Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ tăng cường hợp tác về vấn đề CHDCND Triều Tiên

© AP Photo / Xinhua / Jiang KehongHội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Vương Nghị và Hàn Quốc Jun Eui Young tại Hạ Môn, Trung Quốc
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Vương Nghị và Hàn Quốc Jun Eui Young tại Hạ Môn, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2021
Đăng ký
Một trong những cách giải quyết vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên là quay trở lại vòng đàm phán 6 bên.

Định dạng này cũng sẽ giúp giảm bớt mối đe dọa quân sự đối với Triều Tiên từ phía Hoa Kỳ, Phó Chủ tịch Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga Gleb Ivashentsov nêu quan điểm trong cuộc phỏng vấn với Sputnik khi bình luận về kết quả đàm phán giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Hàn Quốc Chung Eui-yong.

Tòa nhà cơ quan đại diện ngoại giao của Anh, Đức, Pháp và Thụy Điển tại CHDCND Triều Tiên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Chính trị hay đại dịch: Tình trạng khan hiếm hàng hóa ở CHDCND Triều Tiên là do đâu?

Bước đầu tiên là loại bỏ áp lực

Trung Quốc cho rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề bán đảo là loại bỏ những áp lực và mối đe dọa quân sự mà CHDCND Triều Tiên phải đối mặt trong nhiều năm qua. Trong tương quan này, phi hạt nhân hóa bán đảo và thiết lập cơ chế hòa bình trên bán đảo phải được thực hiện song song với nhau và mang tính tổng thể. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố điều này trong một cuộc phỏng vấn đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau cuộc đàm phán với người đồng cấp Hàn Quốc Chung Eui-yong.

Lời kêu gọi của Trung Quốc về việc loại bỏ mối đe dọa quân sự đối với CHDCND Triều Tiên là hết sức phù hợp trong bối cảnh hiện tại, chuyên gia Nga Gleb Ivashentsov nhận định:

“Về lâu dài, việc loại bỏ mối đe dọa này là khả thi, nhưng hiện tại đạt tới điều này là việc thực sự khó. Mối đe dọa quân sự đối với CHDCND Triều Tiên đến từ Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ đang tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Đông Bắc Á. Sự xuất hiện của Biden không hề thay đổi lập trường này, trái lại, mối đe dọa ngày càng lớn. Hiện nay còn đang bàn chuyện về việc bố trí tên lửa tầm trung của Mỹ ở đó. Tất nhiên, những lời của Bộ trưởng Trung Quốc về sự cần thiết phải loại trừ áp lực quân sự đối với Bình Nhưỡng là công bằng và rất phù hợp, nhưng trong tương lai gần, để đạt được mục tiêu này sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực từ các quốc gia liên quan trong việc giải quyết vấn đề CHDCND Triều Tiên. Đó là các nước tham gia định dạng sáu bên: Nga, Trung Quốc, Nam và Bắc Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Có lẽ, vấn đề bây giờ cần phải được giải quyết theo định dạng này và nó đã được áp dụng trên Bán đảo Triều Tiên, đã từng có những phát triển nhất định theo hướng này. Việc quay trở lại cuộc thảo luận về vấn đề này theo thể thức sáu bên sẽ tạo điều kiện để giảm bớt mối đe dọa quân sự đối với CHDCND Triều Tiên.
© AP Photo / Wong Maye-ECác quân nhân Bắc Triều Tiên trong cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng
Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ tăng cường hợp tác về vấn đề CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2021
Các quân nhân Bắc Triều Tiên trong cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng

Nỗ lực của Bắc Kinh và Seoul

Đồng thời, rõ ràng là Bắc Kinh đang có những cơ hội lớn nhất để gây ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng. Seoul thừa nhận điều này, vì thế trong chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Hàn Quốc tới Trung Quốc kể từ năm 2017, Chung Eui-yong đã cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của Bắc Kinh để nối lại các cuộc đàm phán đang bế tắc về phi hạt nhân hóa và thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Bộ trưởng Hàn Quốc trong cuộc hội đàm với Vương Nghị nói rằng Hàn Quốc bày tỏ lòng biết ơn đối với Trung Quốc và mong nước này tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề của bán đảo. Về phần mình, ông Vương Nghị lưu ý rằng phía Trung Quốc mong đợi cùng với phía Hàn Quốc thông qua đối thoại để thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên bằng con đường chính trị.

Đồng thời, một trong những kết quả chính của cuộc hội đàm cấp bộ trưởng là việc hình thành một cơ chế mới để củng cố lòng tin chính trị, điều kiện cần thiết để thực hiện những bước đi đối ứng trong việc giải quyết vấn đề CHDCND Triều Tiên. Các bên nhất trí tổ chức đối thoại về ngoại giao và an ninh theo thể thức 2 + 2 ở cấp thứ trưởng. Trong nửa đầu năm nay, họ cũng sẽ tổ chức một vòng đối thoại chiến lược mới ở cấp ngoại trưởng.

Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Các chuyên gia Mỹ ghi nhận động thái hoạt động tại một cơ sở hạt nhân Triều Tiên

Thất bại của Hoa Kỳ

Cuộc hội đàm tại Hạ Môn diễn ra hai ngày sau cuộc họp tại Annapolis, bang Maryland, của cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan với các đồng nghiệp từ Nhật Bản và Hàn Quốc - Shigeru Kitamura và Suh Hoon. Cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của nhà ngoại giao Mỹ với các đồng nghiệp nước ngoài được coi là nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác ba bên nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó, các bên không nêu lên điều gì cụ thể ngoài những lo ngại chung về các chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên, cũng như lời hứa hợp tác chung vì mục tiêu phi hạt nhân hóa.

Cuộc gặp này được công bố là một bước chuẩn bị cho cuộc khảo sát của Mỹ về tình hình xung quanh CHDCND Triều Tiên. Dự kiến, tại cuộc hội đàm này, nhà ngoại giao Mỹ ​​sẽ làm rõ thái độ của Washington về vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề CHDCND Triều Tiên. Điều này đã không xảy ra. Trước cuộc họp ở Annapolis, nhóm của Biden đã chỉ trích gay gắt ba cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Donald Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vì cho rằng các cuộc hội kiến này đã hợp pháp hóa một trong những chế độ độc tài khắc nghiệt nhất. Trong khi đó, giới quan sát kỳ vọng rằng cuộc gặp ba bên này ít nhất sẽ gửi tới tín hiệu nào đó cho Bình Nhưỡng về tính liên tục của chính sách Trump trong việc giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên. Điều này đã không xảy ra, có nghĩa là các hành động của chính quyền hiện tại của Hoa Kỳ còn khiến Bình Nhưỡng cảnh giác hơn.

Trong bối cảnh đó, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Seul đã thực hiện một động thái chính trị mạnh mẽ. Tại cuộc hội đàm ở Hạ Môn, Bắc Kinh và Seoul đã ghi nhận ý nghĩa tích cực to lớn của tuyên bố chung mà hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên đưa ra sau cuộc gặp Singapore năm 2018.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала