Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải làm gì để không bị “hớt tay trên”?

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Фермер на рисовом поле на окраине Ханоя, Вьетнам
Фермер на рисовом поле на окраине Ханоя, Вьетнам - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2021
Đăng ký
Việc đăng ký bản quyền sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài, nhất là sản phẩm nổi tiếng, mang lại lợi ích lâu dài và rất lớn.

Hiện nay có 5 hồ sơ đăng ký thương hiệu gạo ST25 của Việt Nam – gạo “ngon nhất thế giới” của 4 doanh nghiệp đăng ký với Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO). Các hồ sơ này đang trong trạng thái duyệt, đang kiểm tra, cho nên, Việt Nam chưa bị mất thương hiệu gạo ST25. Có điều nguy cơ mất là hoàn toàn có thể. Vì sao có tình trạng này? Các doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để không mất thương hiệu sản phẩm của mình trên sân chơi quốc tế? Chính phủ, các bộ ngành và cơ quan chức năng liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này như thế nào? Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu chủ đề này, phỏng vấn các chuyên gia Việt Nam.

Vì sao doanh nghiệp Việt Nam “đánh rơi” bản quyền sản phẩm

Thực tế cho thấy, việc bị đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại thị trường nước ngoài không phải là câu chuyện mới mà rất phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế.

“Đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam “đánh rơi” bản quyền sản phẩm. Thực sự, đây là việc “đánh rơi”, chứ không phải là việc bị chiếm đoạt trong một vụ kiện tranh chấp về một thương hiệu đã được pháp lý xác nhận”, - Chuyên gia về chính sách đối nội của Việt Nam Hồng Long bình luận với phóng viên Sputnik.

Cách đây 9 năm, thương hiệu “Cà phê Trung Nguyên” của Việt Nam đã bị lọt vào tay người Trung Quốc do ông chủ của doanh nghiệp “Cà phê Trung Nguyên” đã “quên” đăng ký tên miền thương hiệu trên Internet,  và do đó, “đánh rơi” luôn thương hiệu sản phẩm.

Theo các chuyên gia thương hiệu, trong thương trường, thương hiệu luôn gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất. Nhưng điều đó chỉ được hiện thực hóa với hai điều kiện. Một là chủ sở hữu sản phẩm phải đăng ký bản quyền sản phẩm của mình trên cơ sở pháp luật của nước sở tại và đăng ký đó được công bố thông qua thông tin bản quyền đối với WTO hoặc các tổ chức thương mại đa phương khác. Hai là thương hiệu đó phải được đăng ký ở tên miền quốc gia, nơi phát sinh ra sản phẩm trên Internet. Trong trường hợp của “Cà phê Trung Nguyên” cũng như “Gạo ST24” hay “Gạo ST25” thì tên miền trên internet phải có đuôi “.vn”.

“Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam từ trước tới nay chỉ lo quảng bá danh tiếng sản phẩm của mình mà “quên” mất hai điều kể trên. Vì vậy, họ chỉ có thể tự trách mình. Cũng như một người hớ hênh để sơ hở cho kẻ cắp lấy mất tài sản của mình”, - Chuyên gia Hồng Long nói tiếp với Sputnik
“Các doanh nghiệp Việt Nam không mấy chú trọng lắm đến việc xây dựng chiến lược khi hoạt động xuất khẩu. Trong chiến lược đó việc bảo vệ và bảo hộ, đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm xuất khẩu phải được ưu tiên hàng đầu”, - TS kinh tế Lê Hòa phát biểu với Sputnik.

Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) đã không ít lần khuyến cáo các chủ doanh nghiệp Việt nam hãy “chịu khó” làm thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm của mình. Tất nhiên là các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí tài chính cho việc đăng ký này. Chi phí này là không nhỏ, cho nên nhiều doanh nghiệp không làm vì không đủ năng lực.

“Nhưng việc đăng ký bản quyền sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài, nhất là sản phẩm nổi tiếng mang lại lợi ích lâu dài và rất lớn, vì một khi thương hiệu sản phẩm đã được đăng ký bản quyền thì không kẻ nào có thể chiếm đoạt thương hiệu đó. Nếu có kẻ nào cả gan làm việc đó, họ sẽ phải đối mặt với những vụ kiện pháp lý về việc “xâm phạm bản quyền”, - Chuyên gia Hồng Long phân tích với Sputnik.

Có vẻ như là rất ít doanh nghiệp Việt nam “chịu khó” làm thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm. Một số nhà phân tích cho rằng, điều này một phần là vì sự ngây thơ về cơ chế thị trường quốc tế. Phần còn lại là tâm lý “ngại va chạm pháp lý” ngay cả khi sự “va chạm” ấy có lợi cho mình. Đây chính là nguyên nhân gốc rễ của việc một số thương hiệu Việt Nam bị nước ngoài “hớt tay trên” mà các thương hiệu “ST24”m và “ST25” hay “Cà phê Trung nguyên” chỉ là những ví dụ dễ thấy nhất. 

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2018
"So găng" King Coffee của bà Diệp Thảo và Trung Nguyên Coffee của ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Những thương hiệu nào của Việt Nam đã từng bị “hớt tay trên”?

Như đã nói ở trên, thương hiệu “Cà phê Trung Nguyên” của Việt Nam đã bị Trung Quốc “hớt tay trên” khi ông chủ doanh nghiệp Việt Nam quên bẵng “Internet”, một môi trường quảng cáo và kinh doanh hoàn toàn mới, bắt buộc đăng ký tên miền của thương hiệu. Trong trường hợp của “Cà phê Trung Nguyen” thì xét về mặt từ khoá (key word), từ “Trung Nguyên” không đồng nghĩa với từ café, bởi người ta có thể nhầm lẫn với từ 'Trung Nguyên' của Trung Quốc, hoặc những từ có nghĩa khác. Điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp không “đặt tên riêng” cho sản phẩm con đẻ của mình sao cho nó không giống với bất kỳ ai thì nguy cơ mất thương hiệu là rất lớn. 

© Flickr / M MNông dân trên ruộng lúa, Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải làm gì để không bị “hớt tay trên”? - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2021
Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam
“Chúng ta đã có những bài học thấm thía về đăng ký thương hiệu trên thị trường quốc tế. Bài học “cà phê Trung Nguyên”, Trung Nguyên là doanh nghiệp tư nhân nên đã tự bỏ tiền ra để đi đòi lại thương hiệu của mình. Rồi bài học “nước mắm Phú Quốc”, đó là bài học về chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm này là sở hữu tập thể nên đã phải có sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng như đại sứ quán, thương vụ, Bộ Công thương mới đòi lại được”, - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.
“Còn trong trường hợp của ST24 và ST25 thì đó là những thương hiệu có tính “ký hiệu sản phẩm khoa học” hơn là “nhãn hiệu sản phẩm tiêu dùng”. Đó là chưa kể đến hàng chục những sản phẩm không liên quan gì đến lúa gạo cũng có ký hiệu tương tự. Và vì vậy, những thương hiệu kiểu không đặc trưng luôn luôn đứng trước nguy cơ bị trộn lẫn, bị đánh cắp. Đó là chưa kể đến việc chủ nhân của nó “quên” đăng ký bản quyền. Bởi vì chủ nhân không đăng ký bản quyền sản phẩm đồng nghĩa với việc anh ta “biếu không” bản quyền của sản phẩm ấy cho “thiên hạ”. Cơ chế thị trường là vậy”, - Chuyên gia Hồng Long bình luận với Sputnik.

Phải làm gì để bảo vệ thương hiệu sản phẩm quốc gia?

Như Sputnik đã đề cập ở trên, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam cũng như các nhà khoa học kinh tế Việt Nam đã không ít lần khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề đăng ký bản quyền sản phẩm và đăng ký tên miền sản phẩm trên Internet. Để những việc tương tự như ST24 và ST25 không xảy ra, cách đơn giản nhất và cũng chắc chắn nhất là các doanh nghiệp Việt Nam, bất kể ở lĩnh vực nào đều cần làm theo khuyến cáo về đăng ký bản quyền và đăng ký tên miền sản phẩm trên Internet. Cho dù có tốn kém một chút kinh phí nhưng sự tốn kém ấy chẳng thấm vào đâu so với lợi ích lâu dài của việc kinh doanh sản phẩm ấy.

Ruộng lúa - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Việt Nam không thể để mất thương hiệu gạo ngon nhất thế giới vào tay nước ngoài

Bên cạnh đó, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cần phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo hộ thương hiệu sản phẩm của mình.

“Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm có giá trị, thương hiệu có tiếng cần phải soạn thảo và có một chiến lược và nguồn lực một cách tương xứng cho việc bảo vệ và bảo hộ, đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu, sản phẩm xuất khẩu, nhãn hiệu thương mại. Và việc này phải hoàn toàn do doanh nghiệp tự chủ động. Chính phủ, Bộ công thương, VCCI hay Cục xúc tiến xuất nhập khẩu thì cần hỗ trợ thiết thực, cụ thể”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
“Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở việc khuyến cáo thì rõ ràng là chưa đủ. VCCI cần sâu sát hơn nữa, thậm chí là đưa ra những cảnh báo sớm về nguy cơ mất thương hiệu để các doanh nghiệp Việt Nam biết và sớm có biện pháp đề phòng. Vì một lẽ đơn giản là trên thị trường thế giới, việc kiện tụng để đòi lại thương hiệu rất tốn kém và trong không ít trường hợp là bất khả thi. Và cuối cùng, việc đăng ký tên miền của sản phẩm có đuôi “.vn” không chỉ bảo đảm xuất xứ cho sản phẩm, bảo đảm cho bản quyền của sản phẩm mà còn bảo đảm chủ quyền không gian mạng của quốc gia, và qua chủ quyền ấy, chính phủ Việt Nam mới có điều kiện pháp lý để bảo hộ cho sản phẩm của người Việt Nam.
Vì thế, muốn kinh doanh gì thì kinh doanh, nhưng hãy nhớ rằng chỉ ba ký tự “.vn” thì điều đó có nghĩa là chủ quyền của Tổ Quốc trên không gian mạng, đồng thời nó cũng đồng nghĩa với việc xác lập bản quyền sản phẩm của bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào”, - , - Chuyên gia Hồng Long nói với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала