Việt Nam lần đầu tiên có dự án điện gió ngoài khơi lên tới 3.500MW hợp tác với Đan Mạch

© Ảnh : Công Thử - TTXVNTrang trại điện gió Trung Nam được khánh thành tại huyện Thuận Bắc.
Trang trại điện gió Trung Nam được khánh thành tại huyện Thuận Bắc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Đăng ký
Việt Nam sắp có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên với quy mô lên tới 3.500 MW. Theo đó, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, tỉnh Bình Thuận với sự hỗ trợ của Đan Mạch, được kỳ vọng giúp chuyển đổi ngành năng lượng sang hướng xanh và bền vững.

Mục tiêu của Việt Nam vào năm 2030 là giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực trong nước hoặc lên đến 27% nếu có sự hỗ trợ từ các mối quan hệ quốc tế. Chính quyền Hà Nội đang đi đúng hướng trong vấn đề năng lượng xanh, đảm bảo yếu tố phát triển bền vững.

Việt Nam sắp có dự án điện gió quy mô 3,5GW ngoài khơi La Gàn, Bình Thuận

Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất 3.5 GW hợp tác cùng Đan Mạch tại tỉnh Bình Thuận nhắm tới việc xây dựng một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên và sẽ góp phần phát triển nền năng lượng gió ở Việt Nam.

Rosatom  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2021
Nga sẵn sàng xuất khẩu công nghệ sử dụng năng lượng gió sang Việt Nam

Ngày 20/5, Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn, đơn vị phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất 3.500 MW (3,5GW) thuộc sở hữu của Copenhagen Infrastructure Partners, cùng Asiapetro và Novasia đã ký kết hai hợp đồng với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên - Môi trường Biển Khu vực phía Bắc (CPIM) thuộc Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam.

“Hai hợp đồng này bao gồm Hợp đồng Nghiên cứu địa chất La Gàn và Hợp đồng Khảo sát Địa vật lý La Gàn, được ký kết giữa Công ty Cổ phần Phát triển Điện gió La Gàn và Cơ quan Chính phủ Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên - Môi trường biển Khu vực phía Bắc (CPIM) với sự phối hợp chặt chẽ của Cơ quan chính phủ Đan Mạch, Cục Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS)”, thông tin từ Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt xác nhận ngày 20/5.

Theo đó, các thỏa thuận Khảo sát Địa vật lý La Gàn và Hợp đồng Nghiên cứu Địa chất La Gàn sẽ bao gồm các cuộc khảo sát và nghiên cứu địa chất lớn trị giá nhiều triệu USD.

Đại sứ quán Đan Mạch cho hay, khảo sát và nghiên cứu địa vật lý là những công việc then chốt giúp cho các dự án điện gió ngoài khơi nắm được hiện trạng đáy biển và xúc tiến các hoạt động các mô hình mặt đất và thiết kế nền móng.

“Xin được chúc mừng tất cả các đối tác đã tham gia và chúng tôi hy vọng dự án La Gàn sẽ đạt được những tiến độ mới”, cơ quan ngoại giao Đan Mạch tại Việt Nam nêu rõ.

Đan Mạch ủng hộ năng lượng xanh ở Việt Nam

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Kim H. Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết với việc ký kết các hợp đồng khảo sát này, dự án Điện gió Ngoài khơi La Gàn đã thể hiện sự cam kết, thái độ nghiêm túc và sự sẵn sàng đầu tư lớn cả về mặt tài chính và kỹ thuật để có thể xúc tiến dự án ngay khi nhận được giấy phép từ chính phủ.

“Chúng tôi mong Dự án La Gàn có thể được đưa vào Quy hoạch điện 8 càng sớm càng tốt, không chỉ giúp tạo động lực khởi đầu tốt cho cả ngành năng lượng mà còn góp phần hiện thực hóa tầm nhìn của chính phủ về phát triển ngành năng lượng theo hướng xanh và bền vững”, Đại sứ Kim H. Christensen nhấn mạnh.

Theo hợp đồng Khảo sát Địa vật lý La Gàn, các đơn vị của Việt Nam và Đan Mạch sẽ phối hợp chặt chẽ để thu thập dữ liệu thủy văn cùng các mẫu trầm tích đáy biển để xác định độ sâu, đặc điểm đáy biển và địa chất tầng đáy.

Trong khi đó, với hợp đồng Nghiên cứu Địa chất La Gàn, các đơn vị của Việt Nam và Đan Mạch cũng sẽ tiến hành đánh giá điều kiện địa chất, sinh vật biển và sử dụng tài nguyên biển để có các thông tin đầu vào thiết yếu cho quá trình phát triển trang trại điện gió ngoài khơi.

cánh đồng năng lượng gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2016
Việt Nam sẽ xây ba cánh đồng năng lượng gió

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, là một trong những quốc gia từ rất lâu nay đã luôn đồng hành, ủng hộ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi ngành năng lượng sang hướng xanh và bền vững, Đan Mạch mong muốn Quy hoạch Phát triển Điện lực quốc gia 8 sớm được phê duyệt vì Quy hoạch này sẽ tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của ngành năng lượng Việt Nam, bao gồm việc huy động các nguồn lực kinh tế và tài chính xã hội cần thiết, cả trong nước và quốc tế.

Trước đó, vào tháng 2/2021, Công ty Cổ phần Phát triển dự án điện gió La Gan đã ký 4 biên bản ghi nhớ (MOU) về cung cấp nền móng và các dịch vụ bến cảng.

Với việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, sử dụng công nghệ điện gió tiên tiến nhất, mục tiêu của dự án điện gió ngoài khơi La Gàn là đảm bảo nhu cầu năng lượng dài hạn của Việt Nam và hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Thuận một cách bền vững.

Một nghiên cứu tác động kinh tế do các chuyên gia quốc tế thuộc BVG Associates (đơn vị tư vấn của Ngân hàng Thế giới) thực hiện cho thấy, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn khi hoàn thành và đi vào hoạt động hết công suất sẽ cung cấp điện cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt Nam mỗi năm và giúp giảm phát thải 130 triệu khí thải CO2 trong suốt vòng đời dự án.

Việt Nam nên có chính sách cụ thể phát triển điện gió ngoài khơi

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có tiềm năng đặc biệt lớn để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và có cơ hội bứt phá khỏi sự phụ thuộc vào than đá và nhập khẩu khí đốt.

Cánh đồng pin” năng lượng mặt trời dưới chân Núi Cấm của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai-An Giang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2021
Hết thời EVN độc quyền, Việt Nam thí điểm mua bán điện mặt trời, điện gió

Đặc biệt, bằng việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể đạt được một cơ cấu nguồn năng lượng vừa giúp giảm ô nhiễm không khí, nước và đất nông nghiệp và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tiềm năng tài nguyên gió ngoài khơi cố định và gió ngoài khơi nổi với công suất khoảng 475 GW. Ngoài ra, theo bản lộ trình phát triển gió ngoài khơi ở Việt Nam vào năm 2020, cơ quan Năng lượng Đan Mạch đã công bố công suất tiềm năng từ điện gió ngoài khơi tại Việt Nam đạt khoảng 160 GW, không bao gồm các khu vực thuộc lợi ích quốc gia hoặc quân sự.

Tuy nhiên, tính đến nay, chưa có dự án điện gió ngoài khơi công suất lớn nào được chính thức vận hành tại Việt Nam.

Theo thông tin từ báo cáo “The Time to Act is Now” của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), mặc dù Việt Nam đang thực hiện lắp đặt khoảng 530 MW cho các dự án điện gió gần bờ vào năm 2021, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với tiềm năng tài nguyên thực tế và chưa thể hiện được tiềm năng thực sự của điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

Hiện tại hàng loạt gigawatt (GW) từ các dự án điện gió ngoài khơi đang được phát triển, tuy nhiên, tiến độ còn chậm do thiếu khung pháp lý.

Nghị quyết số 55 - NQTW được ban hành vào tháng 2/2020 chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

Điện gió ngoài khơi cũng góp phần hỗ trợ đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contributions - NDCs) của Việt Nam theo Thỏa thuận Paris trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) mà theo đó, Việt Nam cam kết thực hiện các chính sách về biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Dominic Raab. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2020
Anh nói coi trọng Việt Nam, muốn đầu tư dự án điện gió khổng lồ ở Bình Thuận

Mục tiêu của Việt Nam vào năm 2030 là giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực trong nước hoặc lên đến 27% nếu có sự hỗ trợ từ các mối quan hệ quốc tế.

“Vì vậy, việc có một khung pháp lý rõ ràng cho các dự án điện gió ngoài khơi là rất cần thiết và cấp bách, để đảm bảo rằng Việt Nam có thể triển khai dự án điện gió trên quy mô lớn, trở thành nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch”, Bộ Công Thương cho biết.

Điện gió ngoài khơi tạo ra một lượng lớn năng lượng không có carbon với năng suất cao. Do đó, nó cung cấp nguồn năng lượng tái tạo đáng tin cậy nhất để đáp ứng các thách thức về nhu cầu và nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn, đồng thời hướng tới các mục tiêu loại bỏ cacbon trong dài hạn.

Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện biện pháp nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và ngăn tình trạng thiếu điện trong tương lai, điện gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng có thể cung cấp giải pháp cho vấn đề này cả về quy mô và độ tin cậy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала