Việt Nam có mất thương hiệu gạo ST25 ngon nhất thế giới?

CC0 / Pixabay / Gạo
Gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2021
Đăng ký
Vụ gạo ngon nhất thế giới ST25 của Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài “giành quyền” đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Hoa Kỳ, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ lên tiếng phản đối.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ khẳng định đã trao đổi với đại diện UPSTPO và nêu rõ nguồn gốc giống lúa ST25 là do nhóm các nhà khoa học Việt Nam sáng chế. Thương vụ cũng đang theo dõi sát sao diễn biến sự việc và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 ở Mỹ.

Việt Nam nỗ lực bảo hộ thương hiệu gạo ngon nhất thế giới ST25

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, hiện có ít nhất 4 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 tại Mỹ và đang chờ cấp quyền bảo hộ.

Gạo ST25 được tạo ra từ giống lúa ST25 do nhóm nhà khoa học tỉnh Sóc Trăng gồm kỹ sư, anh hùng lao động Hồ Quang Cua, TS. Trần Tấn Phương, kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương lai tạo.

Ruộng lúa - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Việt Nam không thể để mất thương hiệu gạo ngon nhất thế giới vào tay nước ngoài

Theo một số chuyên gia thương hiệu thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đến thời điểm này, chưa chắc chắn nhãn hiệu ST25 có được chấp thuận tại thị trường Hoa Kỳ hay không nhưng để phía Việt Nam giành lại được quyền bảo hộ thương hiệu gạo ST25 cũng là con đường hết sức gian nan.

Một trong những nguyên nhân chính khiến công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, hoặc thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn đến từ việc chi phí đăng ký tương đối lớn, thủ tục phức tạp từ việc thuê luật sư ở nước sở tại, cơ quan sở hữu trí tuệ thẩm định đơn đăng ký, còn có các chi phí tìm hiểu và khảo sát thị trường.

Do đó, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chần chừ, không ít nông sản trong nước của Việt Nam đã bị doanh nghiệp nước ngoài nhanh tay đăng ký thương hiệu. Trước gạo ST25, cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc, phở Việt cũng đánh mất thương hiệu vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

Sự việc của gạo, nông sản Việt Nam cho thấy, vấn đề đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản tại thị trường nước ngoài đã trở thành vấn đề cấp bách, nhất là trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường chất lượng cao trên thế giới.

Các doanh nghiệp, các Bộ, ban ngành chức năng Việt Nam đang nỗ lực gửi đơn phản đối lên cơ quan đăng ký bảo hộ thương hiệu của phía Mỹ nhằm ngăn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gạo ST25 thành công ở thị trường Mỹ.

Trao đổi với báo chí, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công Thương khẳng định, thương hiệu gạo ST25 chưa mất, nhưng ông Hồ Quang Cua và doanh nghiệp Việt Nam cần phải hành động khẩn trương. Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ các công cụ cần thiết nhưng “không thể làm thay doanh nghiệp”.

Cũng qua trường hợp gạo Việt Nam có nguy cơ bị mất thương hiệu ở nước ngoài, ông Phú nhấn mạnh, Việt Nam khi tham gia các FTA, cơ hội xuất khẩu rộng mở hơn nhờ được mở cửa thị trường cũng như cắt giảm thuế. Các sản phẩm ở Việt Nam trước đây chỉ nổi tiếng trong nước thì nay có cơ hội vươn ra tiếp cận nhiều hơn đến thị trường xuất khẩu trên thế giới đặc biệt là trên thị trường có FTA.

“Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có ý thức bảo vệ thương hiệu trên các thị trường xuất khẩu này, nhất là xuất khẩu trọng điểm ở các thị trường có FTA bằng cách đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu thương mại sản phẩm xuất khẩu”, ông Phú nhấn mạnhs.

Cùng với đó, doanh nghiệp phải thuê luật sư để theo dõi việc xâm phạm sở hữu trí tuệ và bản quyền nhãn hiệu thương mại trên các thị trường xuất khẩu. Từ đó, có động thái cần thiết và kịp thời nhằm bảo vệ được thương hiệu của mình.

Thương vụ Việt Nam phản đối doanh nghiệp Mỹ đăng ký thương hiệu gạo ST25

Liên quan đến việc có đến 5 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam ST25 tại thị trường Hoa Kỳ, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đã lên tiếng phản đối.

Như Sputnik Việt Nam thông tin trước đó, trên hệ thống đăng ký bảo hộ thương hiệu của Mỹ (UPSTO) các hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gạo ST25 vẫn đang ở trạng thái “chờ kiểm tra (đang kiểm tra), tuy nhiên, có một hồ sơ sắp được chấp thuận bảo hộ thương hiệu gạo ST25.

Nông dân xã Thạnh Lộc (Châu Thành, Kiên Giang) thu hoạch lúa đông xuân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Gạo ‘ngon nhất thế giới’ của Việt Nam bị đăng ký thương hiệu ở Mỹ: Bài học cay đắng

Theo thông tin hiển thị trên hệ thống UPSTO, trong số 5 đơn đề nghị bảo hộ nhãn hiệu (chứa tên gạo ST25) của Việt Nam tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ, nhãn hiệu gạo ST25 mà Công ty I&T Enterprise, Inc. đã được thông qua bước đầu. Cũng theo UPSTO, họ sẽ chuẩn bị công bố việc chấp thuận đăng ký bảo hộ thương hiệu này vào 4/5 tới đây.

Theo quy định của Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ, các bên có thể nêu ý kiến phản đối trước và trong 30 ngày sau ngày 4/5 này. Nếu không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không thuyết phục, USPTO sẽ trao chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu ST25 tại Mỹ cho I&T Enterprise.

Được biết đây cũng là công ty tạm được phía Mỹ chấp nhận các yêu cầu cơ bản trong quá trình đăng ký thẩm tra của UPSTO. Những doanh nghiệp khác vẫn đang chờ bổ sung thông tin.

Trước tình hình này, trao đổi với báo giới, ông Bùi Huy Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, phía Thương vụ đã tiến hành trao đổi với đại diện UPSTPO và khẳng định nguồn gốc giống lúa ST25 là do nhóm các nhà khoa học Việt Nam sáng chế.

Ngoài ra, giống ST25 đã đạt giải nhất cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2019 tại Philippines và dành giải nhì năm 2020 tại Hoa Kỳ vừa qua.

“Chúng tôi nhấn mạnh với họ đây là niềm tự hào của ngành nông nghiệp Việt Nam và bày tỏ quan ngại về thông tin liên quan đến việc nhãn hiệu này có thể bị các cá nhân, tổ chức khác đăng ký bảo hộ tại Mỹ”, ông Bùi Huy Sơn nêu rõ.

Ngay sau đó, phía UPSTO đã có hướng dẫn quy trình phản đối việc doanh nghiệp nước ngoài khác đăng ký nhãn hiệu ST25 tại Mỹ, kể cả trước khi cơ quan này công bố thông tin về hồ sơ của I&T Enterprise, Inc vào ngày 4/5 tới đây.

Ông Bùi Huy Sơn cho biết việc nhanh chóng hướng dẫn thủ tục phản đối cho thấy họ đã nắm rõ quan ngại của phía Việt Nam. Nhấn mạnh trong cuộc trả lời VnExpress, ông Sơn cho hay, có vẻ như trước khi nhận được ý kiến của Thương vụ Việt Nam, phía Mỹ, cơ quan UPSTO không biết về nguồn gốc của giống ST25 xuất phát từ Việt Nam.

Trong thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ sẽ theo dõi sát sao diễn biến sự việc này, đồng thời sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong vụ việc này.

Làm sao để Việt Nam không mất thương hiệu gạo ngon nhất thế giới?

Hiện trong nước, các bộ, cơ quan liên ngành đang nỗ lực hỗ trợ ông Hồ Quang Cua, cha đẻ của gạo ST25 và doanh nghiệp Việt Nam giành quyền bảo hộ thương hiệu gạo ngon nhất thế giới.

Cụ thể, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với kỹ sư Hồ Quang Cua cũng như doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí để nhanh chóng hoàn tất các thủ tục cần thiết.

Gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Gạo Việt Nam đứng đầu thế giới

Về vấn đề có lo ngại khi thương hiệu gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam bị mất không, ông Nguyễn Văn Bảy - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, ST25 là tên một giống lúa đã được doanh nghiệp tư nhân của ông Hồ Quang Trí đăng ký bảo hộ giống cây trồng và sử dụng tên ST25 làm tên cho giống cây trồng được bảo hộ.

Tuy nhiên, ST25 là tên của giống lúa được bảo hộ và khi đã được bảo hộ thì chủ văn bằng bảo hộ giống lúa đó có quyền đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hay một số hành vi khác đối với vật liệu nhân giống. Cho nên, theo ông Bảy, chủ doanh nghiệp này có quyền cho phép người khác sản xuất, kinh doanh lúa giống đó, trên cơ sở lúa giống đó và bà con có quyền gieo trồng lúa đó, tạo ra sản phẩm thu hoạch là thóc và chế biến thành gạo.

“Đặt câu hỏi liệu có mất thương hiệu cho sản phẩm gạo ST25 không, thì chúng ta phải hiểu rõ khái niệm: Gạo ST25 khác với sản phẩm lúa giống ST25”, ông Bảy nói.

Theo Cục Phó Cục Sở hữu trí tuệ, trên thị trường có rất nhiều loại gạo khác nhau được thu hoạch từ giống lúa khác nhau. Ví dụ như gạo Bắc Hương từ giống lúa Bắc Hương, tám Hải Hậu được thu từ giống lúa tám Hải Hậu.

“Với việc là tên gọi chung của sản phẩm, theo quy định của pháp luật, thì ST25 không được đăng ký độc quyền làm nhãn hiệu của bất cứ ai cả. Bởi vì khi đưa sản phẩm đó ra thị trường thì mọi người đều phải gọi nó là gạo ST25”, ông Bảy cho biết.

Hiện nay, tại thị trường Mỹ đúng là có 5 doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu có tên ST25 đang trong quá trình xử lý, nhưng theo pháp luật Hoa Kỳ, tên ST25 sẽ không được đăng ký độc quyền bảo hộ nhãn hiệu.

“Chính vì vậy, không có chuyện doanh nghiệp Việt bị mất thương hiệu ở đây”s, ông Bảy cho biết.

Tuy nhiên, Cục Phó Cục Sở hữu trí tuệ cũng giải thích, quyền cấp cho chủ bằng bảo hộ số 21.VN.2020 chỉ có hiệu lực ở Việt Nam. Việc đăng ký quyền bảo hộ ở Mỹ đối với giống ST25 hay không còn tùy vào doanh nghiệp tư nhân của ông Hồ Quang Trí (đơn vị đang là chủ bảo hộ thương hiệu giống lúa ST25).

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục đạt mức giá cao kỷ lục, năm 2020, kim ngạch ước đạt trên 3 tỉ USD. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2021
Việt Nam xuất khẩu vượt 6,1 triệu tấn gạo trong thời gian Covid

Vị lãnh đạo cũng khẳng định, cơ quan chức năng đã tích cực hỗ trợ những thông tin cần thiết, hướng dẫn kỹ sư Hồ Quang Cua các bước khiếu nại với UPSTP. Việc còn lại là doanh nghiệp và ông Cua phải nhanh chóng có các bước phù hợp tiếp theo như thuê hãng luật gửi đơn khiếu nại đến UPSTO, bác bỏ các đơn xin đăng ký bảo hộ thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài tại Mỹ như I&T Enterprise.

Cùng với việc nhanh chóng làm việc cùng các hãng/văn phòng luật sư để được tư vấn pháp lý làm văn bản phản đối lên UPSTP, không để Văn phòng phụ trách về cấp bằng sáng chế và bảo hộ thương hiệu Mỹ cấp giấy chứng nhận bảo hộ có cụm từ “ST25” cho gạo của bất cứ công ty nào, ông Cua cũng như doanh nghiệp của ông Trí phải nhanh chóng thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 tại Mỹ và một số thị trường trọng điểm của gạo Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала