Chuyên gia quân sự bình luận về thất bại thử tên lửa siêu thanh ở Mỹ

© Lockheed MartinAGM-183A ARRW - tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh
AGM-183A ARRW - tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Đăng ký
Cuộc phóng thử vũ khí siêu thanh ở Mỹ đã kết thúc thất bại, như thừa nhận trong tuyên bố của Không lực Hoa Kỳ. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, quan sát viên quân sự Viktor Litovkin đã nêu ý kiến về chuyện Mỹ sẽ mất bao lâu nữa để đạt tới trình độ hiện tại của Nga trong lĩnh vực này.

Hoàn toàn thất bại

Không quân Mỹ đã thất bại khi phóng thử một trong những loại vũ khí siêu thanh.

Khái niệm tên lửa siêu thanh của Công ty Raytheon và Công ty Northrop Grumman - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2020
Không quân Mỹ thử nghiệm "siêu tên lửa" siêu thanh thất bại
"Không lực Hoa Kỳ đã không thành công trong việc thử nghiệm công nghệ vũ khí siêu thanh, ngày 5 tháng 4 trong quá trình chuyến bay thử nghiệm đầu tiên do phát sinh vấn đề kỹ thuật nên tên lửa đẩy đã không phóng được", - tuyên bố của Không lực Hoa Kỳ cho biết.

Tháng 8 năm 2020, cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ thông báo rằng các Viện chuyên môn của quân đội Mỹ đang làm việc theo hàng loạt hướng trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh.

Trong số đó có vũ khí phản ứng nhanh trên không (AGM-183 Air-Launched Rapid Response Weapon), chương trình này dự trù chế tạo khối chiến đấu có tốc độ lên tới 20 Mach và tầm bay xa khoảng 925 km. Cuộc kiểm tra cuối cùng của chương trình đã được tiến hành trước đó. Tuy nhiên, các nhà quân sự Mỹ lưu ý rằng họ sẽ rút kinh nghiệm từ thất bại và tiếp tục nghiên cứu tên lửa siêu thanh phản ứng nhanh AGM-183A ARRW.

“Không tên lửa nào bay được ngay trong lần đầu”

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, quan sát viên quân sự đại tá về hưu Viktor Litovkin lưu ý rằng những thất bại khi thử nghiệm các loại vũ khí mới là điều không tránh khỏi.

Tổ hợp tên lửa “Avangard” - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2020
Báo Mỹ đánh giá mối đe dọa kinh khủng từ «Avangard» của Nga đối với Hoa Kỳ
"Không một tên lửa nào, không một mẫu máy bay nào bay được suôn sẻ ngay trong lần đầu. Luôn luôn hiện hữu thời kỳ thử nghiệm, khi có sai sót, có sự cố ... Để phân giải xem tại sao tên lửa này hoặc tên lửa kia không bay được, cần tiến hành thử nghiệm", - ông Victor Litovkin giải thích.

Đồng thời, chuyên gia Nga lưu ý, rõ ràng là người Mỹ có thời kỳ thất bại khá dài trong việc chế tạo vũ khí siêu thanh.

"Vấn đề khác là suốt 20 năm qua người Mỹ luôn quảng cáo khoe khoang vũ khí siêu thanh, tên lửa siêu thanh của họ nhưng cho đến nay họ vẫn không làm được gì. Còn chúng ta thì đang làm. Ta đã có “Zircon”, “Kinzhal” và cả tổ hợp “Avangard”, tất cả đều bay tốt và đang ở trong phiên chế trang bị. Vì vậy, người Mỹ cần chí ít là chục năm nữa may chăng bắt kịp chúng ta, trước khi họ làm được cái gì đó ... Từ lâu Donald Trump đã hứa hẹn về tên lửa “cực siêu”, thế nhưng đến nay tên lửa này ở đâu thì chưa ai thấy”, - ông Victor Litovkin nói thêm.

Tháng 5 năm 2020, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Donald Trump tuyên bố rằng ở Mỹ đang tiến hành công việc về loại tên lửa "cực siêu", có tốc độ vượt hơn gấp 17 lần so với tốc độ âm thanh. Trump nói rõ rằng tên lửa Mỹ đang tạo ra chắc chắn sẽ nhanh hơn những tên lửa mà Nga đang có. Sau đó, Lầu Năm Góc cũng xác nhận đang thử nghiệm loại tên lửa với tốc độ siêu đẳng như vậy.

Vào đầu tháng 4 năm 2021, ông Alexandr Leonov Tổng công trình sư thiết kế của cơ sở nghiên cứu khoa học-sản xuất “Mashinostroyenie” thông báo rằng ở Nga đang tạo ra cả một thế hệ vũ khí siêu thanh mới, là sự phát triển của các công nghệ đã được sử dụng để chế tạo “Avangard”, “Zircon” và “Kinzhal”. Đồng thời ông khẳng định rằng những sáng chế của Nga trong lĩnh vực này là vô đối.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала