Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh: Góp phần vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh

© Ảnh : Trần Ngọc ThanhCác đội viên TNTP Hồ Chí Minh trường Tiểu học Thành Công A, Hà Nội
Các đội viên TNTP Hồ Chí Minh trường Tiểu học Thành Công A, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Tròn 80 năm trước, ngày 15/5/1941, Hội Nhi đồng Cứu quốc (nay là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) được thành lập tại tỉnh Cao Bằng, đoàn kết cùng các lực lượng cách mạng đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (TNTP HCM) được thành lập theo nhu cầu tất yếu của lịch sử đất nước. Đội TNTP HCM là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.

Thiếu nhi Việt Nam trong độ tuổi từ 9 đến 15 đáp ứng các điều kiện theo Điều lệ Đội được xem xét kết nạp vào Đội TNTP HCM. Hiện nay, cả nước có 15 triệu đội viên, thiếu niên và nhi đồng; 30 nghìn phụ trách thiếu nhi.

Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà

Ngay từ ngày mới thành lập Đảng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến việc tập hợp tuổi trẻ vào tổ chức để làm cách mạng cứu nước. Từ ngày 20 đến 26/3/1931 tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, Đảng có những quyết định về công tác thanh niên, và Đoàn được giao phụ trách thiếu nhi.

Bảo tàng Made in Liên Xô ở Yekaterinburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2019
Du lịch thăm quá khứ Liên Xô: Quán bánh nướng, căn hộ tập thể và Đội Thiếu niên Tiền phong

Những năm 1930, các đội thiếu niên đã ra đời ở các địa phương để hoạt động theo các tổ chức cách mạng của Đảng, chống thực dân Pháp, mang tên “Đội thiếu niên nhi đồng Tử Quân”. Các đội thiếu nhi này tập hợp những em nhỏ gan dạ, tháo vát để làm nhiệm vụ giao thông, liên lạc, canh gác, báo vệ các cuộc họp của Đảng.

Năm 1941, Bác Hồ từ nước ngoài trở về sau hơn 30 năm xa Tổ quốc. Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương đảng tháng 5/1941 đã mở ra giai đoạn mới của Cách mạng Việt Nam. Mặt trận Việt Minh ra đời để đoàn kết nhân dân đánh Tây-đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

© Sputnik / Aleksander Makarov / Chuyển đến kho ảnhĐại hội thiếu niên tiền phong toàn Liên Xô lần thứ III. Thiếu nhi nước ngoài. Trại hè thiếu nhi toàn Liên Xô mang tên Lenin "Artek", năm 1967
Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh: Góp phần vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2021
Đại hội thiếu niên tiền phong toàn Liên Xô lần thứ III. Thiếu nhi nước ngoài. Trại hè thiếu nhi toàn Liên Xô mang tên Lenin "Artek", năm 1967

Ngày 15/5/1941, Đội Nhi đồng Cứu quốc ra đời tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, đã được Mặt trận Việt Minh coi là một thành viên. Đội hoạt động theo Điều lệ của Mặt trận Việt Minh với nhiệm vụ: Dự bị giúp đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Ngày này mãi là trang sử sáng chói của lịch sử Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Ngày ấy, gần hang Pắc Bó xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ, có 5 thiếu niên là Nông Văn Dền, Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nạ, Lý Thị Xậu được các anh cán bộ cách mạng giác ngộ, tập hợp để lập ra Đội Nhi đồng Cứu quốc theo quyết định của Đảng. Cả 5 đội viên được kết nạp đã làm lễ tuyên thệ trung thành với Đảng, tuyệt đối giữ bí mật dù có phải hy sinh tính mạng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ kỷ niệm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tương lai, vận mệnh của Việt Nam

Từ đó, các Đội Thiếu nhi Cứu quốc được thành lập ở mọi nơi để tập hợp lực lượng tham gia cách mạng, góp phần đi đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Các đội thiếu nhi đều tích cực tham gia hoạt động cách mạng với cha anh và các hoạt động xã hội như: dạy bình dân học vụ, cổ động, tham gia sản xuất, tiết kiệm hoặc bảo vệ mọi trật tự trị an, giúp đỡ bộ đội, tự vệ.

Vì miền Nam ruột thịt

Hòa bình chưa được bao lâu, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam một lần nữa. Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp. Các Đội Thiếu nhi Cứu quốc đã làm theo lời Bác tham gia kháng chiến.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và sự phụ trách của Đoàn, tổ chức Đội đã tập hợp các em thiếu nhi tham gia tích cực vào các phong trào chống giặc đói, giặc dốt, chống giặc ngoại xâm, lập các công trạng xuất sắc. Nhiều anh hùng liệt sĩ thiếu niên như: Lê Văn Tám (Sài Gòn), Dương Văn Nội (Hà Nội), Vừ A Dính (Lai Châu), Phạm Ngọc Đa (Kiến An), Nguyễn Văn Thu (Quảng Ninh)..., đã trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ sau.

Nguyễn Tấn Dũng tại buổi lễ kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2015
Thủ tướng Việt Nam công kích Hoa Kỳ trong diễn văn kỷ niệm 40 năm kết thúc kháng chiến chống Mỹ

Năm 1954, hòa bình lập lại, nhưng Việt nam bị chia cắt làm 2 miền. Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt đất nước và phá hoại Hiệp định Geneva. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam vừa đấu tranh thống nhất Tổ quốc, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Trong thời gian này, tổ chức Đội phát triển mạnh đến các thôn xóm, bản làng và trường học. Các phong trào của Đội như “Vì miền Nam ruột thịt”, “Đi thăm miền Nam” ngày càng nở rộ.

Ngày 15/5/1961, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội, Bác Hồ đã căn dặn các cháu thiếu niên nhi đồng 5 điều: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Từ đó đến nay, 5 điều Bác Hồ dạy đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.

Chuyên cơ của Bộ tình huống khẩn cấp đưa thiếu niên bị bệnh nặng từ Việt Nam đến Matxcơva - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2016
Chuyên cơ của Bộ tình huống khẩn cấp đưa thiếu niên bị bệnh nặng từ Việt Nam đến Matxcơva

Tháng 12/1961, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong ở miền Nam được thành lập. Với tinh thần “Tuổi nhỏ chí lớn chống Mỹ cứu nước”, thiếu niên nhi đồng miền Nam đã gan dạ, anh hùng, không sợ hy sinh, đứng lên cùng cha anh đánh giặc. Thiếu nhi cả 2 miền lập nên những chiến công xuất sắc trong cuôc kháng chiến.

Ngày 30/1/1970, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thể theo nguyện vọng của thanh niên, đoàn viên, đội viên, thiếu nhi cả nước, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết trao cho Đoàn và Đội được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, Đội được mang tên: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Mong muốn được đóng góp cho đất nước

Ngày nay, Đội viên thiếu niên tiền phong và thiếu nhi Việt Nam không ngừng tu dưỡng và rèn luyện, tích cực xây dựng tổ chức Đội, góp sức nhỏ bẻ của mình vào sự nghiệp cách mạng chung. Các phong trào và hoạt động của Đội luôn gắn liền với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Năm điều Bác Hồ dạy được các em nằm lòng. Các phong trào thi đua học tập, rèn luyện đạo đức và trách nhiệm xã hội được phát động rộng rãi trong trường học với sự hưởng ứng nhiệt liệt của các em học sinh. Có thể kể đến các phong trào “Kế hoạch nhỏ”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Thiếu nhi nghèo vượt khó”, “Nghìn việc tốt”, “Giúp bạn đến trường”...

© Ảnh : Trần Ngọc ThanhĐội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh Trần Ngọc Thanh
Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh: Góp phần vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2021
Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh Trần Ngọc Thanh

Chia sẻ với Sputnik, Đội viên trẻ Trần Ngọc Thanh, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Thành công A (Hà Nội), cho biết:

“Em cảm thấy rất vinh dự khi trở thành Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Em luôn tự nhủ sẽ cố gắng học tập, rèn luyện tốt theo lời Bác Hồ kính yêu căn dặn, nghe lời thầy cô, giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Em mong muốn lớn lên trở thành một công dân có ích, đóng góp cho xã hội, đất nước”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала