Ý kiến chuyên gia: Phái quân sự liệu có ủng hộ chính sách của Tổng thống Philippines về Trung Quốc

© REUTERS / Romeo RanocoTổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Đăng ký
Có thể là Hoa Kỳ đứng đằng sau tối hậu thư của các sĩ quan cấp cao Philippines gửi Tổng thống nước này, lên án hoạt động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên các chuyên gia mà Sputnik hỏi ý kiến đều nhận định rằng những người truyền bá ảnh hưởng của Mỹ ở Philippines sẽ khó lòng đạt được mục tiêu của họ dưới thời Tổng thống Duterte.

Trên mạng xã hội ở Philippines lan truyền tin đồn về chuyện dường như có một nhóm sĩ quan cấp cao tại ngũ và đã nghỉ hưu đã tỏ thái độ không ủng hộ Tổng thống. Họ đòi hỏi phải công khai lên án hoạt động của các tàu cá Trung Quốc ở gần lãnh hải Philippines. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, số nhân vật ủng hộ tối hậu thư gửi Tổng thống dao động từ 300 đến 400 người.

Hỗn loạn thông tin

Dường như trong số những người tổ chức việc tung thông tin nói trên có Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana. Tuy nhiên, ông này phủ nhận rằng khẳng định như vậy chỉ là ngụy tạo. Theo thông báo của CNN Philippines, Bộ trưởng gọi tin đồn liên quan là "tuyên truyền vô trách nhiệm", "hành động khinh suất từ những kẻ thiếu thiện chí". Ông kêu gọi chấm dứt việc phát tán các tuyên bố dối trá của những tác giả "hoàn toàn không giúp ích gì cho đất nước và nhân dân".

Tàu BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Philippines sẽ đưa hải quân đến Trường Sa nếu Trung Quốc khai thác tài nguyên ở đó

Trong "những kẻ chủ mưu" mà người ta nêu danh có cả thủ trưởng các lực lượng vũ trang, đại tướng Cirilito Sobejana, nhưng chính ông này tuyên bố rằng những tin đồn đó chỉ thuần túy nhằm "kích động sự hoảng loạn và hoang mang”. Vị tướng khuyến cáo công chúng hãy giữ bình tĩnh và không mắc mưu khiêu khích.

Tuy vậy, tin đồn về bản tối hậu thư do giới quân sự nêu ra với Tổng thống cũng gây tiếng vang chính trị khá mạnh. Chuyên gia Trần Bính Hiền (Chen Binxian), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Philippines của Đại học Sư phạm Quảng Tây cho rằng đứng sau chiến dịch này có thể là Hoa Kỳ, và không loại trừ  hiện hữu một số bất đồng nhất định giữa các nhà quân sự và Chính phủ Philippines.

"Có khả năng là lập trường cá nhân của một số nhà quân sự về Trung Quốc sẽ khác với quan điểm chính thức. Độ nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông gia tăng trong thời gian gần đây, có lẽ một số quân nhân không hài lòng với lập trường của Chính phủ. Thêm vào đó, giới quân sự Philippines luôn có liên hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ. Đã rõ là quân đội Philippines lớn mạnh chính trong thời kỳ là thuộc địa của Mỹ, lực lượng này luôn được Hoa Kỳ hỗ trợ. Các quân nhân là bộ phận giữ thiện cảm nhiều nhất với Hoa Kỳ trong hệ thống chính trị Philippines. Hiện nay, chính quyền Biden đang tập trung vào việc khôi phục các liên minh để chống Trung Quốc, còn Philippines là một trong những đồng minh quan trọng của Mỹ. Chính phủ Philippines đang theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, vì thế không loại trừ khả năng chiến dịch sử dụng các quân nhân chống ông Duterte là do Mỹ kích động. Đồng thời, cả Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội đều kiên quyết bác bỏ sự dính líu của quân đội trong hoạt động này. Điều đó chứng tỏ về sự ủng hộ của phái quân sự nói chung với chính sách của Chính phủ về Trung Quốc".

Thiện cảm dành cho người Mỹ

Trong quân đội Philippines có những cấp bậc thể hiện rõ thiện cảm dành cho người Mỹ. Điều này có thể lý giải khi tính đến liên hệ lịch sử giữa Hoa Kỳ và Philippines, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh, - chuyên gia  Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương tại Viện Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nêu nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Tàu cá Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Khoảng 240 tàu Trung Quốc vẫn đang ở trong vùng biển tranh chấp ngoài khơi Philippines
"Phái quân sự Philippines luôn hợp tác rất chặt chẽ với người Mỹ. Thậm chí đã có thời kỳ Đại tướng Mỹ Douglas MacArthur, người trở thành Thống chế thực địa đầu tiên và duy nhất trong lịch sử quân đội Philippines, đã đảm nhiệm chức trách  cố vấn quân sự của Chính phủ Philippines. Hiện giờ Hoa Kỳ đang làm bùng phát trầm trọng thêm tình hình xung quanh Đài Loan, cố gắng tìm cách biến khu vực Biển Đông thành điểm nóng. Để làm như vậy, tất nhiên, người Mỹ cố gắng huy động các đồng minh của họ để tạo ra trở ngại tối đa đối với người Trung Quốc. Mà tính đến thái độ của ông Duterte về tích cực phát triển quan hệ với Trung Quốc, và nhận được hỗ trợ nhất định của Bắc Kinh trong đó có về quân sự, thì không thể loại trừ tình trạng một bộ phận sĩ quan Philippines đóng vai trò như người truyền bá ảnh hưởng của Mỹ, đặc biệt là về vấn đề Biển Đông. Điều này hoàn toàn thực tế. Mặt khác, ông Duterte là nhân vật thủ lĩnh có cá tính mạnh, đa dạng toàn diện đến mức chừng nào ông còn nắm quyền thì kế hoạch của những người truyền dẫn ảnh hưởng của Mỹ ở Philippines khi chơi “con bài Trung Quốc” sẽ rất khó thành. Xung quanh Tổng thống có các quân nhân thân cận hoàn toàn phục tùng ông ta, đủ trung thành và nằm ngoài vòng nghi ngờ. Đó là những sĩ quan đã trải qua cuộc chiến ở miền Nam chống lại chiến binh Hồi giáo ly khai, ở Mindanao, họ trung thành với Duterte như những cộng sự, nhất là một số người bắt đầu sự nghiệp trong quân ngũ thời ông Duterte là Thống đốc Mindanao".

Cả phe đối lập cũng có thể sử dụng các quân nhân để tổ chức chiến dịch chống Tổng thống. Ví dụ, vào cuối tuần trước Thượng nghị sĩ Leila de Lima đã cảnh báo rằng bất chấp sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, chính sách “nhịn nhục trước Trung Quốc” của ông Duterte có thể gây tổn hại cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Philippines.

Một thượng nghị sĩ đối lập khác là ông Risa Hontiveros đã kêu gọi Tổng thống hãy can đảm chống lại "người bạn tốt" Trung Quốc. Thẩm phán Tòa án Tối cao đã nghỉ hưu Antonio Carpio, nhân vật hăng hái bảo vệ lập trường của Philippines về Biển Đông tại Tòa Trọng tài ở The Hague, thì yêu cầu Tổng thống lên án Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian). - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Trung Quốc và Philippines sẽ giải quyết xung đột trên Biển Đông bằng con đường hòa bình

Tâm thế chống Trung Quốc của các chính trị gia Philippines cũng nhận được sự ủng hộ ở bên kia đại dương. Trả lời phỏng vấn cho trang tin Rappler của Philippines vào tuần trước, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố về sự lo ngại của bà, rằng Philippines đang ngày càng sa vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua miếng mồi đầu tư.

Trước đó, tình hình Biển Đông cũng là nội dung thảo luận trong cuộc điện đàm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Ngoại trưởng Anthony Blinken với các đối tác Philippines. Cụ thể, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã đề xuất với Philippines hàng loạt biện pháp nhằm củng cố sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Trong các biện pháp đó có con đường nâng cao nhận thức về những mối đe dọa ở Biển Đông. Đến lượt mình, Ngoại trưởng Anthony Blinken xác nhận đang duy trì hiệu lực thỏa thuận về phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và Philippines trong khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала