Nuôi dưỡng văn hóa đọc trước thách thức của chuyển đổi số

© Ảnh : Nguyễn Thanh TâmNgười review sách Nguyễn Thanh Tâm
Người review sách Nguyễn Thanh Tâm - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4, Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa, nuôi dưỡng văn hóa đọc trong cộng đồng, xã hội.

Nguồn gốc ngày sách Việt Nam và thế giới

Sách đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi con người: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói, sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn sâu kín của con người. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới.

Cô gái đọc sách - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2018
'Người Việt đọc sách quá ít so với thế giới'

Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại Paris, Pháp (ngày 25/10 – 16/11/1995), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới” (World Book and Copyright Day). Mục tiêu để tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ. Ngày này được tổ chức hàng năm tại mỗi quốc gia nhằm để cho mọi người khám phá và thỏa mãn sở thích đọc của mình.

Ý tưởng về Ngày Sách và Bản quyền Thế giới bắt nguồn từ một phong tục truyền thống tốt đẹp ở Catalonia (Tây Ban Nha). Vào ngày 23/4 hàng năm – ngày lễ Thánh Goerge – rất nhiều hội chợ sách và các lễ hội đường phố được tổ chức, mỗi khách hàng sẽ được tặng một bông hồng kèm theo khi mua một cuốn sách trong ngày hôm đó, theo Thư viện Quốc gia.

Ngày 23/4 còn là ngày mà cả 3 đại văn hào của thế giới Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega đều qua đời sau khi để lại cho nhân loại những kiệt tác của mọi thời đại. Ngày này cũng là ngày sinh hoặc ngày giỗ của các tác giả nổi tiếng khác Maurice Druon, K.Laxness, Vladimir Nabokov, Josep Pla and Manuel Mejía Vallejo. Chính vì vậy, UNESCO mong muốn Ngày Sách và Bản quyền Thế giới sẽ là dịp để cả thế giới tôn vinh sách và những người sáng tạo ra chúng – những người đã có đóng góp không gì thay thế được đối với sự phát triển văn hóa nhân loại. Đây cũng là dịp để khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ, khám phá niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hoá đọc.

Hưởng ứng chủ trương của UNESCO, hơn 10 năm qua, trên thế giới đã có hơn 150 quốc gia tổ chức kỷ niệm “Ngày sách và bản quyền thế giới” với nhiều hoạt động thiết thực dưới nhiều hình thức và chủ đề phong phú khác nhau, thu hút nhiều người tham gia, nhất là xây dựng được mối liên hệ mật thiết giữa các thư viện – nhà xuất bản – cơ quan phát hành – và bạn đọc.

Wikipedia - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2017
"Wikipedia" Nga đưa ra danh sách các bài báo được đọc nhiều nhất năm 2017

Tại Việt Nam, nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho người yêu sách.

Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách.

Xu hướng đọc sách của giới trẻ và thách thức của chuyển đổi số

Phát biểu tại tọa đàm “Văn hóa đọc trong xu thế chuyển đổi số”, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Bộ Thông tin và Truyền thông, nhận định:

“Cũng như truyền hình và phát thanh trước đây và đến ngày hôm nay là xuất bản điện tử. Khi bắt đầu xuất hiện các sản phẩm điện tử thì cũng mọi người cũng lo lắng rằng phải chăng sắp kết thúc kỷ nguyên của sách in. Nhưng thực tế là thời gian qua ở châu Âu không như vậy, dù những nước đó có tỷ lệ sách xuất bản điện tử rất mạnh. Sách audio thậm chí chiếm đến 20%. Sách điện tử tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20-22%. Tuy nhiên, sách in không hề giảm đi. Số lượng nhà xuất bản có thể giảm nhưng lượng bản sách in đến với độc giả không giảm. Nó cho thấy sự tương tác, cộng hưởng giữa sách in và sách điện tử để cùng phát triển. Vậy nên, nếu có chuyển đổi số đến đâu đi chăng nữa thì Đường sách dựa trên nền tảng số chỉ có thể phát triển mạnh hơn nữa”.
© Ảnh : TTXVN - Lương Tuấn Đức Bà Kiều Thúy Nga, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam và ông Nguyễn Nguyên (đang ký văn bản), Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành ký kết chương trình hợp tác.
Nuôi dưỡng văn hóa đọc trước thách thức của chuyển đổi số - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Bà Kiều Thúy Nga, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam và ông Nguyễn Nguyên (đang ký văn bản), Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành ký kết chương trình hợp tác.

Năm 2020, Việt Nam có 2 đợt giãn cách xã hội vì Covid-19, chính điều này khiến thói quen mua và đọc sách giấy của chị Phạm Hương Ly, 26 tuổi, ở Hà Nội bị ảnh hưởng. Chị Ly nói với Sputnik:

“Bình thường, mình sẽ đi mua khoảng 2-4 quyển sách mới mỗi tháng. Mình thường lang thang ở các hiệu sách quen: Nhã Nam, Omega Plus cùng một số tiệm cà phê sách để đọc thử và chọn mua cuốn sách ưng ý. Nhưng sau thời gian cách ly xã hội dài ngày, thói quen của mình bắt đầu thay đổi. Mình sẽ tìm đọc review sách trên mạng trước, sau đó tìm một địa chỉ bán sách online để đặt mua. Mình chỉ việc chờ và nhận ở nhà”.
© Ảnh : Hương LyChị Nguyễn Hương Ly.
Nuôi dưỡng văn hóa đọc trước thách thức của chuyển đổi số - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Chị Nguyễn Hương Ly.

Xu thế mua sách online, đọc sách online như chị Ly được coi là “cuộc cách mạng mới” trong hóa đọc. Các nhà sách , nhà xuất bản, giờ đây phải tìm cách đổi mới, thay đổi phương thức phát hành để theo kịp xu thế. Bà Nguyễn Thị Diễm Phương, Trưởng phòng Sachweb NXB Tổng hợp TP. HCM cho biết:

“Qua đại dịch Covid-19, chúng tôi đã nhìn thấy cơ hội trong những cái khó khăn. Khi người dân không có điều kiện đi mua sách giấy thì sách điện tử bắt đầu phát huy vai trò của mình. Đó chính là cơ hội để chúng tôi có điều kiện làm sao phải phát triển nhanh, sản xuất nhanh phiên bản điện tử của mình. Đây là xu hướng không chỉ ở bạn đọc sách thường xuyên, mà kể cả các thư viện trường học, thư viện cộng đồng cũng bắt đầu đẩy mạnh áp dụng hình thức thư viện trực tuyến khi việc dạy và học được tiến hành trực tuyến và học sinh, sinh viên không thể đến trường mượn sách. Đây cũng là giải pháp suốt từ quý II năm 2020 đến nay”.

Liều thuốc cho nhân cách, tâm hồn

Chia sẻ với Sputnik, chuyên gia tâm lý, người review sách, bà Nguyễn Thanh Tâm, cho biết:

“Sách chính là kho tàng kiến thức vô giá về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của nhân loại. Đọc sách là con đường ngắn nhất giúp chúng ta tích góp được mọi tri thức từ cơ bản đến chuyên sâu ở mọi lĩnh vực của nhân loại để có thể phát triển bản thân mình ngày càng tốt hơn. Tuyệt đại đa số các tỷ phú và người thành công trên thế giới đều có một thói quen chung: đó là đọc sách hàng ngày. Bên cạnh khả năng giúp rèn luyện nhân cách và tri thức, đọc sách còn được xem như một thú vui tao nhã và lành mạnh giúp chúng ta thư giãn, giảm stress sau thời gian học tập và làm việc căng thẳng”.

Là chuyên gia trị liệu cho những người có vấn đề về tâm lý, bà Tâm nhận định:

Dmitry Medvedev - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2019
Ông Medvedev khuyên nhà ngoại giao Mỹ đọc sách giáo khoa

“Đặc biệt, những người có vấn đề về tâm lý lại càng nên đọc sách để không chỉ nâng cao tri thức, phát triển bản thân, mà còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn trở nên mạnh mẽ hơn để từ đó có đủ năng lực để vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong cuộc sống”.

Ủng hộ văn hóa đọc rộng rãi ngay từ trong mỗi gia đình, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên cho biết:

“Chúng ta phải có một tủ sách của gia đình. Chúng ta đã có những tủ rượu, tủ son phấn, tủ thời trang, tủ quần áo và rất nhiều loại tủ khác trong gia đình nhưng đâu đó còn thiếu những tủ sách gia đình. Tôi hy vọng, mỗi gia đình sẽ ý thức được rằng bên cạnh việc chăm sóc đứa con của mình về mặt sức khỏe, tạo điều kiện cho các cháu đến trường, thì một điều nữa hết sức quan trọng là có một tủ sách gia đình để tạo cho các cháu thói quen đọc sách”.

Một điều quan trọng để phát triển văn hóa đọc và tạo cho trẻ thói quen đọc sách là phải dành thời gian cho chúng. Ông Nguyên nói thêm:

“Rõ ràng đây là câu chuyện không chỉ của ngành thông tin truyền thông mà phải gắn kết với ngành giáo dục, làm thế nào để đưa được sách vào trường học. Chúng ta cũng đã có thay đổi trong các điều lệ để đưa vào tiết đọc sách. Tuy nhiên, ở một số nước, họ đã luật hóa quy định về giờ đọc sách chính thức trong trường học như: Thái Lan, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, giúp trẻ em hình thành thói quen đọc sách. Còn việc đọc sách đó dù sử dụng sách truyền thống hay sách điện tử thì cũng đều là phương án tốt”.

Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức đã chính thức khai mạc hôm 18/04. Ngày sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, qua đó góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Đây còn là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách.

Cùng với hoạt động tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông còn tổ chức Hội sách trực tuyến trên sàn book365.vn, từ ngày 17/4-15/5 với chủ đề “Sách cho mọi nhà”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала