Liên minh châu Âu cảnh báo chính quyền Myanmar về việc giải tán đảng giành chiến thắng trong bầu cử

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhEU
EU - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Liên minh châu Âu cảnh báo chính quyền Myanmar không nên giải tán đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) chiến thắng trong bầu cử, động thái như vậy có nghĩa là nhà chức trách quân sự phớt lờ ý chí của nhân dân trong nước, như quan chức đại diện cơ quan đối ngoại của EU tuyên bố hôm Chủ nhật.

Quyết định trái pháp luật của chính quyền quân quản Myanmar

«EU khẳng định rằng cuộc bầu cử tháng 11 phản ánh đầy đủ ý chí của nhân dân Myanmar. Các quan sát viên độc lập địa phương và quốc tế đều xác nhận điều đó. Quyết định trái phép của phái quân sự hoặc các thành viên được bổ nhiệm một cách bất hợp pháp vào Uỷ ban bầu cử không thể bác bỏ thực tế này», - phát ngôn viên châu Âu cho biết trong tuyên bố bằng văn bản.

Trước đó, có thông báo rằng Ủy ban Bầu cử Quốc gia Myanmar dự kiến giải tán Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do  cựu cố vấn Nhà nước (trên thực tế là Thủ tướng) Aung San Suu Kyi từng đoạt giải Nobel đứng đầu, với cáo buộc dường như NLD đã gian lận phiếu cử tri trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm 2020.

Quang cảnh loa và biển báo trong cuộc biểu tình không có người biểu tình ở Nyaungdon, Ayeyarwady, Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2021
Những người phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar chuyển sang chiến thuật tổ chức biểu tình mới

Việc thành lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ được thành lập ở Myanmar với tư cách là hiệp hội công khai vào năm 1988 trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự. NLD nhanh chóng trở thành một trong những lực lượng chính trị quan trọng nhất của đất nước, nhưng sau khi phong trào biểu tình bị trấn áp và khôi phục chế độ quân quản vào năm 1988-1990, đảng này buộc phải hoạt động thoạt đầu như một hình thái xã hội (cho đến trước cuộc bầu cử năm 1990 không được chính quyền quân sự công nhận), rồi tiếp đó là phe đối lập không chính thức, sau đó NLD bị cấm và chuyển sang hoạt động bí mật trong vài năm.

Phái quân sự Myanmar cáo buộc NLD về gian lận kết quả phiếu bầu ngay sau khi bầu cử kết thúc vào tháng 11 năm 2020.

Đảo chính quân sự ở Myanmar

Phái quân sự Myanmar lật đổ Chính phủ dân sự và nắm quyền ở nước này vào ngày 1 tháng 2, bắt giữ các lãnh đạo dân sự, kể cả Tổng thống Myanmar Win Myint và Cố vấn Nhà nước (trên thực tế là Thủ tướng) Aung San Suu Kyi. Phái quân sự cho rằng họ hành động như vậy bởi kết quả tổng tuyển cử năm 2020 đã bị làm sai lệch mà các cơ quan dân sự không muốn điều tra xác minh.

Sau khi lên nắm quyền và ban hành tình trạng khẩn cấp với sự trợ giúp của cơ chế Hiến pháp, các nhà lãnh đạo chính quyền quân quản hứa sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới sau một năm để chuyển giao quyền lực cho bên thắng cử. Những cuộc biểu tình đông đảo chống lại chính quyền quân sự đang diễn ra hàng ngày tại nhiều thành phố của Myanmar. Hơn 70% công chức, kể cả các nhân viên y tế, đã tham gia vào chiến dịch dân chúng bất tuân chính quyền và bỏ việc.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала