Tại sao chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm?

© AP Photo / Arek RatajXếp hàng tại một cửa hàng ở Vũ Hán
Xếp hàng tại một cửa hàng ở Vũ Hán - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2021
Đăng ký
Doanh số bán lẻ ở Trung Quốc đã giảm. Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, doanh số bán lẻ Trung Quốc tăng 17,7% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước. Nó thấp hơn rất nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích.

Vào cuối năm khủng hoảng 2020, Trung Quốc là quốc gia G20 duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương: GDP của Trung Quốc tăng 2,3%. Mặc dù Trung Quốc là nước đầu tiên phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề của đại dịch COVID-19, do đó trong quý đầu năm 2020 tất cả các chỉ số kinh tế đã giảm mạnh, nhưng, trong quý thứ hai, Trung Quốc đã bắt đầu phục hồi kinh tế. Các nhà chức trách CHND Trung Hoa đã có thể nhanh chóng triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Trong suốt nửa cuối năm ngoái, số ca mới ở Trung Quốc chỉ tăng thêm vài chục. Để so sánh, ở Hoa Kỳ, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, tỷ lệ mắc bệnh vẫn lên tới hàng trăm nghìn người. 

Cảng Thượng Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Tại sao các nhà phân tích cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ?

Nhờ các biện pháp hiệu quả phòng chống dịch bệnh, Trung Quốc bắt đầu nhanh chóng phục hồi hoạt động kinh tế. Trong quý 2 năm ngoái, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lại lên mức hơn 50 điểm và tiếp tục tăng hàng tháng. Đầu tư vào tài sản cố định đã tăng lên. Trung Quốc tích cực tăng cường xuất khẩu: đến cuối năm 2020, trị giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tăng 3,6% đạt 2,6 nghìn tỷ USD. Các ngành công nghiệp, xuất khẩu và đầu tư tiếp tục cho thấy động lực tăng trưởng ổn định. Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng 32,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê được công bố. Đầu tư vào tài sản cố định tăng 19,9%. Sản lượng công nghiệp tăng 9,8%. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị đã giảm từ mức 5,3% trong tháng 3 xuống còn 5,1% trong tháng 4. 

© AP Photo / Andy WongĐàn ông đi ngang qua cửa sổ cửa hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tại sao chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm? - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2021
Đàn ông đi ngang qua cửa sổ cửa hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trung Quốc phải vật lộn để nâng mức tiêu thụ 

Tuy nhiên, mức tiêu thụ (mà chính quyền Trung Quốc đặt hy vọng vào tiêu dùng sẽ là động lực thúc đẩy sự phục hồi kinh tế) vẫn đang bị tụt hậu. Mặc dù các số liệu tăng trưởng có vẻ là đáng kể nhờ hiệu ứng liên quan đến suy thoái kinh tế của năm trước (low-base year effect), nhưng tốc độ phục hồi đang tiếp tục chậm lại hàng tháng. Doanh số bán lẻ chỉ tăng 17,7% trong tháng Tư, chỉ bằng một nửa con số của tháng Ba - 34,2%. Doanh thu dịch vụ ăn uống tăng 46,4% trong tháng Tư. Con số này có vẻ rất ấn tượng, nhưng, trong tháng Ba, mức tăng trưởng là 91,6%. Trong bốn tháng đầu năm nay, doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Trung Quốc tăng chậm hơn đáng kể: 23,1% trong bốn tháng đầu năm nay so với 25,8% trong quý đầu tiên. Du khách Trung Quốc đã chi 113,23 tỷ nhân dân tệ cho các chuyến đi du lịch trong tuần lễ từ ngày 1/5 đến ngày 5/5, ít hơn 4 tỷ nhân dân tệ so với cùng kỳ trong năm 2019 trước đại dịch. 

Công nhân tại nhà máy sản xuất động cơ siêu thanh của Trung Quốc ở Hoài Bắc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2021
Liệu Trung Quốc có thể nêu tấm gương về việc chuyển đổi số thành công để tăng trưởng kinh tế?

Các nhà chức trách Trung Quốc nhận thấy rất rõ những khó khăn liên quan đến việc phục hồi sau khủng hoảng. Báo cáo hàng quý của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc về chính sách tiền tệ cho biết, nền tảng cho sự tăng trưởng vẫn chưa vững chắc và mức tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Chuyên gia Huang Weiping, giáo sư tại Viện Kinh tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận xét rằng, tiêu dùng sẽ dần phục hồi, và điều này không gây ra mối đe dọa lớn cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Điều quan trọng là ngay bây giờ Trung Quốc cần phải tập trung vào việc thay đổi cơ cấu. Chuyên gia giải thích, ngay cả nếu quá trình tăng trưởng chậm lại, về lâu dài, Trung Quốc vẫn có thể thực hiện bước tiến nhảy vọt về chất và đảm bảo sự phát triển tiến bộ.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế quốc tế không ổn định và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các động lực bên ngoài. Tất nhiên, trong điều kiện này các cơ sở kinh tế và chủ yếu là người dân có cảm giác “không ổn định”. Xét cho cùng, nếu triển vọng tăng trưởng chưa rõ ràng, mọi người có xu hướng chi tiêu ít hơn, để dành tiền cho những ngày mưa gió, khó khăn trong tương lai. Theo nghiên cứu của công ty McKinsey & Co, từ 20% đến 30% người dân Trung Quốc sẽ thận trọng hơn nhiều trong chi tiêu sau đại dịch. Tức là, yếu tố chính kìm hãm tăng trưởng tiêu dùng nội địa không phải là tình hình kinh tế thực tế mà là những lo lắng về tương lai. 

© AP Photo / Andy WongTrước cửa một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh
Tại sao chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm? - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2021
Trước cửa một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh

Mặt khác, việc tập trung quá mức vào một động lực tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến sự mất cân bằng. Ví dụ, trong năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã đổ tiền vào các dự án cơ sở hạ tầng không có lãi và thị trường bất động sản. Hiện nay, các nhà chức trách Trung Quốc chú ý đến sự phát triển cân bằng. Đó là lý do tại sao kế hoạch 5 năm mới có cách tiếp cận cân bằng hơn về tăng trưởng và phát triển, chú ý đến môi trường và chất lượng sống. Ví dụ, tỷ lệ dân số thường trú tại các thành phố sẽ tăng lên 65%. Theo kế hoạch 5 năm mới, tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá 5,5%. Để thực hiện nhiệm vụ này Trung Quốc lên kế hoạch tạo ra thêm 11 triệu việc làm. Để đảm bảo mức sống của người dân phát triển ổn định, chỉ số giá tiêu dùng sẽ ở mức khoảng 3%. Kế hoạch cũng rất chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. 

Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Liệu dòng vốn nước ngoài có cứu được khủng hoảng ở Trung Quốc?

Tầm quan trọng của kế hoạch trong 5 năm tới

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của kế hoạch 5 năm mới là duy trì sự ổn định tài chính và chống lại rủi ro tài chính. Đó là lý do tại sao năm nay mức thâm hụt ngân sách đã được giảm bớt, hạn ngạch trái phiếu chuyên dùng được cắt giảm để vượt qua khủng hoảng. Ở giai đoạn đầu, tất cả những biện pháp này có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, cuối cùng, điều này sẽ làm cho Trung Quốc ít phụ thuộc hơn vào các yếu tố bên ngoài, và nhờ đó tăng tính ổn định, làm cho sự phát triển của Trung Quốc dễ dự đoán hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала