- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Kịp tiêm vaccine trước khi dịch Covid-19 bùng, Việt Nam may mắn hay có tính toán?

© Ảnh : TTXVN - Hoàng Trung Hiếu Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên được tiêm vaccine phòng COVID-19.
 Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên được tiêm vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngoài việc tăng cường khả năng miễn dịch đối với virus Covid-19, những người từng tiêm vaccine sẽ ít rơi vào tình trạng nặng hơn khi nhiễm bệnh. Việt Nam có tính toán hay may mắn khi cho tiêm vaccine ngừa Covid-19 trước khi dịch bùng?

Việt Nam đang phải đối mặt giai đoạn mới của dịch Covid-19 khi các ca nhiễm virus không rõ nguồn lây. Điển hình là ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với số ca mắc tăng lên nhanh chóng chỉ sau 2 ngày. Trao đổi về vấn đề này, Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thu Vân, Chủ nhiệm Ban Chủ nhiệm Chương trình sản phẩm quốc gia vaccine sử dụng cho người. Giáo sư Vân khẳng định:

"Tiêm vaccine Covid-19 là biện pháp bảo vệ hữu hiệu trước đại dịch Covid-19".

Vaccine tạo miễn dịch cộng đồng ngay cả với chủng mới

Có thể nói về mặt lý thuyết, tiêm vaccine là một biện pháp hiệu quả để phòng, chống dịch Covid-19 để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên những người dân từng tiêm vaccine vẫn phải thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế để công tác phòng, chống dịch hiệu quả. Bởi, người tiêm vaccine không có nghĩa là có khả năng phòng bệnh 100%. Đồng thời, những người đã tiêm vaccine thì mức độ tổn thương sẽ được giảm nhẹ nếu như đã từng tiêm vaccine trước đó. Giải thích nguyên nhân này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cũng khuyến cáo:

Lấy mẫu dịch hầu họng một người dân ở Khu đô thị Đồng Sơn, thành phố Phúc Yên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Sáng 07/05: Hà Nội thêm 3 ca dương tính Covid-19, cả nước có 121 ca từ đợt dịch thứ 4

“Hiệu quả của vaccine phòng Covid-19 đã được thế giới công nhận. Nếu tiêm vaccine rồi mà mắc Covid-19, bệnh sẽ nhẹ đi rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ sau tiêm vaccine, người tiêm bị nhiễm virus SARS-CoV-2. WHO đã đánh giá vaccine phòng Covid-19 có hiệu quả trên 50% - tức là một số người có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng tỷ lệ người gặp phản ứng nặng khi nhiễm bệnh sẽ không xảy ra”.

Đồng quan điểm, Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho hay khi 60-70% dân số một quốc gia được tiêm vaccine, chúng ta sẽ đạt miễn dịch trong cộng đồng. Việt Nam có 100 triệu dân thì phải tiêm được 60-70 triệu người. Trong bối cảnh xuất hiện các biến chủng của SARS-CoV-2, đặc biệt chủng ghi nhận tại Ấn Độ, ông Phu cho rằng tỷ lệ này vẫn không thay đổi. Chuyên gia này thông tin hiện việc tiêm vaccine Covid-19 trên thế giới cho thấy có sự giảm triệu chứng khi mắc bệnh rõ rệt. Ông Phu nói:

“Việc giảm nguy cơ lây bệnh, kháng thể có thể tồn tại trong cơ thể bao lâu thì vẫn chưa có kết luận rõ ràng, còn tùy vào loại vaccine và các báo cáo cũng khác nhau. Bởi các vaccine đều được sản xuất dưới dạng khẩn cấp. Tuy nhiên, về cơ bản, các báo cáo cho thấy vaccine Covid-19 có tác dụng nên chúng vẫn được tiêm”

Bên cạnh tác dụng giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, người tiêm vaccine Covid-19 còn có thể giảm mức độ triệu chứng, trở nặng và nguy cơ tử vong khi nhiễm nCoV. Những tác dụng này lớn hơn so với các biến chứng khi tiêm vaccine. Điều này có nghĩa là kể cả đợt dịch thứ 4 có bùng phát hay không, thì sẽ có khoảng 60-70 triệu người Việt Nam cũng sẽ được tiêm vaccine. Tất cả đều nằm trong dự tính và chủ trương nhất quán của Bộ Y tế và các nhà chuyên môn.

Quy trình tiêm chủng của Việt Nam an toàn cao

Trước một số phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 như sốt, mệt mỏi..., khiến một số người e ngại, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới. Cụ thể, các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khỏe. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói:

Bắc Ninh: Lập 5 chốt kiểm dịch phong tỏa 1 thôn có 2 bệnh nhân mắc COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2021
Từ ổ dịch bệnh viện Nhiệt đới TW, hàng loạt bệnh viện khác liên tục có ca nhiễm Covid-19, F1,F2

“Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh đảm bảo an toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu, tiêm đến đâu chắc chắn đến đó. Chính vì thế, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt là điều trị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống xảy ra trong tiêm chủng”.

Theo ông, đến nay, Việt Nam đã tiêm cho 675.956 người. 16% phản ứng thông thường sau tiêm như đau tại chỗ, sốt nhẹ… Triệu chứng này hết sau 24 giờ. Tỷ lệ này thấp so với các nước trên thế giới. Cho đến nay, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam được triển khai an toàn. Trong điều kiện Việt Nam chưa đạt được miễn dịch cộng đồng, thực hiện biện pháp 5K vẫn là biện pháp phòng, chống Covid-19 được khuyến khích hàng đầu.

Sáng 6/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Trương Quốc Cường, Trần Văn Thuấn cùng nhiều lãnh đạo các vụ, cục, văn phòng của Bộ Y tế đã tiêm mũi đầu tiên vaccine AstraZeneca tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, tính đến 16h ngày 6/5, tổng số người được tiêm vaccine tại nước ta là hơn 700.000 người ở 48 tỉnh, thành phố. Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, khoảng 74% trong số các nhóm ưu tiên đã được tiêm vaccine, 16% có phản ứng phụ sau tiêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала