EU gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar thêm một năm

© Ảnh : Stuart ChalmersNhững lá cờ của EU trên tòa nhà trụ sở Ủy ban châu Âu
Những lá cờ của EU trên tòa nhà trụ sở Ủy ban châu Âu - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Hội đồng EU đã gia hạn các biện pháp hạn chế chống lại Myanmar cho đến ngày 30 tháng 4 năm 2022 vì đến tình hình ở quốc gia này sau cuộc đảo chính quân sự.

Các lệnh trừng phạt của Hội đồng Châu Âu đối với Myanmar

"Việc gia hạn liên quan tới các biện pháp hạn chế có mục tiêu chống lại những người trực tiếp liên quan đến cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2021 và bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa, cũng như những người chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Rohingya và các dân tộc thiểu số khác", - thông cáo chung của Hội đồng EU viết.

Các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức cấp cao của Lực lượng Vũ trang Myanmar (Tatmadaw) và Cảnh sát Biên phòng, cũng như các thành viên dân sự của Hội đồng Hành chính Nhà nước và Chủ tịch Ủy ban Bầu cử. Các biện pháp hạn chế được áp dụng đối với hai tổ chức do quân đội Myanmar sở hữu và kiểm soát.

ông Ban Ki-moon  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2021
Cựu Tổng thư ký LHQ kêu gọi ASEAN cử phái đoàn cấp cao tới Myanmar

Chế độ trừng phạt bao gồm lệnh cấm vận vũ khí và thiết bị có thể được sử dụng để thực hiện việc trấn áp trong nước, cấm xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng cho quân đội và cảnh sát biên giới, và hạn chế xuất khẩu thiết bị theo dõi thông tin liên lạc. Ngoài ra, cấm tiến hành huấn luyện quân sự và hợp tác quân sự với các lực lượng vũ trang của Myanmar.

Thông cáo chung lưu ý rằng EU tiếp tục hỗ trợ người dân Miến Điện và sẽ cung cấp viện trợ nhân đạo cho họ. Kể từ đầu năm 2021, 20,5 triệu euro đã được phân bổ cho việc này.

Đảo chính quân sự ở Myanmar

Phái quân sự Myanmar lật đổ Chính phủ dân sự và nắm quyền ở nước này vào ngày 1 tháng 2, bắt giữ các lãnh đạo dân sự, kể cả Tổng thống Myanmar Win Myint và Cố vấn Nhà nước (trên thực tế là Thủ tướng) Aung San Suu Kyi. Phái quân sự cho rằng họ hành động như vậy bởi kết quả tổng tuyển cử năm 2020 đã bị làm sai lệch mà các cơ quan dân sự không muốn điều tra xác minh.

Sau khi lên nắm quyền và ban hành tình trạng khẩn cấp với sự trợ giúp của cơ chế Hiến pháp, các nhà lãnh đạo chính quyền quân quản hứa sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới sau một năm để chuyển giao quyền lực cho bên thắng cử. Những cuộc biểu tình đông đảo chống lại chính quyền quân sự đang diễn ra hàng ngày tại nhiều thành phố của Myanmar. Hơn 70% công chức, kể cả các nhân viên y tế, đã tham gia vào chiến dịch dân chúng bất tuân chính quyền và bỏ việc.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала