Ai giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam khi khối tài sản của các tỷ phú USD tăng mạnh?

© Depositphotos.com / SelensergenĐô la Mỹ
Đô la Mỹ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2021
Đăng ký
Thị trường chứng khoán Việt Nam lập kỷ lục mới, khối tài sản của các tỷ phú giàu nhất Việt Nam cũng đều tăng mạnh, theo Forbes.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup với mã VIC tăng tích cực tiếp tục là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Vị trí thứ hai vẫn do nữ tỷ phú tự thân, bà chủ Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo nắm giữ.

Trong khi đó, ngôi vị thứ ba có sự biến động khi ông chủ thép Hòa Phát Trần Đình Long vươn lên, vượt qua Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, lãnh đạo Masan Nguyễn Đăng Quang hay ông Trần Bá Dương của Thaco Trường Hải.

Thị trường chứng khoán Việt Nam lập kỷ lục mới

Tin tức thị trường chứng khoán Việt Nam được cập nhật liên tục.

Chứng khoán Việt vừa lập đỉnh mới khi dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường, kéo VN – Index lên đỉnh mới 1.224 điểm sau phiên giao dịch ngày 2/4. Đồng thời, đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay của chỉ số này kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động.

Forbes - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2020
Forbes: Việt Nam có 4 tỷ phú USD, Covid-19 thách thức tài sản giới siêu giàu

Trong khi đó, tại phiên giao dịch đầu tiên của tháng – ngày 1/4, thị trường chứng khoán Việt Nam với chỉ số VN-Index lập kỷ lục mới và được cho là “vượt đỉnh mọi thời đại”.

Cụ thể, thị trường chứng khoán Việt Nam đóng cửa chốt phiên 1.216,1 điểm, với mức tăng 24,66 điểm tương ứng 2,07%,

Riêng trong ngày hôm nay, 2/4, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam gây nhiều bất ngờ cho các nhà đầu tư. Dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào thị trường. Khối lượng giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận đạt gần 662 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch hơn 16.300 tỷ đồng, cao hơn khoảng 1.000 tỷ so với phiên hôm qua.

Đồng thời, chốt phiên hôm nay, VN-Index đạt 1.224 điểm, tăng hơn 8 điểm (0,69%) so với ngày 1/4.

Giới đầu tư thừa nhận đây lại là kỷ lục mới của thị trường chứng khoán Việt Nam sau gần 21 năm ra đời.

Về diễn biến cụ thể, trạng thái tích cực và hưng phấn được duy trì trên thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay 2/4 đã giúp 274 mã tăng, chiếm thế áp đảo so với số lượng 142 mã giảm. Danh mục VN30 thì có tới 22 cổ phiếu tăng giá.

Thị trường chứng khoán hôm nay tràn ngập sắc xanh tích cực là nhờ các mã bluechip có đóng góp nhiều nhất cho đà tăng mạnh của VN-Index.

Có thể kể đến VNM (Vinamilk), PNJ (Vàng bạc đá quý Phú Nhuận), HPG (Hòa Phát), VHM (Vinhomes), BID (BIDV) với mức tăng 1,7-3,7%.

Trong khi đó, cùng với đà “xanh mướt” của nhóm ngành ngân hàng, cổ phiếu STB (Sacombank) tiếp tục là điểm nhấn của thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay.

Nếu hôm qua 1 tháng 4, cổ phiếu STB chỉ tăng nhẹ thì hôm nay đã nhảy vọt tăng 4,63% lên mức 22.600 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, khối lượng khớp lệnh dẫn đầu thị trường với hơn 56 triệu đơn vị trong suốt phiên giao dịch.

Tuy nhiên, cổ phiếu LCG (Licogi 16) giảm mạnh 6,57%, cùng với BHN (Bia Hà Nội) và GVR (Cao su Việt Nam) cũng sụt giảm và là những mã kìm hãm đà tăng của thị trường.

Cổ phiếu năng lượng và hàng không kém khả quan. GAS giảm 0,33% trong khi POW giảm 0,37%. VJC và HVN giảm lần lượt 0,15% và 0,74%.

Diễn biến thị trường hôm nay cũng cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài tích cực gom hàng với giá trị mua ròng đạt 724 tỷ đồng.

Hệ thống siêu thị Vinmart  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2019
Việt Nam sắp có Tập đoàn bán lẻ hàng đầu: Cú bắt tay của tỷ phú Vượng và ông chủ Masan

Theo đó, PMG là cổ phiếu được gom nhiều nhất với gần 410 tỷ đồng, tiếp đến là những mã vốn hóa lớn như HPG (Hòa Phát), STB (Sacombank), MSN (Masan), đồng thời, khối ròng bán ra CTG (Vietinbank) đạt 60 tỷ đồng, VTP (Vạn Thịnh Phát) 11 tỷ, VNM (Vinamilk) 10 tỷ.

Trước những diễn biến mới của thị trường chứng khoán Việt Nam, Chứng khoán Bảo Việt nhận định, kháng cự tiếp theo sẽ dao động trong khoảng vùng 1.235 – 1.250 điểm.

Tuy nhiên, Bảo Việt cũng cho rằng, cần lưu ý đến khả năng xuất hiện phiên điều chỉnh để kiểm định lại các ngưỡng điểm vừa bị vượt qua, trước khi hướng đến thử thách các vùng điểm cao mới.

Trong khi đó tại thị trường châu Á, sau khi phố Wall phá kỷ lục, cũng có chiều hướng tăng lên đáng kể. Theo đó, chốt phiên hôm 2/4, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,58%, lên 29.854 điểm, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,52%, lên 3.484,39 điểm, trong khi chỉ số Kospi tăng 0,82%, lên 3.112,8 điểm.

Khối tài sản của tỷ phú Việt Nam tăng mạnh

Từ diễn biến tích cực với sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán, giá trị tài sản các tỷ phú USD của Việt Nam cũng có những thay đổi nhất định.

Do các số liệu thống kê một phần lớn dựa vào các dữ liệu công khai giá trị cổ phần của những người giàu nhất sàn chứng khoán này tại doanh nghiệp niêm yết.

Forbes cập nhật theo thời gian thực (realtime net worth) cho thấy, tài sản của các tỷ phú Việt hiện tại hầu hết đều tăng so với một ngày trước đó, với mức tăng khả quan và đầy ấn tượng.

Khối tài sản của Chủ tịch Vingroup-tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Theo cập nhật của Forbes, chiều ngày 2/4, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông chủ của “hãng xe quốc dân” VinFast đang gây ‘sốt’ ở Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị trường chứng khoán.

VinFast - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Vì sao các hãng xe thế giới phải dè chừng VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

Số liệu cập nhật thực tế cho thấy, giá trị tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng hiện đạt 8,4 tỷ USD, tăng 349 triệu USD so với đầu ngày 1/4, tương ứng tăng 4,33%, theo Forbes.

Trong phiên giao dịch ngày 1/4, cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup đã tăng 4,3% lên 123.000 đồng/cổ phiếu, đồng thời, đóng góp công lớn nhất cho kéo chỉ số VN-Index tăng 4,57 điểm.

Sang ngày 2/4, cổ phiếu VIC vẫn giữ ở mức 123.000 đồng/cổ phiếu sau khi chốt phiên giao dịch với khối lượng 2,255,500.

Với giá trị tài sản này, theo số liệu thống kê của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng của Việt Nam hiện đang đứng thứ 288 trong danh sách tỷ phú USD của thế giới.

© Ảnh : Forbes/ ScreenshotTỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Ai giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam khi khối tài sản của các tỷ phú USD tăng mạnh? - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2021
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Mức giá ngày 1/4 của VIC cũng thiết lập đỉnh giá mới cho mã cổ phiếu này. Diễn biến xuyên suốt một tuần qua, cổ phiếu VIC tăng giá rất tích cực. Tổng mức tăng đạt 11,41% và tăng 13,36% so với một tháng trước.

Khối tài sản của bà chủ Vietjet-tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

Xếp ngay sau ông Phạm Nhật Vượng là nữ tỷ phú tự thân hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air.

CC BY-SA 4.0 / Kenh14 / Mrs NTPT (cropped photo)Bà chủ Vietjet-tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Ai giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam khi khối tài sản của các tỷ phú USD tăng mạnh? - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2021
Bà chủ Vietjet-tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2020
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vào Top 100 người thay đổi kinh tế châu Á

Theo thống kê của Forbes, giá trị tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng tăng thêm 1,96% tương ứng 52 triệu USD trong ngày 1/4, đạt mức 2,7 tỷ USD nhờ cổ phiếu VJC của Vietjet tăng 2,2% lên 132.500 đồng/cổ phiếu.

Thực tế, dù cổ phiếu VJC bị giảm đáng kể so với mức đỉnh 137.700 đồng thiết lập hồi đầu tháng 3/2021, tuy nhiên, mức giá hiện tại của VJC vẫn đang trong vùng đỉnh giá của mã cổ phiếu này.

Theo số liệu thống kê của Forbes, nữ tỷ phú Việt Nam hiện đang xếp thứ 1.140 thế giới về độ giàu có, và là người giàu thứ hai Việt Nam.

Biến động vị trí người giàu thứ ba sàn chứng khoán Việt

Ví trí thứ ba theo xếp hạng có sự thay đổi đáng chú ý.

Theo đó, tỷ phú thép Trần Đình Long với giá trị tài sản tăng lên 2,4 tỷ USD (riêng trong hôm qua tăng 85 triệu USD tương ứng 3,75%) nay đã trở thành người giàu thứ ba Việt Nam, vượt qua các tỷ phú khác như ông Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang hay Trần Bá Dương.

Cùng với đó, chốt phiên giao dịch ngày 2/4, với mức thay đổi 550, tăng 1,13% lên mức 49,050 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá kỷ lục của HPG.

Trước đó, cổ phiếu HPG của Hòa Phát trong phiên 1/4 tăng 3,6% lên 48.500 đồng/cổ phiếu.

Đồng thời, cổ phiếu của Hòa Phát hiện đã trở thành một trong những mã cổ phiếu mang tính chất dẫn dắt trường sau khi đã tăng 243,29% trong vòng 1 năm qua.

Ông Trần Đình Long đang nắm giữ vị trí số 1296 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh.

Khối tài sản của ông Hồ Hùng Anh

Giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh hiện đạt 1,6 tỷ USD, tăng 7 triệu USD trong 1 ngày (tương ứng tăng 0,43%). Cổ phiếu TCB hôm qua tăng 1,5% lên 41.000 đồng/cổ phiếu.

Theo ghi nhận của Forbes, Chủ tịch Techcombank đang đứng vị trí số 1809 trên bảng xếp hạng thế giới, tăng 0,43%.

Tỷ phú Trần Bá Dương của Thaco

Theo Forbes, do cổ phiếu chưa lên sàn niêm yết nên giá trị tài sản của ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco Group - và gia đình hiện vẫn đang là 1,6 tỷ USD, xếp thứ 1840 thế giới.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang

Trong khi đó, vì MSN là cổ phiếu duy nhất trong rổ Vn30 ngày 1/4 giảm giá nên đã khiến khối tài sản đồ sộ của ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group giảm 3 triệu USD, tương ứng 0,22% xuống còn 1,2 tỷ USD

Hệ thống siêu thị Vinmart  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2019
Việt Nam sắp có Tập đoàn bán lẻ hàng đầu: Cú bắt tay của tỷ phú Vượng và ông chủ Masan

Trong phiên giao dịch trước, MSN giảm nhẹ 0,2% còn 92.300 đồng, tuy nhiên, tính chung trong một tuần qua, MSN vẫn tăng 7,33% về giá trị và đã tăng tới gần 90% so với một năm trước.

Chốt phiên ngày 2/4, tăng 0,43% lên mức giá 92,700 đồng/ cổ phiếu với khối lượng đạt 2,155,300.

Đánh giá chung, nhờ sự hưng phấn của giới đầu tư, dòng tiền đổ mạnh vào thị trường cùng nhiều tín hiệu tích cực, cổ phiếu của các công ty, tập đoàn lớn liên quan đến các tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam đều tăng rất tích cực.

Nhờ mức tăng kỷ lục của sàn chứng khoán cũng như giá cổ phiếu, khối lượng tài sản của các tỷ phú Việt Nam cũng tăng lên đáng kể, thậm chí lập những kỷ lục mới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала