Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc và Philippines tham vấn về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông

© AP Photo / Andy WongNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian). - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Bắc Kinh và Manila sẽ tổ chức vòng đàm phán song phương thứ sáu về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông vào ngày 21 tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm.

Tham vấn về Biển Đông

“Theo thỏa thuận của hai bên, cuộc họp thứ sáu sẽ được tổ chức vào ngày mai qua hội nghị video trong khuôn khổ cơ chế tham vấn song phương về vấn đề Biển Đông”, - ông nói

Theo Zhao Lijian, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Triệu Lập Kiênvà Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Elizabeth Buensuseso sẽ chủ trì cuộc họp với đại diện các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Tài nguyên, Nông nghiệp, Môi trường và các cơ quan ban ngành khác của hai nước. "Tôi hy vọng cuộc họp này sẽ mang lại kết quả tích cực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa nói thêm.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Tổng thống Philippines dạy cho chính phủ về chủ nghĩa thực dụng với Trung Quốc

Ông cũng nhắc lại vào năm 2017, Trung Quốc và Philippines đã thiết lập cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông để thảo luận về các biện pháp xây dựng lòng tin, cũng như đảm bảo an ninh và phát triển hợp tác trên biển.

Tàu thuyền Trung Quốc trên vùng biển Trường Sa

Vào tháng 3, Philippines đã phản đối Trung Quốc sau khi phát hiện khoảng 200 tàu cá Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa (Nam Sa), nằm ở phía đông của quốc đảo này. Ngày 12 tháng Năm, Cơ quan Tuần tra Philippines thông báo về sự hiện diện của 287 tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế mà Manila đã tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc thì coi  những vùng biển này là ngư trường truyền thống và nơi tránh trú bão của ngư dân Trung Quốc.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2021
Tại sao không cần phải khuấy động căng thẳng trên Biển Đông?

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn. Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала