Bộ trưởng Hầu A Lềnh sẽ là người rút ngắn khoảng cách với "người miền xuôi"?

© Ảnh : Minh Đức - TTXVNĐồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại hội nghị.
Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Lãnh đạo mới của Ủy ban Dân tộc cam kết quan tâm đầu tiên đến những vùng khó khăn nhất của đất nước, nơi người dân nhận thức còn hạn chế.

"Khoảng cách với người miền xuôi vẫn còn xa"

Sau khi được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Ông Hầu A Lềnh đã chia sẻ những "trăn trở" của mình khi trở thành người đứng đầu Ủy ban dân tộc. Ông Hầu A Lềnh cho biết:

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm công tác Mặt trận năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Bầu cử Quốc hội Việt Nam: Tín nhiệm rất cao với hai ông Trần Thanh Mẫn và Hầu A Lềnh

"Tôi là người dân tộc thiểu số, sinh ra, lớn lên, trưởng thành và có nhiều năm công tác ở miền núi. Vì vậy, tôi chứng kiến cuộc sống khó khăn của người dân vùng cao, hiểu được điều kiện học tập, sinh hoạt thiếu thốn của trẻ em vùng sâu, vùng xa. Khi ra trường, về quê công tác, tôi nhìn thấy sự thay da đổi thịt, thấy cuộc sống của đồng bào mình ngày càng khấm khá lên. Tất nhiên, khoảng cách với người miền xuôi vẫn còn khá xa".

Ông Hầu A Lềnh 48 tuổi, dân tộc Mông, quê quán xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; từng là cán bộ của Tổng cục 2, Bí thư Huyện đoàn Sa Pa, Phó bí thư - Chủ tịch UBND huyện Sa Pa, Bí thư Huyện ủy Sa Pa, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, rồi Phó bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc...

Năm 2018, ông lên công tác ở Trung ương, giữ chức Phó chủ tịch - Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ VN. Tại Đại hội XIII, ông tái đắc cử Ủy viên Trung ương Đảng. Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết khi tiếp cận công việc ở Trung ương, đã thấy được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Chính vì thế, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều ông quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan.

"Ưu tiên quan tâm đến những vùng khó khăn nhất của đất nước"

Ông Hầu A Lềnh đưa ra những vẫn đề cần được ưu tiên ngay lập tức và mục tiêu dài hạn. Ví dụ như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hạ tầng, kinh tế xã hội, đất ở, nước sinh hoạt, nước sản xuất, các vấn đề an sinh, sinh kế khác là những vấn đề cần thực hiện được ngay. Tuy nhiên có việc phải cần cả quá trình thay đổi nhận thức, như đầu tư cơ sở hạ tầng thì phải có tiền thì sẽ làm được, khi được hỗ trợ vật chất để cuộc sống của bà con tốt lên ngay.

Quang cảnh hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Vì sao ông Hầu A Lềnh không còn trong danh sách ứng cử Đại biểu quốc hội?

Theo ông Lềnh, vấn đề như học tập, nâng cao trình độ cho người dân hay phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế thì cần thực hiện bài bản. Đồng thời, cần xác định không phải chỉ chăm sóc tại cơ sở y tế mà phải truyền tải kiến thức đầy đủ để nâng cao hiểu biết cho bà con, để họ tự nhận thức được phải bảo vệ sức khỏe của mình. Ông Hầu A Lềnh cho biết:

"Tôi mong mỏi chủ trương của Đảng, Nhà nước sẽ trở thành hiện thực, để cho miền núi tiến kịp miền xuôi, và các dân tộc tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển".

Đặt nguyên tắc "tập trung dân chủ" lên đầu

Sau khi hoàn thành chương trình học tại trường Sỹ quan Chính trị - Quân sự, ông Hầu A Lềnh được nhận công tác tại Cục 16 - Tổng Cục II, Bộ Quốc phòng và làm việc ở đây trong 5 năm. Sau đó, ông lần lượt trải qua nhiều vị trí công tác, làm lãnh đạo quản lý ở cả địa phương và trung ương, rồi công tác ở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ở mỗi cương vị công tác đều mang lại cho ông kinh nghiệm để tích lũy được nhiều bài học và đề ra cho mình nguyên tắc làm việc nhất quán.

Ông Hầu A Lềnh cũng chia sẻ kinh nghiệm công tác trong quân đội cũng như ở địa phương sẽ giúp ông trải qua những khó khăn mới ở cương vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc như thế nào. Đầu tiên chính là làm việc nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất là trong bất cứ việc gì cũng đều phải tuân thủ theo quy định của Đảng, Nhà nước vì tất cả chúng ta, không kể lãnh đạo hay người dân, đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội và Tổng kiểm toán Nhà nước. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Chân dung 12 Tân Bộ trưởng, trưởng ngành của Chính phủ

Bên cạnh đó, để công việc đạt hiệu quả cao, cần phải giao việc rõ, kiểm tra, đôn đốc chặt chẽ và có cơ chế, động lực để thúc đẩy cán bộ hoàn thành nhiệm vụ. Một bài học mà ông rút ra và luôn tuân thủ là nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy ý kiến đồng thuận từ tập thể lãnh đạo, từ địa phương, bộ ngành và người dân. Chỉ khi có sự đồng thuận của tất cả mọi người, chính sách mới có thể đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ nhấn mạnh:

"Ở cương vị mới, tôi chưa thể ngay lập tức biết được hết nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan làm công tác dân tộc ở cấp trung ương, địa phương. Vì vậy, tôi xác định lắng nghe, tiếp thu ý kiến và kinh nghiệm của những người đi trước, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp và sự thống nhất của các Bộ, ban ngành, địa phương, để có quyết sách và đề xuất đúng đắn, giúp đỡ nhiều hơn cho đồng bào các dân tộc Việt Nam".

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала