Xét xử vụ Nhật Cường mobile, một bị cáo trong đại án đã tử vong trước đó

© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung Kiên14 bị cáo phải ra hầu tòa trong vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường
14 bị cáo phải ra hầu tòa trong vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay 05/05, có 15 bị cáo trong đại án Nhật Cường Mobile hầu tòa. Trong đó, bị cáo Mai Tiến Dũng - một người liên quan đại án đã chết do trọng bệnh.

Sáng 5/5, TAND Hà Nội mở phiên tòa xét xử 15 bị cáo liên quan vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán xảy ra tại Công ty Nhật Cường do Bùi Quang Huy làm Tổng giám đốc. Đây là một trong 5 đại án được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm.

Khi làm thủ tục, HĐXX thông báo nhận được giấy báo tử của bị cáo Mai Tiến Dũng (38 tuổi, Trưởng ngành hàng điện thoại cũ của Công ty Nhật Cường) đã chết ngày 23/04 tại Bệnh viện E ở Hà Nội do trọng bệnh. Căn cứ các quy định của pháp luật, HĐXX quyết định đình chỉ vụ án đối với bị cáo Mai Tiến Dũng, còn lại 14 bị cáo ở phiên tòa.

Bí ẩn 2 tiệm vàng "tiếp tay" cho Nhật Cường

Trong 15 bị cáo (phần lớn là lãnh đạo, nhân viên Công ty Nhật Cường) hầu tòa, 13 người bị truy tố tội buôn lậu, một người bị truy tố tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, một người bị truy tố cả hai tội danh. Theo cáo trạng, Công ty Nhật Cường thành lập năm 2001, do Bùi Quang Huy (hiện bỏ trốn, đang bị truy nã) làm tổng giám đốc. Quá trình hoạt động, Huy còn thành lập Công ty Nhật Cường Quảng Châu (đặt tại Trung Quốc) chuyên tiếp nhận hàng hóa từ Hong Kong về Quảng Châu, sau đó đưa vào Việt Nam.

Cáo trạng nhấn mạnh:

Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2021
Vụ án Nhật Cường Mobile: Truy tố 15 bị can

“Toàn bộ hoạt động mua bán hàng hóa từ nước ngoài không có hóa đơn, không có chứng từ, không khai báo cơ quan chức năng nhà nước…”

Đáng chú ý, để thanh toán tiền cho các nhà cung cấp nước ngoài cũng như đường dây vận chuyển hàng lậu, Bùi Quang Huy chuyển hơn 2.500 tỉ đồng thông qua hai tiệm vàng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Trong đó, tiệm vàng Lộc Phát (65 phố Hà Trung, phường Hàng Bông), do Nguyễn Thị Thanh Loan làm chủ, chuyển 1.729 tỉ đồng gồm: chi tiền mặt 1.121 tỉ đồng, số tiền còn lại chuyển vào 21 tài khoản của 12 cá nhân.

Tiệm vàng Thuận Phát (số 9A phố Hàng Dầu, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm), do Bùi Thanh Phượng điều hành, chuyển 795 tỉ đồng gồm: chi tiền mặt 487 tỉ đồng, số còn lại chuyển vào 14 tài khoản của tám cá nhân. Quá trình điều tra, hai chủ tiệm vàng khai có nhận tiền của Công ty Nhật Cường nhưng là để chuyển tiền cho khách hàng trong nước (không nhớ rõ đơn vị, cá nhân nào), không thừa nhận việc chuyển tiền ra nước ngoài. Do chưa thu thập được tài liệu chứng minh hai tiệm vàng này chuyển tiền ra nước ngoài, cơ quan tố tụng sẽ tiếp tục điều tra và đề nghị xử lý sau.

Phần mềm “bí mật” của Công ty Nhật Cường

Ngoài ra cáo trạng cho biết, Công ty Nhật Cường có bốn hình thức mua bán điện thoại và thiết bị điện tử, gồm nhập mua hàng hóa trong nước có hóa đơn GTGT (hàng công ty), nhập mua hàng hóa trong nước không có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc (không có hóa đơn GTGT), nhập khẩu có chứng từ hợp pháp (hàng nhập khẩu) và nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp (hàng lậu).

Từ năm 2014, Bùi Quang Huy chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập và sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán để ghi chép số liệu kinh doanh. Một là hệ thống sổ sách trên phần mềm ERP, ghi nhận toàn bộ số liệu thực tế hoạt động kinh doanh của công ty để theo dõi nội bộ. Hai là hệ thống sổ sách trên phần mềm MISA để báo cáo tài chính, thuế với cơ quan nhà nước, không hạch toán đầy đủ số liệu thực tế kinh doanh.

iPhone  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2021
Ông chủ Nhật Cường hưởng lợi bao nhiêu khi chi 70 tỷ đồng vào buôn lậu điện thoại?

Việc lập hai hệ thống sổ sách kế toán với mục đích che giấu doanh thu, che giấu việc đầu tư vào các công ty khác của Huy nhưng đây cũng chính là “tử huyệt” của Công ty Nhật Cường. Bởi theo lời khai của bị cáo Nguyễn Thị Bích Hằng (kế toán trưởng Công ty Nhật Cường), phần mềm ERP ghi chép đầy đủ số liệu hàng hóa mua vào, bán ra (gồm cả phần có hóa đơn, chứng từ và phần không có hóa đơn, chứng từ).

Nhờ việc trích xuất dữ liệu từ phần mềm trên, cơ quan tố tụng có thể xác định chính xác số lượng, trị giá, nguồn gốc hàng hóa nhập lậu, dòng tiền, cách thức chi trả, số tiền hưởng lợi bất chính… của từng bị cáo tại Công ty Nhật Cường và những người có liên quan. Hành vi lập hai hệ thống sổ sách kế toán đã bỏ ngoài sổ sách tài sản, nguồn vốn hoạt động thực tế của Công ty Nhật Cường, chỉ tính phần nghĩa vụ nộp thuế đã gây thiệt hại cho Nhà nước gần 30 tỉ đồng.

Trong kết luận điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho hay năm 2012, Bùi Quang Huy thành lập Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường SoftWare), sử dụng nguồn tiền từ các hoạt động của Công ty Nhật Cường để xây dựng một số phần mềm công nghệ thông tin nhằm mục đích bán cho các đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng.

Cơ quan điều tra cho rằng hành vi sử dụng nguồn tiền có được từ buôn lậu sang đầu tư, kinh doanh hợp pháp nhằm biến dòng tiền trở thành hợp pháp của Huy có dấu hiệu của tội rửa tiền. Tuy nhiên, trong cáo trạng, VKSND Tối cao không đề cập cụ thể về hành vi này của Huy, mà chỉ nêu rằng do Huy đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra ra quyết định truy nã, tạm đình chỉ điều tra, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала