Ai nói Việt Nam không làm nổi ốc vít?

© Depositphotos.com / ZatvorĐồng hồ
Đồng hồ - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Đăng ký
Trước kia là Trung Quốc, nay là Việt Nam. Chuyện Việt Nam ‘không làm nổi bulông, ốc vít’ đã thành dĩ vãng. Sản phẩm “make in Vietnam”, công nghệ lõi với hàm lượng chất xám cao của người Việt đã không còn ngày càng nhiều khi tiềm lực kinh tế và công nghệ của quốc gia tăng lên.

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, điển hình như theo tiết lộ của TS. Phan Long, đã có doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được ốc vít cho đồng hồ Thụy Sĩ.

Doanh nghiệp Việt sản xuất ốc vít cho đồng hồ Thụy Sĩ

Nhiều chuyên gia kinh tế nêu quan điểm rằng, cần phải xem xét lại nhận định về việc, doanh nghiệp Việt Nam không làm nổi bulông, ốc vít, thực sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và hướng đến trở thành “công xưởng” sản xuất của thế giới.

Cụ thể, vấn đề không phải Việt Nam không sản xuất được ốc vít mà con ốc vít đó phải đạt tiêu chuẩn cao, theo quy trình để cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào trong nước.

Quốc kỳ Việt Nam, chợ ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2021
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao hơn mức của thế giới và tiếp tục dẫn đầu

Về vấn đề này, TS Phan Long, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kế toán Australia, cho biết đã có những doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được ốc vít cho đồng hồ Thụy Sĩ, nhưng lại không sản xuất được ốc vít để bán cho Samsung.

Theo vị chuyên gia, đó không phải là do doanh nghiệp Việt không đủ năng lực để sản xuất, mà là do yêu cầu của các nhà mua lớn trên thế giới đối với các doanh nghiệp cung cấp linh kiện rất cao. Lấy ví dụ nhưng tập đoàn Samsung, họ yêu cầu các doanh nghiệp Việt muốn trở thành đối tác cung ứng thì phải có bằng phát minh sáng chế, đồng thời lại phải có mức giá bán thấp.

Để có thể hạ giá thành sản xuất nhằm cung ứng cho những đối tác như vậy, ông Long cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi toàn bộ cấu trúc quản trị để tinh gọn, cắt giảm các khâu trung gian, từ đó tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó, cũng có một số vấn đề gây khó cho doanh nghiệp Việt như chi phí vốn. Các nhà mua lớn trên thế giới đều yêu cầu cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Việt phải vững mạnh, khiến chi phí vốn thấp. Dù có đủ năng lực sản xuất được những sản phẩm tinh xảo nhưng nhiều công ty Việt không thỏa mãn được yêu cầu quản trị để trở thành đối tác của các tập đoàn FDI.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Kế toán Australia khẳng định trong cuộc trao đổi với VnEconomy rằng, chất lượng, tốc độ, thời gian, giá cả là những yếu tố quyết định việc doanh nghiệp có tham gia được vào chuỗi cung ứng hay không.

“Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cần phải thay đổi. Doanh nghiệp cần số hoá để tinh gọn lại các quy trình và cắt giảm chi phí. Và để đạt được điều này, quản trị phải thay đổi một cách toàn diện”, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kế toán Australia nêu rõ.

Tiến sĩ Long cho hay, Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do với rất nhiều quốc gia. Khi chưa có hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đủ mạnh để giúp thu hút các nhà sản xuất lớn dịch chuyển từ Trung Quốc, doanh nghiệp Việt rất cần có sự thay đổi lớn về năng lực cạnh tranh, về nguồn lực.

Phố Tạ Hiện, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Kinh tế, GDP, FDI tăng trưởng ngoạn mục, nguồn tiền thế giới đổ về Việt Nam

Với việc đã có một số công tuy tham gia sản xuất ốc vít cho đồng hồ Thụy Sĩ, có thể nói, đã qua rồi thời doanh nghiệp Việt không làm nổi ốc vít.

Vị chuyên gia nhắc lại, đó là thời điểm cách đây gần chục năm, khi nhiều doanh nghiệp Việt tham dự buổi tiếp xúc và công bố các điều kiện để trở thành nhà cung cấp linh kiện cho Samsung. Tại đây, trước các tiêu chí mà tập đoàn Hàn Quốc đưa ra, các nhà cung ứng Việt Nam đã đã phải thừa nhận rằng họ không thể đáp ứng được các yêu cầu đó, cho dù chỉ là sản xuất ốc vít.

Cụ thể, Samsung yêu cầu các nhà cung ứng phải đáp ứng đủ quy chuẩn về trách nhiệm xã hội, môi trường làm việc, môi trường sống, sản xuất xanh, nguyên liệu xanh.

Chưa hết, Samsung cũng yêu cầu một trong những tiêu chí quan trọng mà các doanh nghiệp Việt khó đáp ứng đó là tốc độ giao hàng. Theo lời chuyên gia, có những doanh nghiệp chỉ sản xuất những sản phẩm rất đơn giản là bao bì, nhưng nhà mua yêu cầu cứ 2 tiếng giao hàng một lần bất kể khối lượng như thế nào

“Đó là một ký ức buồn của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam”, theo TS. Phan Long.

Tuy nhiên, hôm nay, sau những tiến bộ vượt bậc về năng lực và trình độ sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam, câu chuyện buồn đó đã mãi mãi là quá khứ và đi vào “dĩ vãng”.

Trước kia là Trung Quốc, bây giờ là Việt Nam

Cuối năm 2020, trong hội thảo về chuỗi cung ứng toàn cầu do Bộ Công thương tổ chức, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định, mạng lưới khách hàng quốc tế đến với các công ty Việt hiện nay đã mở rộng ra rất nhiều.

Nếu ngày trước, các tập đoàn lớn nước ngoài thường đặt hàng với đối tác Trung Quốc thì nay họ đã chuyển hướng sang Việt Nam.

“Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã làm được rất nhiều. Vấn đề là sản lượng, nhu cầu thị trường có đủ lớn để họ sản xuất hay không”, Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Nam Hải, ông Phạm Hoàng Hải khẳng định.

Một chuyên gia khác là bà Lã Thị Lan, nguyên Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM, Tổng giám đốc Tập đoàn Tiến Lộc, cũng bác bỏ việc doanh nghiệp Việt không thể làm nổi ốc vít.

Samsung - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
'Bộ não' nền kinh tế: Samsung biến Việt Nam thành cứ điểm chiến lược về công nghệ

Theo bà Lan, sản xuất ốc vít chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng nó lại cho thấy bức tranh toàn cảnh về đầu tư công nghệ cao của các công ty Việt.

Có nhiều công nghệ đòi hỏi độ chính xác rất cao nhưng các doanh nghiệp Việt chưa dám đầu tư. Không ai dám bỏ ra số tiền lớn để đầu tư để rồi không biết sẽ bán cho ai. Điều đó có nghĩa là, họ chờ có khách đặt thì mới dám làm.

“Đây cũng là một trong những lý do một số tập đoàn lớn nước ngoài chưa hợp tác với các nhà cung cấp Việt Nam. Mặt khác, một số tập đoàn nước ngoài khi vào nước ta họ đã có sẵn các nhà cung cấp trước đó, vì vậy không hợp tác với nhà cung cấp nước ta”, bà Lan lý giải.

Và đúng là những điều trên đã được chứng minh qua thực tế. Mới đây, Foxconn, đối tác của tập đoàn Apple (Mỹ), đã chính thức đầu tư một nhà máy tại tỉnh Bắc Giang. Nhà máy này có tổng vốn đầu tư 270 triệu USD, ước tính mỗi năm cho ra đời khoảng 8 triệu máy tính bảng và máy tính xách tay.

Việt Nam cần phát triển hệ thống cung ứng riêng

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), nền kinh tế Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu những năm trở lại đây.

Trước đó, Việt Nam là nước lấy nông sản làm xuất khẩu chủ lực, có các mặt hàng thâm dụng lao động lớn. Đến nay, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm mang tính công nghệ cao hơn với giá trị gia tăng cao, bao gồm các mặt hàng cơ khí chính xác, sản phẩm điện tử và linh kiện…

Cảng Cát Lái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Ai nói Việt Nam sẽ không thể là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?

Arcelik là công ty thuộc tập đoàn Koc Holding - một trong những tập đoàn về dịch vụ, sản phẩm công nghiệp gia dụng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ. Công ty này đang tìm kiếm nguồn cung sản phẩm linh kiện, điện tử từ Việt Nam.

Giám đốc thu mua của Arcelik Hakan Kozan cho biết, Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế và là một trung tâm sản xuất cho các nhà máy trên thế giới. Các lợi thế mà Việt Nam có hoàn toàn đáp ứng được chiến lược phát triển của tập đoàn.

Theo ông Koray Derman, trưởng nhóm mua hàng của Arcelik, công ty chủ yếu hoạt động ở thị trường châu Âu.

Đây là thị trường đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, nên đối tác của Arcelik cũng cần có những tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm. Các nhà cung ứng linh kiện điện tử cần thỏa mãn những quy định riêng biệt, khắt khe.

"Chúng tôi kỳ vọng những đối tác tiềm năng mà chúng tôi hợp tác phải có hệ thống quản trị về chuỗi cung ứng tốt đặc biệt hệ thống quản trị nguồn lực cần phải có. Bên cạnh đó, các đối tác của chúng tôi đều phải phát triển hệ thống cung ứng riêng của họ chứ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Nếu phụ thuộc vào Trung Quốc chúng tôi sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro, thiệt hại”, ông Koray Derman nói.

Các làm việc của Arcelik là quản lý các linh phụ kiện đặt trực tiếp từ các nhà cung ứng chứ không thông qua đơn vị trung gian. Do đó, ngoài mức giá hợp lý, tiêu chuẩn môi trường, dịch vụ logistics và hậu mãi tốt, nhà cung ứng còn cần có hệ thống quản trị tốt, có thể quản lý tốt nguồn cung của họ. Đặc biệt, nhà cung ứng cần có năng lực về thiết kế, năng lực thử nghiệm sản phẩm của riêng mình.

“Với những mạch điện tử, chúng tôi sử dụng những sản phẩm đặc thù riêng biệt so với những sản phẩm của đơn vị khác, nên các đối tác cần có kinh nghiệm chuyên sâu về bo mạch điện tử. Quan trọng hơn nữa, chúng tôi mong muốn có mối quan hệ dài lâu trong làm ăn với nhau”, ông Koray Derman cho hay.
Đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về sản xuất chứ không phải gia công hay lắp ráp

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, việc Công ty Thông tin M3 (viết tắt M3) của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel chính thức tham gia chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu, các dòng sản phẩm Make in Vietnam như điện thoại, xe ô tô của VinFast, Bphone với ứng dụng công nghệ AI hay các tập đoàn viễn thông Việt Nam làm chủ công nghệ 5G…chứng minh thiên kiến “Việt Nam không làm nổi ốc vít” đã không còn phù hợp.

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Xuất siêu kỷ lục, Việt Nam kỳ vọng vào xuất khẩu để có thêm kỳ tích kinh tế

Như lãnh đạo Vingroup hay nhiều doanh nghiệp hàng đầu đất nước từng khẳng định người Việt có thể tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thậm chí một ngày nào đó có thể trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.

Để thực sự bước vào cuộc đua thế giới, doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo được 5 yếu tố để tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu đó là vấn đề nhân lực, hệ thống quản lý, máy móc, vật tư, công nghệ....

Trong những năm gần đây, để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tuy nhiên từ chính sách đến thực tiễn vẫn còn một khoảng cách rất lớn.

“Mặc dù chính sách nhà nước đã ban hành nhưng cơ chế cho vay từ các ngân hàng và tổ chức tài chính còn nhiều bất cập khiến ưu đãi vẫn chưa đến được với doanh nghiệp”, ông Đỗ Phước Tống - Tổng giám đốc Công ty Cơ khí Duy Khanh nói.

Muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam phải đủ mạnh. Muốn vậy phải đầu tư. Để có một nhà máy phải đầu tư cả trăm tỷ đồng và khấu hao rất lâu nhưng doanh số không cao, chưa kể doanh nghiệp phải có đội ngũ kỹ thuật chất lượng cao để nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

Do đó, nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước thì doanh nghiệp sẽ ngần ngại đầu tư, và như vậy rất khó để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển như mong muốn. Mà khi ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển thì việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ còn xa.

Tuy nhiên, xu hướng phát triển vẫn đang được ghi nhận với nhiều triển vọng tích cực. Việt Nam hiện có hàng trăm doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lao động được đào tạo nghề may tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2021
Kinh tế Việt Nam có thể gặp những thách thức gì trong năm 2021?

Trong khi niềm tự hào của người Đức thường gắn với BMW, Volkswagen. Ở châu Á có Samsung, LG, Huyndai, Daiwoo giúp người Hàn Quốc tự hào trong khi ở Nhật có Sony, Toyota, Honda, Nissan, Mazda…thì Việt Nam chắc chắn cũng sẽ có những đại diện đang ngày càng bứt phá mạnh mẽ như Vingroup (VinFast, Vinsmart…), Viettel với công nghệ hạ tầng và thiết bị 5G, Bkav với Bphone… hay từ nhiều năm trước các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đã tham gia sản xuất, cung ứng linh kiện máy bay cho hai hãng hàng không hàng đầu thế giới là Airbus, Boeing…

Chính phủ đã khởi xướng chương trình Make in Vietnam, năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước dần được cải thiện với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về sản xuất thay vì chỉ gia công hay lắp ráp cho nước ngoài.

Chính phủ đã vào cuộc, người dân đang mong chờ, tự thân các doanh nghiệp cũng cần “chủ động” thay đổi tư duy, ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ hiện đại, đầu tư chú trọng yếu tố con người để câu chuyện ‘Việt Nam không làm nổi ốc vít’ sẽ lùi sâu vào quá khứ và trở thành động lực cho cuộc cách mạng, sự thay đổi mạnh mẽ cùng những thành công trong tương lai.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала