Sau khi vượt CEO Vietjet, tỷ phú thép Trần Đình Long có những tính toán mới

© Ảnh : Hoa Phat Corp.Tỷ phú thép Trần Đình Long.
Tỷ phú thép Trần Đình Long. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Đăng ký
Nhờ giá thép lập đỉnh, tỷ phú Trần Đình Long vượt qua CEO Vietjet, Chủ tịch Sovico Nguyễn Thị Phương Thảo thành người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam, kế sau Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.

Đáng chú ý, bà Vũ Thị Hiền và con trai ông Trần Đình Long Trần Vũ Minh cũng nắm giữ hơn 243 triệu cổ phiếu Hòa Phát (HPG). Tuy nhiên, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết, Hòa Phát sẽ đa ngành, M&A bất động sản chứ không thể làm thép mãi.

Tỷ phú thép Trần Đình Long là người giàu thứ 2 sàn chứng khoán Việt Nam

Theo cập nhật mới nhất của Forbes ngày 22/4, tỷ phú thép Hòa Phát Trần Đình Long hiện đang sở hữu khối tài sản 2,7 tỷ USD, tạm xếp thứ 1444 người giàu nhất thế giới.

Tuy nhiên, tại sàn chứng khoán Việt Nam, ông chủ thép Hòa Phát (MCK: HPG) đã vươn lên vị trí thứ hai, chỉ đứng sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup.

Trần Đình Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2018
Vì sao ông Trần Đình Long từ chối làm Chủ tịch VFF? ​

Có thể nói, năm 2020 là một năm có thể xem là khá thành công với ngành thép khi mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này ghi nhận báo lãi kỷ lục.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản phục hồi chính là yếu tố gây tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng, thép ông, tôn mạ,… và các sản phẩm từ thép khác.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, đã có không ít cổ đông của Tập đoàn Hòa Phát hoang mang khi cổ phiếu của tập đoàn này  lao dốc mạnh. Giá cổ phiếu của HPG sụt giảm thảm hại từ 37.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 15.000 đồng/cổ phiếu thời điểm cuối tháng 3 năm 2020.

Ấy thế mà, chung cuộc năm 2020 lại được ghi nhận như 1 năm thành công lớn của Tập đoàn Hòa Phát khi doanh nghiệp này có tổng doanh thu hơn 90.118 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 13.545 tỷ đồng. Lượng thép xuất khẩu 8 tháng của Hòa Phát tăng 17% so với năm 2019 với sản lượng 310.000 tấn.

Sang năm 2021, tập đoàn này đặt kế hoạch lãi ròng 18.000 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2020.

Tính đến cuối ngày 21/4, thị giá cổ phiếu của HPG đạt đỉnh 52.900 đồng/cổ phiếu (tăng hơn 100%) kể từ ngày giá cổ phiếu của Hòa Phát chạm đáy 12.000 đồng/cổ phiếu (ngày 30/3/2021). Với con số hơn 3,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, giá trị vốn hóa của HPG cũng tăng đến gần 70.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát – tỷ phú Trần Đình Long nhờ vậy đã có thêm cả tỷ USD chỉ trong thời gian ngắn do trực tiếp nắm trong tay khoảng 864 triệu cổ phiếu Hòa Phát, tương đương 26,08 % vốn điều lệ (số liệu tính đến ngày 30/11/2020).

Sau khi cổ phiếu Hòa Phát tăng phi mã 3 lần chỉ trong vòng 1 năm, tài sản của ông Trần Đình Long đã vượt mốc 2,8 tỷ USD, đưa ông Long vượt qua nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo của VietJet để chiếm lĩnh vị trí người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán.

Gia đình tỷ phú Trần Đình Long nắm bao nhiêu cổ phần Hòa Phát?

Ngoài ra, vợ và con trai ông Trần Đình Long cũng nắm giữ hơn 243 triệu cổ phiếu Hòa Phát. Tính chung lại, cả gia đình ông Trần Đình Long làm chủ sở hữu tổng cộng gần 1 tỷ cổ phiếu HPG, tức là gần 35% cổ phần Hòa Phát.

Trần Đình Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2018
Ông Trần Đình Long lần đầu nói về việc trở thành tỷ phú USD

Đặc biệt, bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Trần Đình Long, cũng là một trong những cổ đông lớn tại Hòa Phát với 202,55 triệu cổ phiếu, tương ứng 7,34% vốn điều lệ. Với số cổ phiếu này, bà Hiền mặc nhiên là cổ đông có lượng cổ phiếu lớn thứ 2 tại Tập đoàn Hòa Phát.

Tuy nhiên, bà Vũ Thị Hiền lại không hề tham gia vào công việc của tập đoàn, cũng như vợ Chủ tịch Vingroup bà Phạm Thu Hương, vợ tỷ phú Trần Đình Long là người rất kín tiếng với truyền thông.

Nếu quy đổi theo thị giá hiện tại, giá trị tài sản chứng khoán của bà Vũ Thị Hiền vào khoảng 10.712 tỷ đồng. Với con số trên, vợ đại gia Trần Đình Long được xem là người giàu hơn rất nhiều so với các đại gia khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Tỷ phú Trần Đình Long tiết lộ hướng đi ‘khôn ngoan’ của Hòa Phát

Một trong những điểm đáng chú ý tại Đại hội đồng cổ đông sáng 22/4, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát Trần Đình Long thông tin cho biết doanh nghiệp “sớm hay muộn” cũng phải tiến tới đa ngành, trong đó M&A bất động sản được xác định là mũi nhọn.

Theo báo cáo tại Đại hội cổ đông hôm nay, điểm lại tình hình kinh doanh, trong quý đầu năm, tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng hơn 2,16 triệu tấn thép các loại.

Ông Trần Đình Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2017
Trần Đình Long, Ngô Chí Dũng khuấy đảo giới tỷ phú Việt

Báo cáo cho biết cụ thể thép xây dựng thành phẩm đạt 855.000 tấn, tăng hơn 17%. Phôi thép xuất khẩu trên 386.000 tấn, tăng 27% so với Quý 1/2020. Sản phẩm HRC trong quý đầu năm đạt 665.000 tấn, tăng 75% so với Quý 4/ 2020.

Kết thúc quý 1/2021vừa qua, Hòa Phát lãi 7.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính là 6.500 tỷ đồng và lợi nhuận từ bán mảng nội thật là 500 tỷ đồng.

Năm 2021, Hoà Phát đặt kế hoạch doanh thu toàn tập đoàn dự kiến 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 18.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 33,15% và 33,27% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, kết quả quý 1 đã hoàn thành được gần 40% mục tiêu cả năm đặt ra.

Về định hướng trong thời gian tới, chia sẻ với cổ đông và báo giới, tỷ phú Trần Đình Long cho biết, Hòa Phát sẽ đa ngành.

“Không ai có thể làm thép mãi được”, ông Long nói và khẳng định Hoà Phát cũng như mọi tập đoàn khác sớm muộn đa ngành và một trong những hướng đó là bất động sản.

Theo tỷ phú Trần Đình Long, hiện nay, Hòa Phát đang có uy tín, có tiếng trên thị trường, năm vừa rồi tập đoàn cũng liên tục đi địa phương tìm tòi để phát triển các dự án giá vốn thấp.

“Lúc nào cũng vậy, trước đây, hiện nay và sau này cũng sẽ tìm dự án để M&A và chỉ M&A khi mà chắc chắn có lợi nhuận”, ông Long nêu rõ.

Riêng về lĩnh vực container, theo lãnh đạo tập đoàn, đây là một ngành nghề mới, đặc biệt Hoà Phát lại không nằm trong chuỗi giá trị vận tải biển, do đó, lợi thế để phát triển container và thách thức là một trong những vấn đề khiến ban lãnh đạo Hoà Phát thực sự cân nhắc.

Bà chủ Vietjet-tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2021
Vì sao tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo thành ‘niềm tự hào của Việt Nam’?
Hay như cách nói của ông Trần Đình Long là “phải cân não”. Tuy nhiên, theo người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam, thực tế, sản xuất container trên thế giới không dứt khoát buộc doanh nghiệp phải nằm trong chuỗi giá trị hay ở trong ngành vận tải biển hay logisitics.

Ông dẫn ví dụ, hiện nay, một năm thế giới sản xuất 3 triệu thì Trung Quốc phải chiếm 2,7 - 2,8 triệu tương đương với 90% lượng sản xuất và trong đó có 5-6 hãng sản xuất 90% mà Trung Quốc chẳng liên quan gì đến vận tải biển.

Ông Trần Đình Long nhận định, Hoà Phát có nhiều yếu tố thuận lợi để sản xuất container. Vị lãnh đạo phân tích, thứ nhất, 60-70% giá thành container là thép đặc biệt, thép kháng thời tiết, chịu được nắng mưa, nước mặn của biển, mà thép này thì Hoà Phát có nhà máy sản xuất sản xuất được.

“Ngoài ra, sản xuất container khó mà Hoà Phát làm được không phải vì có tài cán hay nhiều tiền mà đặc thù chiếm 60% giá thành container là thép đặc biệt. Thép đặc biệt mà phải nhập khẩu để làm container thì thua lỗ”, chủ tịch Hòa Phát nhấn mạnh.

Vấn đề thứ hai, đây là thế mạnh của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam chứ không riêng gì Hoà Phát, đó là chi phí sản xuất tốt hơn so với các quốc gia đang sản xuất container trên toàn thế giới.

Theo đại diện tập đoàn, thu nhập một công nhân hàn của Trung Quốc quy ra tiền Việt khoảng 50 triệu đồng/tháng, trong khi thu nhập của công nhân Việt Nam chỉ khoảng 15 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng thiếu lao động, đặc biệt trong ngành sử dụng nhiều lao động không cần nhiều chất xám ngày càng khó.

Lợi thế thứ ba, theo ông Trần Đình Long, nhu cầu container tăng trưởng nhanh, chưa bao giờ nhanh như bây giờ nên Hoà Phát quyết định sản xuất container.

Vị lãnh đạo cũng thừa nhận, thuận lợi rất nhiều, có cái khó mặt vì đây là mặt hàng rỗng hơi khó phát triển, chiếm nhiều diện tích nhưng cái khó đó nhỏ thôi.

“Tôi nghĩ làm gì cũng khó mình nhìn thuận lợi để làm. Hoà Phát mục tiêu sản xuất 500.000 container một năm, đây đồng thời là đầu ra hơn 1 tiệu tấn thép Dung Quất. Tất nhiên thép Dung Quất bán theo giá thị trường chứ không phải bán rẻ để sản xuất container”, tỷ phú Trần Đình Long khẳng định.
Thép hạ nhiệt, Hòa Phát vẫn lãi

Đối với vấn đề giá thép tăng gần đây khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng đề xuất kiểm tra, ông Trần Đình Long cho biết, điều này là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến Hòa Phát.

“Câu chuyện giá thép là do giá nguyên liệu đầu vào chi phối, đồng thời nhu cầu thị trường cũng rất lớn. Kiểm tra là việc bình thường, nếu việc tăng giá là hợp lý, không có gì bất thường thì không có vấn đề gì”, ông Trần Đình Long khẳng định.

Lãnh đạo tập đoàn cũng cho biết, trong trường hợp thị trường hạ nhiệt, Hòa Phát vẫn có lãi.

“Nếu có chịu ảnh hưởng thì cũng là người cuối cùng”, tỷ phú Trần Đình Long tự tin nói.

Cũng tại Đại hội hôm nay, các cổ đông HPG cũng thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 40%, trong đó 5% bằng tiền mặt và 35% bằng cổ phiếu. Nguồn chi trả là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Thời gian thực hiện trong Quý 2 – Quý 3 năm 2021. Tỷ lệ cổ tức 2021 dự kiến là 40%.

Cũng tại Đại hội cổ đông, tỷ phú Trần Đình Long mong muốn cổ đông sẽ ủng hộ việc ông mua cổ phiếu để tăng sở hữu và cam kết không bán cổ phiếu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала