Việt Nam rút kinh nghiệm gì từ bài học xương máu chủ quan ‘khinh địch’ của Ấn Độ?

© REUTERS / NIHARIKA KULKARNI Mumbai, India.
 Mumbai, India. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Đăng ký
Việc chủ quan, ‘khinh địch’ khiến Ấn Độ phải trả giá đắt vì “vỡ trận” Covid-19. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Ấn Độ trong công tác phòng, chống Covid-19 nếu cần.

Bên cạnh đó, tình hình dịch do coronavirus diễn biến kinh hoàng ở Ấn Độ cũng đồng thời là hồi chuông cảnh báo và bài học xương máu cho Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác trong cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay.

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Ấn Độ chống Covid-19

Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa có phản hồi về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ và công tác bảo hộ công dân giai đoạn khó khăn này.

Theo đó, ngày 26/4, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng và kinh hoàng ở Ấn Độ hiện nay cùng các biện pháo bảo hộ công dân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, chính quyền Hà Nội đang theo dõi rất sát tình hình dịch nệnh ở quốc gia Nam Á và sẵn sàng có sự hỗ trợ New Delhi trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Cảnh thiêu xác người chết do coronavirus trong khu hỏa táng ở  Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Ấn Độ sẽ nhận được vắc xin Sputnik V trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng

Cụ thể, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho hay, theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, trong những ngày qua, tình hình đại dịch Covid-19 tại Ấn Độ đang có những diễn biến phức tạp, gây nhiều tổn thất và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân tại đây.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, Chính phủ Ấn Độ hiện tập trung nguồn lực, triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh như tìm thêm nguồn cung cấp oxy, tăng cường các trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc men cũng như đẩy nhanh việc triển khai tiêm vaccine cho người dân.

“Việt Nam quan tâm, theo dõi tình hình, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ Chính phủ và người dân Ấn Độ trong lúc khó khăn này”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, những ngày qua, tình hình dịch Covid-19 tại Ấn Độ có những diễn biến khó lường, số ca nhiễm và tử vong liên tục “phá vỡ nhiều kỷ lục buồn”. Đặc biệt, nguy cơ lây nhiễm cao với sự xuất hiện của biến thể virus corona mới gây lo ngại.  

© Sputnik / Taras IvanovNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Việt Nam rút kinh nghiệm gì từ bài học xương máu chủ quan ‘khinh địch’ của Ấn Độ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau khi thừa nhận “bão Covid-19” làm rung chuyển đất nước đã kêu gọi người dân đi tiêm vaccine và hành động khẩn cấp, thận trọng chống lại dịch bệnh kinh hoàng này.

“Chúng tôi tin tưởng rằng với nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ, tình hình sẽ sớm được kiểm soát và ổn định”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam tin tưởng.

Bộ Ngoại giao nói về vấn đề bảo hộ công dân ở Ấn Độ

Trong bối cảnh số ca nhiễm mới và số người tử vong tăng đột biến khiến hệ thống y tế cộng đồng của Ấn Độ “vỡ trận” khi bệnh viện liên tục quá tải, thậm chí đến các cơ sở hỏa táng thi thể làm việc hết công suất cũng không thể đáp ứng nhu cầu, thiếu máy thở, thiết bị cung cấp oxy, vật liệu y tế và lòng dân rối ren đặt quốc gia Nam Á vào tình trạng khó khăn. Cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ đang cần được quan tâm, hỗ trợ rất lớn trong bối cảnh hiện nay.

An Giang tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên tuyến biên giới - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Nhân viên khách sạn dương tính với Covid-19 lây từ đoàn chuyên gia Ấn Độ

Trả lời về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Ấn Độ, bà Lê Thị Thu Hằng thông tin, thời gian qua Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước và sở tại, các hãng hàng không tổ chức các chuyến bay đưa gần 1.000 công dân Việt Nam về nước an toàn. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hiện còn khoảng 100 công dân Việt Nam đang ở lại Ấn Độ.

“Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ấn Độ đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước và Ấn Độ theo dõi sát tình hình dịch bệnh, duy trì kênh liên lạc với công dân Việt Nam và sẵn sàng các biện pháp hỗ trợ cần thiết”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Cũng theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, trong trường hợp cần trợ giúp hoặc có thông tin về người Việt Nam gặp khó khăn, đề nghị liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ: +91-7303-625-588 hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân: +84-981-848-484.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ làm gì để hỗ trợ cộng đồng người Việt?

Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Đỗ Thanh Hải trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 26/4 cho biết, Đại sứ quán hiện đang “nỗ lực” để thực hiện công tác bảo hộ công dân, đảm bảo an toàn, sức khỏe và cuộc sống ổn định cho công dân Việt Nam ở quốc gia Nam Á.

Theo ông Hải, sau 6 chuyến bay giải cứu, số lượng người Việt Nam còn lại ở Ấn Độ là không nhiều (khoảng 100 người) sống rải rác ở các tiểu bang khác nhau.

Trao tặng gạo cho người Campuchia gốc Việt sáng 24-4 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2021
Việt Nam tích cực hỗ trợ Campuchia chống Covid-19, ngăn dịch lây lan xuyên biên giới

Theo lời Tham tán Đỗ Thanh Hải, người Việt ở Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn như nguy cơ lây nhiễm cao (điển hình tại New Delhi, cứ 3 người xét nghiệm thì có khả năng 1 người dương tính với coronavirus), điều kiện sống không thuận tiện (lệnh phong tỏa, giới nghiêm, khó tiếp cận nguồn thực phẩm), rủi ro mắc bệnh (dễ bị nặng và nguy cơ tử vong cao). Theo ông Hải, đa số người Ấn Độ bị nhiễm bệnh đều chữa trị ở nhà. Khi có bệnh nặng mới đến bệnh viện.

“Hiện tại, bệnh viện rất thiếu hụt thuốc men, thiếu hụt giường bệnh, thiếu hụt oxy, thiếu hụt máy thở, và thiếu hụt các phòng chăm sóc đặc biệt. Như vậy không đủ điều kiện để chăm sóc người bệnh”, Tham tán Đỗ Thanh Hải cho biết và nhấn mạnh vấn đề thách thức tiếp theo chính là sức ép tâm lý, tình cảm.

Nói về vấn đề bảo hộ công dân, ông Hải cho hay, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, một trong những ưu tiên của Đại sứ quán và các cơ quan đại diện là bảo hộ công dân, hồi hương bà con về nước phòng dịch. Theo tham tán Đỗ Thanh Hải, có khoảng 1.000 người Việt Nam sống tại Ấn Độ vì các lý do khác nhau từ học tập, làm việc, cho tới những người kết hôn với người sở tại. Tuy nhiên, nhờ có 6 chuyến bay, gần 1.000 người đã về, chỉ còn xấp xỉ 100 người Việt Nam ở lại.

Ngoài việc tổ chức các chuyến bay đưa bà con về nước, theo Tham tán Đỗ Thanh Hải, để đối phó với dịch bệnh, Đại sứ quán luôn duy trì liên lạc với bà con, đường dây nóng luôn được mở để lắng nghe những ý kiến, khó khăn, tâm tư, tình cảm của bà con để có những tư vấn, có những hỗ trợ cần thiết. Tiếp đó là cung cấp những hỗ trợ trực tiếp.

Theo ông Đỗ Thanh Hải, trong quá trình công tác, rất nhiều cán bộ của Đại sứ quán đã bị nhiễm bệnh nhưng vẫn đặt nhiệm vụ lên trên hết, vừa duy trì đảm bảo sức khỏe của cán bộ nhân viên, vẫn bám trụ tại địa bàn để hỗ trợ bà con cộng đồng, đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao.

“Chúng tôi đã cung cấp tất cả các hỗ trợ cần thiết cho bà con để bà con hoặc là được hồi hương, hoặc là nếu còn ở địa bàn thì đảm bảo sức khỏe, tính mạng của mình trong khi dịch bệnh diễn ra ở đây”, Tham tán Đỗ Thanh Hải nhấn mạnh.
Ấn Độ “vỡ trận” Covid-19, ASEAN cần cảnh giác

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nhất là ở nhiều quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia đang có những diễn biến đặc biệt đáng lo ngại. Các chuyên gia y tế đánh giá, các đợt dịch bùng phát sau thường lớn, mạnh và nghiêm trọng hơn đợt dịch trước.

Đích thân Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 26/4 đã phải dùng đến cụm từ “còn hơn cả đau lòng” khi nói về tình hình Covid-19 ở Ấn Độ. Làn sóng lây nhiễm và bùng phát dịch mạnh mẽ ở Ấn Độ là “bài học xương máu” cho nhiều quốc giá khác, trong đó có khu vực Đông Nam Á và Việt Nam khi nguy cơ nguồn bệnh xâm nhập vẫn đang hiện hữu.

© AFP 2023 / FABRICE COFFRINITổng giám đốc WHO Tedros Adanom Gebreyesus
Việt Nam rút kinh nghiệm gì từ bài học xương máu chủ quan ‘khinh địch’ của Ấn Độ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Tổng giám đốc WHO Tedros Adanom Gebreyesus

Trong khu vực ASEAN, Phó Giám đốc, Vụ Châu Á Thái Bình Dương, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Jonathan Ostry đánh giá, khu vực ASEAN đang đối mặt với nguy cơ bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19, đáng chú ý nhất là ở Indonesia, Malaysia và Philippines. Theo vị chuyên gia, việc triển khai tiêm chủng vaccine là cần thiết. Thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch, thúc đẩy kế hoạch tiêm phòng sẽ tốn kém về mặt kinh tế, nhưng là cần thiết hiện nay đối với khu vực.

Nhận thức được điều này, lãnh đạo các nước Đông Nam Á trong cuộc họp vừa qua cũng nhất trí ủng hộ sử dụng Quỹ ASEAN ứng phó với Covid-19 để mua vaccine phục vụ người dân trong thời gian sớm nhất.

Việt Nam rút ra những bài học gì từ ‘thảm họa’ Covid-19 ở Ấn Độ?

Lễ hội sông Hằng được tổ chức hôm 1/4 thu hút sự tham gia của 3,5 triệu người Ấn đã trở thành cụm siêu lây nhiễm Covid-19 với hơn 2.000 ca một ngày. Từ thực trạng trên, nhiều chuyên gia và cán bộ trong ngành y tế đã cảnh báo nguy cơ tương tự cho Việt Nam trong kỳ nghỉ 30/4 - 1/5 sắp tới.

Đặc biệt thận trọng với các lễ hội, khu vui chơi, nơi tập trung đông người

Theo các chuyên gia và nhà quan sát trên khắp thế giới, các lễ hội văn hóa tâm linh tụ tập đông người đã góp phần lớn gây ra cơn sóng thần nhấn chìm Ấn Độ trong đại dịch. Từ ngày 27/3 đến 29/3, người dân tụ tập biểu tình ở một số nơi để phản đối cuộc bầu cử chính phủ mới ở Bengal. Đến ngày 1/4, Ấn Độ ghi nhận thêm 12.000 ca mới, trong đó riêng lễ hội Kumbh Mela có hơn 2.000 ca.

Các bác sĩ tại một chiếc xe cấp cứu ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2020
Một nữ giáo viên mắc COVID-19 ở Ấn Độ chạy trốn bác sĩ bằng tàu hỏa

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng từng lưu ý, Lào, Campuchia, Thái Lan cũng đang gặp nguy hiểm với Covid-19. Đáng lo ngại khi Campuchia tiếp giáp với Việt Nam qua đường biên giới trên bộ, đường hàng không và đường biển. Đã có nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ đất nước này. Trong khi đó, các ca nhiễm ở Campuchia là do biến thể Anh và Nam Phi, cho tốc độ lây mạnh.

Ngày 26/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có chuyến công tác đến An Giang để kiểm tra quy trình quản lý nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế và triển khai tiêm vaccine Covid-19. Tại đây, ông Sơn cảnh báo nguy cơ lây nhiễm từ các lễ hội lớn. Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cũng cho biết, sắp tới đây, trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra lễ hội Vía Chùa Bà kết hợp kỳ nghỉ 30/4-1/5. Do đó, tỉnh dự kiến địa phương sẽ thu hút một lượng lớn du khách đổ về từ khắp mọi miền đất nước.

“Các công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn cần được đẩy mạnh lên cấp độ mới”, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị.

Không đeo khẩu trang, tâm lý chủ quan, để lọt mầm bệnh

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, do hơn một tháng qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, tình hình dịch bệnh được khống chế nên người dân đã bắt đầu nảy sinh tâm lý chủ quan, thậm chí là “quên” không mang khẩu trang ra ngoài đường.

“Trong dịp nghỉ lễ, nhiều người đi lại, tiếp xúc người lạ mà không biết ai mang nguy cơ, khi có ca bệnh sẽ rất khó truy vết. Thậm chí, khi để lọt mầm bệnh, dịch không bùng phát ngay mà thời gian sau mới xuất hiện”, ông Phu lưu ý.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguy cơ bệnh dịch bùng phát sẽ là rất lớn khi mà trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người tụ tập, đi lại du lịch, ăn uống,… nên rất khó trong việc truy vết xem ai có nguy cơ. Đáng lo ngại hơn nữa là đôi khi, mầm bệnh đã lọt ra ngoài nhưng không bùng phát ngay mà phải một thời gian sau mới xuất hiện. Do đó, vị chuyên gia dịch tễ khuyến cáo người dân cần hết sức nghiêm túc thực hiện chỉ đạo 5K (Khẩu trang - khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế.

Macaque cho thấy lưỡi - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2020
Ở Ấn Độ khỉ đã đánh cắp mẫu máu của những người có thể mang mầm bệnh COVID-19

Đối với các địa phương làm du lịch, phải đăng tải, phổ biến, tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia chống dịch, tích cực nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, sát khuẩn tay... tại các khu nghỉ mát, phố đi bộ. Trong khi đó, lực lượng làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu được khuyến cáo tăng cường rà soát, không để xảy ra tình trạng nhập cảnh bất hợp pháp vào lãnh thổ Việt Nam.

“Thực tế cho thấy nhiều nước dịch bùng phát là do nới lỏng kiểm soát. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục làm tốt việc quản lý người nhập cảnh”, chuyên gia nhấn mạnh và lưu ý, ai có người thân về từ Campuchia thì hãy kêu gọi người thân mình nhập cảnh chính ngạch, khai báo y tế đầy để và tiến hành cách ly đúng quy định.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu khuyến nghị, khai báo y tế giúp khi có ca nhiễm thì truy vết được ngay. Đặc biệt nên hạn chế tiếp xúc giữa các nhóm người lạ với nhau.

Trong khi đó, đứng ở vai trò lãnh đạo cấp cao của Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu các địa phương xử phạt quyết liệt, nghiêm minh với các trường hợp không mang khẩu trang ở những lễ hội đông người.

Kiểm soát chặt biên giới – hàng rào chống dịch Covid-19

Trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, khó khăn lớn nhất của tỉnh là việc nhiều người Việt Nam sinh sống tại Campuchia về nước qua các cửa khẩu, bao gồm cả hành vi nhập cảnh trái phép. Trong khi đó, đặc thù tỉnh An Giang là địa phương có đường biên giới dài gần 100km với Campuchia. Trên địa bàn tỉnh có tất cả 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và nhiều đường mòn lối mở, bến đò ngang.

 Xét nghiệm cho người có nguy cơ cao tại quận Nam Từ Liêm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2021
Việt Nam ghi nhận 10 ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội, Khánh Hòa và Đà Nẵng

Takeo và Kandal là hai tỉnh Campuchia nằm tiếp giáp với An Giang. Cả hai địa phương này đã có hàng trăm ca nhiễm. Do vậy, tỉnh đối mặt với nguy cơ dịch bệnh xâm nhập là rất lớn. Trên địa bàn tỉnh, đã ghi nhận 3 trường hợp lây nhiễm Covid-19 là công dân Việt Nam trở về từ Campuchia, được cách ly ngay. Hiện các bệnh nhân này đều có sức khỏe ổn định, đang được điều trị tại Trung tâm y tế huyện An Phú.

Về phần mình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết, tỉnh đã tổ chức kiểm tra chốt chặn 24/24, đặc biệt là các tuyến đường mòn, lối mở, bến sông ngang. Hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn nhập cảnh trái phép qua biên giới được thực thi chặt chẽ, nghiêm túc đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn một lần nữa khẳng định, quan điểm của Bộ Y tế là giữ vững biên giới đồng nghĩa với việc giữ vững hàng rào chống dịch.

Do đó, Thứ trưởng đề nghị các địa phương xây dựng "thế trận lòng dân" để quản lý, phát hiện kịp thời các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép. Bộ khuyến nghị các địa phương thành lập và duy trì các tổ dân phố, nhóm phòng chống dịch biên giới có nhiệm vụ "đi từng ngõ, gõ từng nhà", kịp thời phát hiện người lạ, đối tượng khả nghi. Đặc biệt, với các địa điểm đông người như bến xe, nhà hàng khách sạn, cần có cam kết thực hiện nghiêm quy định phòng chống Covid-19, phát hiện tố giác người lạ.

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng đề xuất, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền qua phát thanh, truyền hình, tờ rơi,… bằng tiếng Việt, địa phương còn cần phải tăng cường tuyên truyền bằng tiếng Khơ me, tiếng Chăm để vận động người dân nước bạn cùng chống dịch hiệu quả.

Suốt thời gian qua, Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia và Bộ Y tế đã đưa ra nhiều ảnh báo nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam. Ngành y tế đã lên phương án ứng phó với kịch bản đại dịch lan rộng, xuất hiện tại các địa phương, đặc biệt là ở miền Tây Nam bộ. Đáng chú ý, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã nhanh chóng chuyển 15.000 liều vaccine xuống các tỉnh miền Tây Nam Bộ để thực hiện tiêm chủng.

Phải tự bảo vệ mình, không chủ quan ‘khinh địch’

Bài học từ kinh nghiệm xương máu của Ấn Độ là dấu hiệu cảnh tỉnh cho rất nhiều quốc gia trên thế giới đang lơ là, chủ quan, coi thường, “khinh địch” Covid-19. Chính quyền New Delhi chưa bao giờ nghĩ rằng làn sóng lây nhiễm coronavirus mới lại ập đến nhanh, dữ dội, tàn khốc như vậy chỉ trong thời gian ngắn.

© AP Photo / Bikas DasCác bác sĩ tại một chiếc xe cấp cứu ở Ấn Độ
Việt Nam rút kinh nghiệm gì từ bài học xương máu chủ quan ‘khinh địch’ của Ấn Độ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Các bác sĩ tại một chiếc xe cấp cứu ở Ấn Độ

Một quốc gia mạnh về sản xuất vaccine và cung ứng dược phẩm cho chuỗi cung ứng toàn cầu như Ấn Độ lại rơi vào tình trạng thiếu hụt thuốc men, vật tư y tế, máy thở, nguồn cung oxy, giường bệnh trầm trọng. Tình hình dịch bệnh và xu hướng lây nhiễm tăng đột biến đều là những yếu tố khó lường.

Các ống chân không để xét nghiệm tìm kháng thể với virus SARS-CoV-2. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2021
Bộ Y tế công bố kết quả giải trình tự gene các ca mắc Covid-19 về từ Campuchia
Do đó, ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, việc Chính phủ và cả hệ thống chính trị luôn đề cao cảnh giác, thậm chí nâng mức cảnh báo dịch bệnh lên cao hơn, có quyết sách quyết liệt kịp thời, chặn đứng các nguồn bệnh xâm nhập từ kiểm soát biên giới, ngăn xuất nhập cảnh trái phép đến kêu gọi người dân phải tự bảo vệ mình, không chủ quan trước các vấn đề sức khỏe và đảm bảo công tác phòng chống dịch là vô cùng cần thiết.

Bài học ở Ấn Độ hay các nước bùng phát dịch nghiêm trọng cho thấy, chỉ một lễ hội, nghi thức tôn giáo tập trung đông người sau đó thành các F0 ‘siêu lây nhiễm’ ra cộng đồng gây thiệt hại vô cùng lớn cho xã hội. Việt Nam đã chống dịch Covid-19 rất thành công, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Nhưng quan trọng nhất chính là Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ưu tiên, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân và nhận được sự ủng hộ tin tưởng của nhân dân. Tuy nhiên, đôi khi, chỉ một sai lầm nhỏ cũng sẽ phải trả giá đắt nếu chủ quan, lơ là và mọi nỗ lực chống Covid-19 của cả hệ thống chính trị và toàn dân sẽ “đổ sông, đổ bể”.

Do đó, mỗi người phải tự nâng cao ý thức bảo vệ mình và người thân, tuyệt đối không chủ quan, “khinh địch”, tránh tụ tập đông người, tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, cùng nhau chung tay ngăn chặn, không để dịch Covid-19 tái bùng phát trong cộng đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала