Vì sao Việt Nam chưa áp dụng hộ chiếu vaccine?

© Ảnh : Hoàng Hùng - TTXVNTiêm vaccine cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trực thuộc Quân khu 2.
Tiêm vaccine cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trực thuộc Quân khu 2. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2021
Đăng ký
Bộ Y tế Việt Nam lý giải vì sao chưa áp dụng hộ chiếu vaccine cũng như nguyên nhân khiến Việt Nam rất dễ tái bùng phát dịch Covid-19.

Có lẽ, do Việt Nam đã ‘quá thành công’ trong cuộc chiến chống Covid-19, tỷ lệ lây nhiễm corona thấp, người dân chưa có miễn dịch cộng đồng nên việc áp dụng hộ chiếu vaccine cần phải cân nhắc thật kỹ, tránh lây nhiễm nguồn bệnh ra cộng đồng.

Các nhà chức trách Việt Nam cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát biên giới trong bối cảnh các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan, dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp.

Vì sao Việt Nam có nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19?

Bộ Y tế chỉ ra nguyên nhân khiến Việt Nam có nguy cơ bùng phát đại dịch Covid-19, đặc biệt là khi ở biên giới Tây Nam, Campuchia đang phải đương đầu với đợt bùng phát dịch nghiêm trọng khiến Thủ tướng Hun Sun phải ban lệnh phong tỏa và thừa nhận nước này đang “bên bờ vực sinh tử” do coronavirus.

Ngày 16/4, tại Việt Nam diễn ra hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19.

Vaccine được đảm bảo đúng quy định khi tiêm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2021
"Hộ chiếu vaccine" vào Việt Nam, sẽ áp dụng ra sao? Với đối tượng nào?

Người đứng đầu Bộ Y tế Việt Nam cho biết thời gian qua, thế giới triển khai mạnh mẽ tiêm vaccine Covid-19 nhưng tình hình dịch vẫn là thách thức lớn với Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ Y tế cho biết, tính đến nay, Việt Nam đã qua 22 ngày qua không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng. Hà Nội đã 60 ngày không ghi nhận ca mới, TP.HCM là 64 ngày, Hải Phòng là 53 ngày và Quảng Ninh là 66 ngày.

“Các ca mắc mới ghi nhận hàng ngày đều là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay”, Bộ Y tế khẳng định.

Bộ Y tế cũng tổng kết một số kinh nghiệm mang tính chuyên môn, kỹ thuật để các địa phương lưu ý, nếu trong trường hợp bùng phát dịch trên địa bàn cũng sẽ bình tĩnh và không bị bất ngờ, lúng túng, bị động.

Bài học đắt giá, theo Bộ Y tế đó là kinh nghiệm cách ly và cách ly tập trung, nhất là đối với F1. Thực tế tại Đà Nẵng, Hải Dương đều phải triển khai quyết liệt việc này.

“Nếu chỉ cách ly tại cộng đồng, việc ngăn chặn nguy cơ lây lan sẽ khó khăn”, lãnh đạo Bộ Y tế nêu rõ.

Cùng với đó là việc nhanh chóng khoanh vùng, phong tỏa làm giảm tác động tới các địa phương khác, giữ được đà tăng trưởng kinh tế trong đợt 1. Điển hình như Việt Nam đã phong tỏa ngay huyện Chí Linh trong đợt dịch ở Hải Dương tránh để mầm bệnh lây sang các địa phương khác.

Truy vết và cách ly là những kinh nghiệm đặc biệt quý báu. Cùng với đó là công tác xét nghiệm. Ngành y tế Việt Nam yêu cầu phải chuẩn bị cơ sở vật chất, cơ chế, tài chính thật tốt, phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện trộn mẫu nếu số lượng mẫu xét nghiệm lớn, nâng cao năng lực xét nghiệm, nhanh chóng xác định nguồn lây và khống chế dịch.

Tiếp đến là việc lập bệnh viện dã chiến. Như đợt dịch ở Hải Dương, chỉ mất 15 tiếng đồng hồ để ngành y tế Hải Dương phối hợp với cán bộ y tế, bác sĩ, chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai lập bệnh viện dã chiến.

Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương phải sử dụng cơ sở y tế sẵn có để thiết lập bệnh viện dã chiến trên cơ sở bệnh viện/ cơ sở điều trị sẵn có mà vẫn bảo đảm các nơi khác khám, chữa bệnh thông thường không bị ảnh hưởng, tập trung lực lượng để điều trị bệnh nhân Covid-19.

© Ảnh : TTXVN phátBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.
Vì sao Việt Nam chưa áp dụng hộ chiếu vaccine? - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.

Tuy nhiên, dù được đánh giá là nước kiểm soát tốt đại dịch, Bộ Y tế nhận định, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và bùng phát trở lại tại Việt Nam vẫn luôn thường trực. Đặc biệt tại khu vực Tây Nam Bộ, tình trạng nhập cảnh trái phép gia tăng.

Bên cạnh đó, một số quốc gia có đường biên giới giáp với Việt Nam có số lượng ca nhiễm tăng cao trong thời gian gần đây như Campuchia và Thái Lan. Trong đó, Thái Lan đã xuất hiện đợt bùng phát dịch thứ 3, liên quan ổ dịch ở các quán rượu tại thủ đô Bangkok, hiện lây lan ra 70 tỉnh của đất nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Bao giờ Việt Nam áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19?

Ở Campuchia, riêng từ ngày 20/2 đến nay, nước này đã ghi nhận thêm 4.341 ca mắc Covid-19. Trong đó, số ca tăng đột biến trong 5 ngày vừa qua với gần 2 nghìn trường hợp. Đặc biệt, vào ngày 9/4, Campuchia ghi nhận 576 ca mắc mới, cao hơn cả tổng số trường hợp nhiễm trong năm 2020 (khoảng 500 ca). Thủ tướng Hun Sen đánh giá đất nước “bên bờ vực sinh tử” và nhanh chóng cho phong tỏa thủ đô Phnom Penh.

Bộ Y tế nhận định nguy cơ bùng phát dịch trở lại có thể là do tâm lý lơ là, chủ quan trong cộng đồng. Tình trạng nhập cảnh trái phép tại các biên giới đường mòn, lối mở khó kiểm soát rất dễ làm tăng nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.

“Nếu chúng ta lơ là, buông lỏng, để xảy ra ca bệnh nhập cảnh, từ đó lây nhiễm trong cộng đồng đặc biệt nếu là biến chủng của Anh và Nam Phi thì việc kiểm soát dịch trong cộng đồng rất khó khăn”, đại diện Bộ Y tế nêu rõ.

Cùng với đó, việc quản lý không tốt người nhập cảnh hợp pháp; kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thực chất cũng khiến Việt Nam đối mặt với nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng. Bộ Y tế nhận định mầm bệnh có thể còn trong cộng đồng cũng là yếu tố nguy cơ.

Trong bối cảnh này, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị cần thực hiện nghiêm việc quản lý những trường hợp nhập cảnh, giám sát, cách ly phù hợp, đặc biệt là khi triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine” hoặc nới lỏng hạn chế trong đi lại quốc tế trong thời gian tới.

Bộ yêu cầu các địa phương phải chuẩn bị kịch bản cho tình huống có dịch, nâng cấp cơ sở xét nghiệm để đáp ứng lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời, chuẩn bị kịch bản cách ly trên diện rộng, chuẩn bị hậu cần cho cách ly, chuẩn bị các tình huống điều trị trong tình huống có dịch.

Thêm một vấn đề nữa, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, rà soát, thống kê đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí vaccine Covid-19 gửi về Bộ Y tế trước ngày 15/4.

Đáng chú ý, Bộ Y tế Việt Nam yêu cầu các địa phương phải hoàn thành tiêm vaccine đợt 1 trong tháng 4 và đợt 2 trước ngày 15/5. Đặc biệt, bộ yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không được để vaccine hết hạn mà người dân không được tiêm.

Lý do Việt Nam chưa áp dụng hộ chiếu vaccine

Theo thông tin mà ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế Dự phòng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế với vai trò là cơ quan chuyên môn đang làm việc các bộ, ngành để đưa ra phương án triển khai hộ chiếu vaccine tại Việt Nam.

Ông Tấn nhấn mạnh, Bộ Y tế đang nghiên cứu các quốc gia trên thế giới áp dụng như thế nào để đưa ra một số mô hình, thử nghiệm tại các khu vực nhỏ như sân golf hoặc khu du lịch nhỏ.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho cán bộ, nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, quận Hoàn Kiếm ngày 17/03/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2021
Việt Nam chuẩn bị áp dụng hộ chiếu vaccine từ tháng 4, lưu ý về việc tiêm AstraZeneca

Đại diện Bộ Y tế cũng nêu ra 3 lý do vì sao Việt Nam và các nước chưa áp dụng hộ chiếu vaccine.

Thứ nhất, theo ông Đặng Quang Tấn, đó là tiêm vaccine chỉ có tác dụng làm giảm, hạn chế tỷ lệ trầm trọng của bệnh khi mắc Covid-19. Thứ hai, mỗi quốc gia sử dụng các loại vaccine Covid-19 khác nhau như Sputnik V, AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinovac với hiệu quả bảo vệ khác nhau.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNCục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn phát biểu.
Vì sao Việt Nam chưa áp dụng hộ chiếu vaccine? - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2021
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn phát biểu.
“Có loại cao, loại thấp”, ông Tấn nói.

Nguyên nhân thứ ba vì sao Việt Nam chưa áp dụng hộ chiếu vaccine đó là còn tùy theo miễn dịch cộng đồng. Rất nhiều quốc gia có tỷ lệ mắc Covid-19 cao hoặc tiêm phòng diện rộng sẽ có được miễn dịch cộng đồng cao.

Trong khi đó, theo Cục trưởng Y tế Dự phòng, Việt Nam là quốc gia “sạch” do kiểm soát tốt dịch và hiện tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam chưa đạt yêu cầu.

“Vì vậy, miễn dịch cộng đồng của người dân Việt Nam thời điểm hiện tại là gần như chưa có. Do đó, nếu triển khai hộ chiếu vaccine, không quản lý chặt có thể làm lây nhiễm dịch ra cộng đồng, nguy cơ không kiểm soát được”, ông Đặng Quang Tấn nhấn mạnh.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, liên quan đến việc áp dụng hộ chiếu vaccine, Bộ Y tế cùng nhiều cơ quan đến nay vẫn đang xây dựng các phương án, xem xét triển khai áp dụng với quốc gia nào, áp dụng đa phương, song phương hay đồng thuận giữa các nước, áp dụng với vaccine nào và cách đi lại ra sao.

Theo ông Đặng Quang Tấn, trước hết, bước đầu Bộ Y tế thống nhất, những người được tiêm vaccine đủ theo khuyến cáo nhà sản xuất, nhà chuyên môn có thể được giảm thời gian cách ly.

“Tuy nhiên đây mới chỉ là đề xuất, vẫn phải chờ quyết định của lãnh đạo Bộ Y tế hoặc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19”, vị chuyên gia nêu rõ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Bao giờ Việt Nam áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19?
Theo Cục trưởng Tấn, hiện một số địa phương như Quảng Nam, Phú Quốc đang đề xuất cho thí điểm áp dụng hộ chiếu vaccine với khách lưu trú ngắn ngày, chỉ chơi golf, nghỉ dưỡng không di chuyển.

“Đây cũng có thể là mô hình cần thử nghiệm nhưng phải quản lý nghiêm ngặt người đến, đòi hỏi chính quyền địa phương, công an, cơ quan chủ quản phải quản lý rất chặt chẽ”, theo chuyên gia.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng nhắc lại, việc triển khai hộ chiếu vaccine có thể không đợi hướng dẫn chính thức của WHO nhưng còn phải tham khảo nhiều, bởi thực tế cho thấy vừa qua có rất nhiều trường hợp khi vào khu cách ly, xét nghiệm lần 1 âm tính nhưng vài ngày sau xét nghiệm lại dương tính.

“Nếu không quản lý chặt, những người này ra cộng đồng thì nguy cơ lây lan dịch ra ngoài là hiện hữu”, ông Đặng Quang Tấn lưu ý.

Thực tế, hộ chiếu vaccine là giấy chứng nhận cho một người đã tiêm đủ số mũi vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc theo cơ quan quản lý nhà nước. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa có khuyến cáo áp dụng hộ chiếu vaccine. Trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại cũng chỉ mới có Singapore đang thí điểm trên phạm vi rất hẹp. Họ vừa tham khảo, vừa thăm dò, nên Việt Nam cũng cần khá thận trọng.

Việt Nam phát hiện thêm 14 ca Covid-19

Báo cáo của Bộ Y tế chiều nay ghi nhận, Việt Nam vừa phát hiện thêm 14 ca mắc Covid-19 ở Khánh Hòa, Đà Nẵng, TP.HCM, Nghệ An và Quảng Nam, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên thành 2.772 người.

Nhân viên y tế tham gia trực tiếp công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn được tiêm vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2021
“Hộ chiếu vaccine” không là “bùa hộ mệnh toàn năng”

Các ca mắc mới hôm nay, theo Bộ Y tế đều đã được cách ly ngay sau nhập cảnh. Cụ thể về số lượng tại các địa phương như sau: Khánh Hòa (6), Đà Nẵng (1), Nghệ An (2), TP. Hồ Chí Minh (4) và Quảng Nam (1).

Hôm nay, có thêm 30 bệnh nhân nhiễm coronavirus được chữa khỏi, nâng tổng số ca bệnh hồi phục của cả nước lên thành 2.445/2.772.

Ngoài ra, hiện trong số các bệnh nhân đang điều trị SARS-CoV-2 trên cả nước có 45 bệnh nhân đã âm tính với từ 1-3 lần. Trong đó có 11 ca âm tính lần 1 16 ca âm tính lần hai và 18 người đã ba lần âm tính với nCoV.

Trong bối cảnh dịch bệnh do coronavirus bùng phát và lây lan mạnh ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam lo ngại nguồn bệnh xâm nhập, lãnh đạo Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng các địa phương chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm soát khu vực an ninh biên giới, ngăn chặn hành vi xuất nhập cảnh trái phép đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để tăng tính răn đe, tránh để lại hậu quả cho cộng đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала