Những đại biểu rời nghị trường trăn trở điều gì cho Quốc hội nhiệm kỳ mới?

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNToàn cảnh lễ chào cờ bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Toàn cảnh lễ chào cờ bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tuy không tham gia tái ứng cử, nhiều vị đại biểu khóa XIV chia sẻ trăn trở và gửi gắm tâm huyết đến Quốc hội nhiệm kỳ mới.

Quốc hội nên "chuyên nghiệp", "cởi mở hơn"

Nhà sử học Dương Trung Quốc là một trong những đại biểu lâu năm nhất với 20 năm tham gia nghị trường, một trong những phát biểu nổi tiếng của ông:

Đại biểu Dương Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Đại biểu Dương Trung Quốc: Ý kiến “ngược gió” trên chính trường

"Năm nay tôi 75 tuổi, nhiều vị trong Quốc hội đề nghị tôi làm tiếp, nhưng tôi bảo không, đến tuổi phải được nghỉ".

Thế nhưng Nhà sử học vẫn giải thích thêm quyết định của mình "nghỉ mới có cơ hội viết lại những gì đã chứng kiến với tư cách một nhà báo và một người nghiên cứu lịch sử Quốc hội".

Với Quốc hội nhiệm kỳ mới, ông Quốc chia sẻ mong muốn không nên để Quốc hội thành một cơ quan hành chính (đến tuổi phải nghỉ hưu), đặc biệt với đại biểu chuyên trách, những người đã dành trọn thời gian công tác cho Quốc hội. Ông Quốc nói:

"Họ đã tích lũy về kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng và uy tín, mà tích lũy uy tín thì phải có thời gian. Vì vậy tôi lấy làm tiếc nhiều vị phải dừng lại chỉ vì vấn đề tuổi tác, mong rằng đây là một thực tế mà chúng ta cố gắng thay đổi trong những nhiệm kỳ tiếp theo".

Ngoài ra, ông Quốc cho rằng những năm qua bên cạnh các đại biểu lâu năm, trong sinh hoạt nghị trường đã xuất hiện nhiều gương mặt trẻ, có tiếng nói xác đáng, thẳng thắn, nhưng thời gian tham gia chỉ một hoặc hai khóa. Chính vì thế theo quan điểm của ông Dương Trung Quốc:

Đại biểu Dương Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Vắng ĐB Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng, Ksor H'Bơ Khăp, nghị trường Quốc hội có “buồn”?

"Để tiến tới Quốc hội chuyên nghiệp, chúng ta cần xây dựng cơ chế để những người có năng lực, trình độ tham gia hoạt động nghị trường thời gian dài hơn, đóng góp được nhiều hơn".

Trước khi rời nghị trường, ông Quốc gửi gắm Quốc hội khóa tới "cởi mở hơn nữa" với người dân, để người dân tiếp cận nhiều hơn với hoạt động nghị trường không chỉ qua báo chí, truyền hình mà có thể vào quan sát trực tiếp các phiên họp tại tòa nhà Quốc hội. Ông Quốc đề xuất:

"Quốc hội cần công khai nút bấm của các đại biểu về dự án luật cũng như quyết định các vấn đề quan trọng, để người dân có cơ sở đánh giá về năng lực, trình độ người đại diện cho mình và có thêm cơ sở để lựa chọn đại biểu".

Theo ông, thời gian qua, Quốc hội Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của xã hội là quá trình dân chủ hóa đang diễn ra tích cực. Người dân ngày càng tin cậy hơn vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, ông Quốc nói và cho rằng đây là điều mà các đại biểu khóa mới cần nỗ lực nhiều hơn:

"Tuy nhiên nhiều cử tri phản ánh họ cảm nhận sự thay đổi ấy còn chậm so với mong muốn".

"Chất lượng đại biểu chưa đồng đều"

Phó ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng cho biết khi hết nhiệm kỳ ông suy nghĩ rất nhiều, cả công việc chung và nhiệm vụ cá nhân. Đồng thời,ông Nhưỡng nói và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xây dựng cơ chế để chọn được những đại biểu thực sự am hiểu luật pháp và có bản lĩnh chính trị, phương pháp nghiên cứu khoa học, ông đánh giá:

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng phát biểu ý kiến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Công lý không bao giờ có giá rẻ!

"Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân nhưng chất lượng đại biểu chưa đồng đều".

Theo ông, hoạt động của Nhà nước là liên tục, do vậy Việt Nam cũng nên nghiên cứu tiến tới Quốc hội hoạt động thường xuyên; tổ chức kịp thời ở các ủy ban những cuộc điều trần, chất vấn về những vấn đề nổi cộm, cử tri quan tâm.

Phó ban Dân nguyện chia sẻ phòng làm việc của ông hiện nay rất nhiều đơn thư cử tri cả nước gửi đến, chưa kịp xử lý hết, ông Nhưỡng nói thêm:

"Khi từ giã nghị trường mà công việc vẫn còn dang dở, tôi vô cùng trăn trở. Vì vậy, tôi đề xuất cần có cơ chế để những việc mà các đại biểu không tái cử đang theo dõi, được đại biểu khóa mới tiếp tục thực hiện".

"Cần có những phiên giải trình làm rõ vấn đề"

Đối với Đại biểu Thái Trường Giang - Phó giám đốc Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau, bày tỏ trăn trở về việc thực hiện lời hứa trước Quốc hội của các vị Bộ trưởng, trưởng ngành và việc lấy phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ. Từ thực tế ở địa phương, ông cho biết:

Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Bộ trưởng Hầu A Lềnh sẽ là người rút ngắn khoảng cách với "người miền xuôi"?

"Có những vướng mắc được sở ngành gửi lên cho các Bộ liên quan nhưng có nơi chậm xử lý, thậm chí nếu không nhắc sẽ bị trôi vào quên lãng".

Với cương vị đại biểu Quốc hội, ông nhiều lần chất vấn bằng giấy, gửi cho các Bộ trưởng, trưởng ngành, nhiều vị trả lời rất nhanh, đầy đủ, nhưng "một số vị trả lời lòng vòng, né tránh, đọc xong rồi không biết việc đó kết quả như thế nào và không biết tiếp tục hỏi ai". Ông Giang nói:

"Từ thực tế nêu trên, tôi đề nghị Quốc hội nhiệm kỳ tới cần xem xét lại việc lấy phiếu tín nhiệm của các vị Bộ trưởng, trưởng ngành; cần thiết phải có những phiên giải trình riêng làm rõ các vấn đề, giải quyết những lời hứa còn tồn đọng trước cử tri".

Khóa XIV (2016-2021) là nhiệm kỳ thứ 14 của Quốc hội Việt Nam. Các đại biểu được bầu vào ngày 22/5/2016 với 496 người. Hiện nay số lượng đại biểu còn 483, do một số người không được công nhận tư cách đại biểu vào đầu nhiệm kỳ, được cho thôi nhiệm vụ để chuyển công tác, bị bãi nhiệm hoặc qua đời.

Kỳ họp thứ 11 sẽ là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV. 23/5 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa mới, dự kiến 500 người, kỳ họp đầu tiên dự kiến diễn ra vào tháng 7.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала