Hàng phong đỏ đường Trần Duy Hưng: một thí điểm sai lầm?

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Mạnh KhánhHàng cây phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh đang có hiện tượng bị chết, héo, không cành lá.
Hàng cây phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh đang có hiện tượng bị chết, héo, không cành lá.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Năm 2018, Thành phố Hà Nội cho trồng thí điểm hàng cây phong lá đỏ trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh- Trần Duy Hưng. Tuy nhiên, Sở Xây dựng Hà Nội cho hay UBND thành phố vừa chấp thuận thay thế bằng toàn bộ cây bàng lá nhỏ.

Hàng phong đỏ sẽ được thay bằng bàng lá nhỏ

Năm 2018, với kỳ vọng tạo điểm nhấn cho cảnh quan trên 2 tuyến đường vốn có mật độ phương tiện lưu thông cao, Thành phố Hà Nội cho trồng thử nghiệm hàng cây phong lá đỏ trên dải phân cách của 2 tuyến đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Duy Hưng.

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Mạnh KhánhHàng cây phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh đang có hiện tượng bị chết, héo, không cành lá.
Hàng phong đỏ đường Trần Duy Hưng: một thí điểm sai lầm? - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2021
Hàng cây phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh đang có hiện tượng bị chết, héo, không cành lá.

Tổng cộng có 262 cây phong được Công ty cổ phần Đầu tư Tân Đại Đường tặng thành phố. Trong đó, tuyến Nguyễn Chí Thanh trồng 119 cây, tuyến Trần Duy Hưng trồng 143 cây.

Mặc dù đã được chăm sóc cẩn thận nhưng hàng cây phong vẫn không phát triển như kỳ vọng. Chính vì thế, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn vừa chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội về phương án thay thế cây phong trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng.

Nguyên nhân được Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, qua theo dõi cây phong trồng thử nghiệm trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng sinh trưởng, phát triển kém. Việc cây chưa thích nghi với điều kiện khí hậu của Hà Nội đã khiến 45 cây đã chết, rong số 217 cây sống, hiện trạng các cây sinh trưởng, phát triển kém. Sau một thời gian, lá bị héo; cành, nhánh bị khô và hay bị sâu bệnh (Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã nhiều lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh). Điều này làm ảnh hưởng đến cảnh quan của tuyến phố.

Dự kiến sẽ có 2 phương án trồng cây thay thế cây phong. Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất với UBND thành phố Hà Nội về việc thay thế số cây phong bằng cây bàng lá nhỏ. Cây thay thế có đường kính thân từ 10 - 15 cm, chiều cao vút ngọn từ 6-8 m. Các cây bàng được trồng đều được yêu cầu có thân thẳng, dáng cân đối, phân cành cao để không làm ảnh hưởng đến giao thông.

Việc trồng phong lá đỏ từng gây nhiều tranh cãi

Trên thực tế, việc trồng hàng phong đỏ vào năm 2018 từng gây nhiều tranh cãi bởi đây là loài cây ôn đới dễ chết vào mùa hè. Tuy nhiên, tại hội thảo về cây xanh, hồ nước, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, với sự phát triển của ngành công nghiệp cây xanh, một số giống cây ở vùng khí hậu lạnh có thể trồng được ở Việt Nam. TP Hà Nội đang trồng cây phong lá đỏ trên phố Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Trần Duy Hưng. Ông cho hay:

"Một năm nữa chúng ta có thể thấy việc nhiệt đới hóa những cây phong lá đỏ, và chúng vẫn mang màu sắc như khi trồng tại vùng khí hậu châu Âu".
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Mạnh KhánhHàng cây phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh đang có hiện tượng bị chết, héo, không cành lá
Hàng phong đỏ đường Trần Duy Hưng: một thí điểm sai lầm? - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2021
Hàng cây phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh đang có hiện tượng bị chết, héo, không cành lá

Thời gian 2 tháng đầu, hàng trăm cây phong cách đã được "lột xác" từ những cành cây khẳng khiu, trơ trụi cành không lá, thànhHàng phong đỏ sẽ được thay bằng bàng lá nhỏ. Tuy nhiên, theo quan điểm của GS Lê Đình Khả -  Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp, cho rằng phong lá đỏ sẽ thuộc dạng "khó trồng" ở khu vực oi nóng như Hà Nội. Đặc biệt là vào mùa hè, cây tốn nhiều công chăm sóc và tốn nhiều nước.

Theo GS Khả, cây phong có thể trồng được ở xứ nóng, song khả năng thích nghi thấp. Ngoài ra, nên trồng ở dải phân cách rộng 5-7m sẽ thích hợp hơn là chỉ khoảng 2-3m như hiện nay vì cây sẽ rụng lá nhiều xuống đường. GS Khả nhận xét:

"Cây phong tốt nhất là trồng ở Sa Pa hay trong công viên, trồng ở đường phố cũng được song không phải là phương án tối ưu".

GS Khả nhìn nhận, Hà Nội đang trồng nhiều cây xanh trên các tuyến phố song mật độ khá dày và nhiều cây trồng dưới các tán cây khác chưa hợp lý, tạo cảm giác lãng phí. Thành phố cần nghiên cứu trồng từng loại cây trên mỗi phố như quanh Hồ Gươm trồng hoa ban thì hợp lý.

Việc trồng cây phong lá đỏ nằm trong chương trình trồng mới một triệu cây xanh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Thành phố đã hoàn thành sớm mục tiêu trên và trồng thêm được khoảng 600.000 cây xanh, đến cuối năm 2020.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала