Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc gọi Mỹ là "nguồn gốc chính gây ra rủi ro" ở Biển Đông

© AFP 2023 / FREDERIC J. BROWNTàu khu trục Mỹ USS Curtis Wilbur
Tàu khu trục Mỹ USS Curtis Wilbur - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Đăng ký
Việc tàu khu trục Mỹ Curtis Wilbur đi vào khu vực quần đảo Tây Sa* đang tranh chấp mà không được phép, một lần nữa cho thấy rằng Washington "chính là kẻ thực sự gây rủi ro cho an ninh ở biển Nam Trung Hoa**”. Đây là tuyên bố của ông Điền Quân Lý (Tian Junli), người phát ngôn Bộ Tư lệnh Quân khu miền nam củaquân đội Trung Quốc (PLA).

"Vi phạm chủ quyền của Trung Quốc một cách trắng trợn"

Theo tuyên bố, tàu khu trục tên lửa Curtis Wilbur của Mỹ ngày 20/5 đã “xâm phạm trái phép vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa* của Trung Quốc mà không được phép của chính phủ CHND Trung Hoa”. Lực lượng không quân PLA đã bay kèm và phát tín hiệu cảnh báo đối với tàu Mỹ. Trước đó một ngày, quân đội Trung Quốc đã lên tiếng phản đối sau khi tàu Curtis Wilbur đi qua eo biển Đài Loan.

Tàu khu trục Mỹ USS Curtis Wilbur - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Trung Quốc phản đối việc tàu khu trục Mỹ tiếp tục đi qua eo biển Đài Loan
"Hành động của Hoa Kỳ vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp và quan hệ quốc tế, tăng độ rủi ro cho an ninh trong khu vực, có thể dẫn đến hiểu lầm và sự cố trên biển, đó là những hành động thiếu tính chuyên nghiệp và vô trách nhiệm, hoàn toàn chứng minh rằng Hoa Kỳ chính là đối tượng thực sự gây rủi ro cho an ninh ở Biển Nam Trung Hoa**", - tuyên bố có đoạn viết.

Quân đội Trung Quốc nhấn mạnh rằng quần đảo “Tây Sa* - là lãnh thổ của Trung Quốc”, và hành động của quân đội Mỹ là "sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc một cách trắng trợn, phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa**".

"Chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ", tuyên bố cho biết, đồng thời nói thêm rằng quân đội PLA luôn trong tình trạng cảnh giác và bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, hòa bình và ổn định của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa.

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2021
Tại sao không cần phải khuấy động căng thẳng trên Biển Đông?

Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn. 

Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.

* Việt Nam gọi là quần đảo Hoàng Sa

** Việt Nam gọi là Biển Đông

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала