khoa học cho biết về tình trạng đất ngập lụt nghiêm trọng trên khắp thế giới

© Ảnh : NASA/Reid WisemanBình minh trên đại dương
Bình minh trên đại dương  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2021
Đăng ký
Các nhà khoa học tại Đại học Durham ở Anh đã phát hiện ra rằng cách đây khoảng 15.000 năm, mực nước biển đã nhanh chóng dâng lên 18 mét trên khắp thế giới. Nguyên nhân là do sự tan chảy nhanh chóng của các sông băng, điều có thể xảy ra cả trong tương lai. Đây là nội dung bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications.

Liệu Trái đất có phải đối mặt với trận lụt toàn cầu mới?

Theo dữ liệu địa chất, vào cuối kỷ băng hà cuối cùng, khoảng 14.600 năm trước, mực nước biển dâng nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ hiện tại, chỉ trong vòng 500 năm, dẫn đến ngập lụt các vùng đất rộng lớn. Cho đến nay, vẫn chưa rõ sông băng nào là nguyên nhân gây ra sự kiện được đặt tên trong các tài liệu khoa học là MWP-1A (Meltwater Pulse 1A), nhưng một số bằng chứng chỉ ra rằng đó là các tảng băng ở Bắc bán cầu.

Giáo hoàng Francis - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Đức Giáo hoàng cảnh báo về cơn đại hồng thuỷ mới

Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng phần lớn lượng nước tan tới từ các tảng băng ở Bắc Mỹ và Âu Á, trong khi tổng khối lượng băng tan gấp đôi khối lượng của các sông băng Greenland. Các chuyên gia ngạc nhiên nhận thấy rằng, thì ra sự đóng góp của Nam Cực là rất nhỏ.

Lý do dẫn tới tình trạng ngập lụt

Các nhà khoa học cho rằng, lượng lớn nước ngọt được thải ra đã làm gián đoạn sự lưu thông toàn cầu của đại dương. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ điều gì chính xác gây ra sự tan chảy nhanh chóng như vậy. Theo họ, kịch bản tương tự có thể xảy ra trong tương lai do biến đổi khí hậu mà con người gây ra, nhưng để xác định rủi ro thì cần đợi kết quả của các nghiên cứu tới đây.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала