Được biết về khả năng hòa giải trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

© AP Photo / Andrew HarnikNgười bảo vệ danh dự tại Nhà Trắng ở Washington với cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Người bảo vệ danh dự tại Nhà Trắng ở Washington với cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen sẽ không đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ, như chính quyền Mỹ trước đây từng nhiều lần làm như vậy, điều này có thể cho thấy rằng Washington muốn có một số dấu hiệu hòa giải trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, hãng Bloomberg đưa tin.

Báo cáo tổng kết tỷ giá hối đoái dự kiến được công bố vào ngày 15/4. Hiện tại vẫn chưa chốt phiên bản cuối cùng của tài liệu nói trên, nhưng được biết rằng báo cáo này sẽ không đề cập đến Trung Quốc như một nước thao túng tiền tệ.

Ngoài ra, bà Yellen có thể khởi xướng việc bãi bỏ cải cách liên quan trong nhiệm kỳ ông Donald Trump làm Tổng thống. Cựu nguyên thủ nước Mỹ đã thắt chặt các yêu cầu đối với các nước khác, hạ thấp ngưỡng đánh giá để xếp các nước vào danh sách thao túng tiền tệ. Quy chế này cho phép Washington áp đặt một số hạn chế, bao gồm cả đối với thương mại song phương.

Cờ Hoa Kỳ gần một khách sạn ở Thượng Hải, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2020
Cuộc chiến thương mại có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc

Nếu điều đó xảy ra, số lượng các nước bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ theo dõi giám sát tỷ giá hối đoái một cách thường xuyên gần như có thể giảm một nửa. Bên cạnh đó, ông Trump thường bị cho là hay chính trị hóa quá trình xác định quy chế này đối với Trung Quốc. Theo một số nhà phân tích, việc Bắc Kinh bị coi là nước thao túng tiền tệ vào năm 2019 chỉ là để 5 tháng sau việc bãi bỏ quyết định này sẽ tạo lợi thế cho Washington trong cuộc đàm phán về hiệp định thương mại toàn diện.

Những nước nào bị Mỹ xếp vào nhóm thao túng tiền tệ?

Hiện tại, có ba tiêu chí chính để Hoa Kỳ xác định nước này hay nước khác có hành động thao túng tiền tệ. Đó là thặng dư tài khoản vãng lai (phần cán cân thanh toán phản ảnh nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ) không ít hơn 2% GDP; thặng dư thương mại song phương với Mỹ đạt ít nhất 20 tỷ USD, và Ngân hàng Trung ương nước đó chi ít nhất 2% GDP để can thiệp tỷ giá ngoại hối.

Theo quy luật, những hành động được cho là can thiệp bao gồm việc mua ngoại tệ trên thị trường nội địa theo tỷ giá (do ngân hàng trung ương) ấn định đối với đồng tiền quốc gia. Điều này khiến đồng nội tệ suy yếu, từ đó giúp hàng hóa của các nhà xuất khẩu trong nước trở nên cạnh tranh hơn ở nước ngoài. Washington thường coi những nỗ lực như vậy của các cơ quan quản lý tiền tệ nước ngoài là không công bằng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала