Bản cáo trạng dài 36 trang cho nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương viết gì?

© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênMở lại phiên xét xử cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và đồng phạm
Mở lại phiên xét xử cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và đồng phạm - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Lần thứ 3, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng trong vụ án liên quan đến Sabeco với 6.000 m2 "đất vàng" ở TPHCM.

Khi Bộ Công thương là nguyên đơn dân sự

Sáng 22/04, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Vũ Huy Hoàng (67 tuổi, cựu bộ trưởng Bộ Công thương) cùng 9 đồng phạm trong vụ án sai phạm về đất đai xảy ra tại Sabeco, với tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật hình sự, khung hình phạt 10-20 năm tù.

Phiên tòa sơ thẩm do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân là chủ tọa, dự kiến diễn ra trong 1 tuần (từ ngày 22 đến 29-4), kể cả thứ bảy, chủ nhật. Ngoài ra, HĐXX còn có 2 thẩm phán khác, 3 hội thẩm nhân dân và 3 kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố tại tòa.

HĐXX triệu tập nguyên thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải, đại diện UBND TP.HCM và đại diện Sabeco với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, triệu tập thêm 16 người liên quan khác cùng bốn giám định viên, đại diện hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Bộ Công thương được triệu tập với tư cách là nguyên đơn dân sự.

Trong phần thủ tục, là người đầu tiên trả lời thẩm vấn, bị cáo Vũ Huy Hoàng trình bày bản thân đang mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, bị cáo vẫn chấp hành đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của người được xét xử theo quy định pháp luật và sẽ cố gắng đến tham dự phiên tòa. Ông Hoàng nói:

"Tôi xin HĐXX, trong quá trình diễn ra phiên tòa cho tôi được ngồi, trừ trường hợp bắt buộc phải đứng theo thủ tục quy định. Ngoài ra, bị cáo xin phép được dùng thuốc và có sự hỗ trợ của y tế trong thời gian tham dự phiên tòa"
© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênBị cáo Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương) khai báo trước tòa.
Bản cáo trạng dài 36 trang cho nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương viết gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Bị cáo Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương) khai báo trước tòa.

Sau đó, chủ tọa cho hay trong quá trình xét xử, sẽ xem xét các vấn đề trên của bị cáo Hoàng. Theo thông báo của HĐXX, bị cáo Nguyễn Hữu Tín, cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM không đến tòa và đã có đơn xin xét xử vắng mặt. Chủ tọa sau đó công bố lý lịch bị cáo trước tòa.

Đại diện Bộ Công thương có ông Ngô Khải Hoàn, phó vụ trưởng vụ Công nghiệp Bộ Công thương đến tham dự phiên tòa theo giấy ủy quyền của Bộ trưởng và Bộ Công thương được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án này. HĐXX thông báo đã triệu tập ông Nguyễn Nam Hải, nguyên thứ trưởng Bộ Công thương với tư cách là nhân chứng và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, tuy nhiên ông Hải vắng mặt.

Bản cáo trạng dài 36 trang

Trình bày ý kiến, đại diện VKS cho hay trong quá trình xét xử tiếp tục triệu tập những người vắng mặt. Đối với bị cáo Tín, HĐXX công bố lời khai. Lúc 9h, HĐXX tạm nghỉ để hội ý, sau 10 phút hội ý, HĐXX thông báo trong quá trình xét xử sẽ tiếp tục triệu tập những người vắng mặt. Đối với bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt, HĐXX sẽ công bố lời khai. Đến 9h15, đại diện VKS công bố bản cáo trạng dài 36 trang.

Theo cáo trạng, bị cáo Vũ Huy Hoàng và 9 bị cáo khác có nhiều sai phạm dẫn đến quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng có diện tích 6.000m2 thuộc doanh nghiệp nhà nước rơi vào tay tư nhân. Thời điểm từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2016, ông Hoàng được bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Công thương. Trong đó:

  • Từ năm 2011, Chính phủ đã có nghị quyết yêu cầu các bộ, ngành, tổng công ty nhà nước không đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính, nhất là lĩnh vực bất động sản, tài chính...Tuy nhiên khi Sabeco triển khai thực hiện dự án tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, đơn vị này không bố trí được số tiền phải nộp để chuyển đổi mục đích sử dụng là hơn 1.200 tỉ đồng nhưng bị cáo Vũ Huy Hoàng vẫn quyết định cho đầu tư dự án, không chấp hành các nghị quyết của Chính phủ.
  • Từ năm 2012 - 2016, bị cáo Hoàng đã chỉ đạo cấp dưới là bà Hồ Thị Kim Thoa và bị cáo Dũng ký các văn bản yêu cầu Sabeco dùng quyền sử dụng đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản. Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt, mà chỉ đạo đơn vị này thoái toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh liên kết để hoàn tất việc chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất hơn 6.000m2 là tài sản nhà nước sang tài sản tư nhân trái pháp luật.
  • Sau khi Sabeco thực hiện xong các thủ tục pháp lý đầu tư dự án cho liên doanh Sabeco Pearl, Bộ Công thương đã chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ vốn trong dự án cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh. Trong đó, các bị cáo là lãnh đạo nhiều sở, ngành thuộc UBND TP.HCM đã tham mưu cho ông Nguyễn Hữu Tín ký ban hành quyết định cho Sabeco Pearl thuê đất trái quy định pháp luật.
  • Giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm ban hành quyết định cho thuê là hơn 1.000 tỉ đồng, trong khi thực tế có giá trị 3.800 tỉ. Hành vi của ông Hoàng cùng các bị cáo gây thiệt hại ngân sách nhà nước đặc biệt lớn. Viện kiểm sát xác định bị cáo Hoàng và 9 đồng phạm đã dùng quyền sử dụng đất hoặc các quyền về tài sản khác của Nhà nước để góp vốn, liên doanh sau đó thoái vốn (chuyển nhượng vốn) không minh bạch, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 2.700 tỉ đồng.

Trước đó, hai phiên tòa được mở ngày 7-1 và 18-1 đã bị hoãn do vắng bị cáo Nguyễn Hữu Tín, thẩm phán Chử Phương Ngọc và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như ông Phan Văn Tuất, Võ Thanh Hà, đều là nguyên chủ tịch HĐQT, phụ trách bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco, ông Lê Hồng Xanh, chủ tịch HĐQT Sabeco...

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала