Người Nhật học cách biến rác thải nhựa thành nhiên liệu lỏng

© Sputnik / Kirill Kallinikov / Chuyển đến kho ảnhrác thải nhựa
rác thải nhựa - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2021
Đăng ký
Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản tuyên bố đã tìm ra cách thức biến rác thải nhựa thành nguyên liệu thô hữu ích. Theo lời họ, với sự hỗ trợ của chất xúc tác, các loại nhựa thông dụng nhất có thể được chuyển đổi thành nhiên liệu lỏng, South China Morning Post đưa tin.

Chất xúc tác để «hô biến» nhựa thành nhiên liệu

«Chúng tôi đã chiết xuất được chất xúc tác như vậy. Đó là kim loại ruthenium kết tủa lắng đọng trên xeri oxit. Phản ứng hóa học xảy ra khi chất xúc tác và nhựa này được đặt trong lò phản ứng đậy kín nắp và nung nóng. Và trộn tất cả dưới áp suất của hydro», - ông Masazumi Tamura, PGS tại ĐHTH Osaka cho biết.

Các phương pháp chế biến được áp dụng hiện nay yêu cầu môi trường nhiệt độ ít nhất là 300 độ C (572 độ F). Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, phương pháp mới cho phép tái chế chất thải ở nhiệt độ 199 độ C (390 độ F). Đồng thời, tới 77% nhựa có thể biến thành nhiên liệu lỏng còn 15% khác - thành sáp.

Cốc nhựa than - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2020
Vật liệu mới tái chế nhựa và hấp phụ khí CO2
«Trong chặng dài những năm qua, người ta thực hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Chẳng hạn như tái chế ngang, thay thế nhựa bằng polyme phân hủy sinh học và giảm việc sử dụng sản phẩm nhựa. Tuy nhiên, không dễ gì mà loại bỏ nhựa hoàn toàn, do đó vẫn cần phát triển những công nghệ cho phép sử dụng nhựa một cách hiệu quả», - chuyên gia nói.

Nhân loại đã tạo ra bao nhiêu nhựa?

Theo công trình nghiên cứu tiến hành năm 2017, kể từ những năm 1950, nhân loại đã tạo ra ước chừng 8,3 tỷ tấn nhựa. Trong đó chỉ 9% tổng số rác thải nhựa được tái chế. 12% khác của sản phẩm nhựa dùng một lần được đem thiêu huỷ. Nghiên cứu cho biết, mọi thứ còn lại đều nằm ở các bãi chôn lấp hoặc trong môi trường xung quanh chúng ta.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала