Tự do hàng hải kiểu Mỹ đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của các nước châu Á

© REUTERS / U.S. NavyUSS Curtis Wilbur
USS Curtis Wilbur  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Đăng ký
Tàu khu trục Curtis Wilbur của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan trong tuần này và tiệm cận nhóm đảo Hoàng Sa. Tại sao tàu Mỹ thực hiện hải trình như vậy?, - chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nêu câu hỏi.

Tự do kiểu Mỹ

Tàu Mỹ đã thực hiện chuyến đi biển xa này trong khuôn khổ «hoạt động đảm bảo tự do hàng hải». Từ bao lâu nay Washington cho rằng tất cả vùng biển cách bờ 12 hải lý đều là hải phận quốc tế và tại đó bất cứ tàu bè nào cũng có thể di chuyển tự do. Và những hoạt động như thế này diễn ra thường xuyên ở Biển Đông, trong năm ngoái có 10 cuộc, còn từ đầu năm đến nay đã thực hiện ba lần.

Tàu khu trục Mỹ USS Curtis Wilbur - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Trung Quốc gọi Mỹ là "nguồn gốc chính gây ra rủi ro" ở Biển Đông

Nhưng lần này, các nhà quân sự Mỹ đưa ra tuyên bố chính thức:

«Tham vọng hàng hải bất hợp pháp và quy mô lớn ở Biển Đông gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do trong vùng biển, bao gồm tự do lưu thông hàng hải và các chuyến bay, tự do thương mại và giao dịch kinh doanh không bị cản trở».

Trong khi đó, loạt các nước mà Washington cho là có tham vọng chủ quyền bất hợp pháp và liệt kê trong tuyên bố lên án này, thì không chỉ riêng Trung Quốc, mà còn có cả Việt Nam và Đài Loan.

Phản ứng thận trọng của Trung Quốc

Như lệ thường, Bắc Kinh bày tỏ sự bất mãn của mình trước hành động của thuỷ thủ Hải quân Mỹ. Đại diện hải quân Trung Quốc tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã vi phạm chủ quyền của CHND Trung Hoa trên biển, làm tổn hại đến hòa bình và ổn định ở biển Hoa Nam (Biển Đông). Trung Quốc cũng phái tàu chiến đón đầu tầu Mỹ. Nhưng mọi sự diễn ra không có tiếng súng.

Hoa Xuân Oánh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Lập trường của Mỹ về Biển Đông mâu thuẫn với tiến trình giải quyết vấn đề một cách thành công

Lập trường của chính quyền CHND Trung Hoa vẫn có vẻ cứng rắn như trước, nhưng dường như không dự trù phương pháp giải quyết tranh chấp bằng vũ lực. Tất nhiên, Bắc Kinh không vui mừng gì khi Washington ủng hộ tâm thế ly khai ở Đài Loan và cố gắng thống lĩnh khu vực. Nhưng người Trung Quốc cũng không muốn đánh nhau với nước Mỹ.

Ở Biển Đông, người Mỹ đang chơi trò chơi của họ. Mục tiêu chính của họ là duy trì vị thế thống lĩnh trên thế giới và trong khu vực, mà để được như vậy cần kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh, vốn đang ngày càng lớn mạnh với nền kinh tế và tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc đều trỗi dậy. Nhưng mặt khác Bắc Kinh cũng không muốn giải quyết dứt điểm vấn đề chủ quyền sở hữu Hoàng Sa và Trường Sa, bởi giữ cho tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Nam (Biển Đông) không bùng phát gay gắt thì họ có lợi. Lịch sử quan hệ quốc tế chứng tỏ rằng Washington thường sử dụng bối cảnh bất ổn để củng cố thế lực và ảnh hưởng của mình, không khác gì câu ngạn ngữ Việt Nam «Đục nước béo cò».

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала