Australia đánh trống trận trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

© Depositphotos.com / KlodienCảng Darwin, Úc
Cảng Darwin, Úc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Đăng ký
Australia lên kế hoạch hiện đại hóa 4 căn cứ quân sự để mở rộng các cuộc tập trận với đồng minh.

Trả lời phỏng vấn phóng viên Sputnik, các chuyên gia nói lên ý kiến rằng, bằng cách này Australia đang phối hợp các bước đi của mình với các yêu cầu của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc một cách toàn diện.

Canberra sẽ chi 747 triệu AUD (580 triệu USD) để nâng cấp 4 căn cứ quân sự của Lực lượng Phòng vệ Úc ở Vùng lãnh thổ phía Bắc. Thông tin này đã được biết vào ngày 28 tháng 4, khi Thủ tướng Scott Morrison đến thăm Darwin. Nội các của ông cho biết trong một thông cáo báo chí rằng việc nâng cấp các căn cứ sẽ giúp Hoa Kỳ và các đồng minh khác tham gia nhiều hơn vào "trò chơi chiến tranh".

© AP Photo / Mark MetcalfeScott Morrison
Australia đánh trống trận trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Scott Morrison

Doanh trại Robertson, Khu vực huấn luyện Kangaroo Flats, Khu vực huấn luyện Mount Bundey và Khu vực huấn luyện dã chiến Bradshaw sẽ được nâng cấp. Thông cáo báo chí của chính phủ đã xác định các căn cứ này là rất quan trọng đối Lực lượng Phòng vệ Australia để duy trì sự tự do và cởi mở trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Úc, Sydney - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2020
Úc phụ họa theo Mỹ trong việc dựng chuyện huyền thoại quanh Trung Quốc

Vào tháng 2 năm 2020, Australia đã công bố kế hoạch nâng cấp căn cứ Không quân Hoàng gia Úc tại Tindal ở Vùng lãnh thổ phía Bắc để mở rộng khả năng hoạt động của không quân Australia và Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Canberra sẽ đầu tư hơn 1 tỷ AUD vào dự án này. Sau đó căn cứ có thể tiếp nhận các máy bay chiến đấu thế hệ mới F-35 của Mỹ. Trong 10 năm tới, Australia dự kiến sẽ chi 8 tỷ AUD để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quân sự của vùng Lãnh thổ phía Bắc.

Kế hoạch hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quân sự của Australia đã được công bố trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc đang gia tăng. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton đã cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa các cảng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông lưu ý rằng, Australia đang chuẩn bị đáp trả.

© AP Photo / Joshua PaulBộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton
Australia đánh trống trận trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton

Sau đó, một trong những quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của chính phủ liên bang Úc, Bộ trưởng Nội vụ Mike Pezzullo cảnh báo rằng, "trong khu vực đang vang lên tiếng trống trận”. Ông không nêu tên Trung Quốc, nhưng giới quan sát coi tuyên bố của ông như một tín hiệu cho Bắc Kinh.

Tuy nhiên, như ông Alexander Lomanov, phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chính các kế hoạch quân sự mới của Australia sẽ tăng cường "tiếng trống trận" trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương:

Ảnh tàu hải quân Australia được chụp từ boong tàu HMAS Adelaide trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đến Úc, gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne tại Sydney, ngày 19 tháng 12 năm 2016. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2019
Úc vào hùa với Mỹ kích động căng thẳng ở Biển Đông
“Những gì đang diễn ra ở châu Á là cái bẫy an ninh cổ điển. Tất cả các bên đều cáo buộc nhau về hành vi hiếu chiến, và tất cả đều nói rằng, họ đang thực hiện các biện pháp này không phải để tấn công, mà để bảo vệ bản thân khỏi hành vi hung hăng của những nước láng giềng. Kết quả là căng thẳng đang leo thăng, đối đầu quân sự và chi tiêu quân sự đang gia tăng. Khi nào châu Á sẽ có thể thoát khỏi tình trạng này và tìm thấy sự cân bằng mới trong sự hợp tác hòa bình và mang tính xây dựng? Có chú ý đến việc Hoa Kỳ đóng một vai trò rất quan trọng trong khu vực, nên có thể rút ra kết luận rằng, châu Á không thể đạt đến sự ổn định trong tương lai gần".

Sau khi Australia hủy bỏ hoàn toàn hai thỏa thuận giữa bang Victoria với Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, đã xuất hiện những suy đoán rằng, Canberra có thể hủy hợp đồng cho Tập đoàn Landbridge của Trung Quốc thuê cảng Darwin 99 năm. Hợp đồng với giá 506 triệu AUD (393 triệu USD) đã được ký vào năm 2015. Những dự đoán u ám được củng cố bởi thông báo hôm Chủ nhật của Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton rằng, Australia có thể xét lại hợp đồng này vì lý do an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia. Cựu Thủ tướng Kevin Rudd cũng chia sẻ quan điểm này, ông dự đoán rằng, chính quyền Scott Morrison sẽ chấm dứt hợp đồng thuê cảng Darwin.

Vì lý do "an ninh quốc gia"

Chuyến thăm của Thủ tướng Scott Morrison tới Darwin hôm thứ Tư cũng có thể được coi là một giai đoạn trong quá trình chuẩn bị thực hiện kế hoạch này. Đồng thời, theo thỏa thuận năm 2014 giữa Australia và Mỹ về việc mở rộng hợp tác quân sự, 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ đồn trú mỗi năm tại căn cứ Darwin. Và trong trường hợp này, Úc có thể nói về lợi ích "an ninh quốc gia" của mình, chuyên gia Alexander Lomanov nói:

“Việc cho rằng bất kỳ dự án ngoài khơi nào của Trung Quốc liên quan đến cơ sở hạ tầng cảng đều nhằm tạo chỗ đứng tiềm năng cho hạm đội Trung Quốc là một thủ đoạn tuyên truyền điển hình. Đây chỉ là một phương pháp gây áp lực lên cộng đồng địa phương, lên các chính trị gia để hạn chế việc ký kết các thỏa thuận mới với Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng xấu đi, họ tìm cách hủy bỏ các hợp đồng hiện có. Do đó, ta có thể dự đoán rằng, các hình thức hợp tác tiên tiến giữa Australia và Trung Quốc, chẳng hạn như cảng, cơ sở hạ tầng, sẽ bị loại bỏ dần. Và trong quan hệ thương mại vẫn tồn tại giữa Úc và Trung Quốc sẽ xuất hiện những trở ngại chính trị. Sẽ có những tranh chấp chính trị về nội dung: liệu có thể giao thương với Trung Quốc hay không? các quốc gia “dân chủ” nên liên hệ với các quốc gia “độc tài” như thế nào?"

Đối với Hoa Kỳ, cảng Darwin có vị trí và vai trò chiến lược quan trọng, từ đó họ có thể nắm quyền kiểm soát eo biển Malacca và cắt đứt các tuyến đường biển với Trung Quốc. Trong bối cảnh đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng trầm trọng, không thể loại trừ khả năng Úc có thể vi phạm thỏa thuận cho Trung Quốc thuê cảng Darwin. Hơn nữa, Australia đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố cho thấy rằng, đối với họ  “lợi ích quốc gia” có nghĩa là tuân theo các quy định của Washington nhằm duy trì quyền bá chủ của Mỹ trong khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала